Trường Đại học Cần Thơ | |
---|---|
Can Tho University | |
Địa chỉ | |
Khu II, đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều , , | |
Thông tin | |
Tên cũ | Viện Đại học Cần Thơ[1] |
Loại | Đại học đa ngành hệ công lập |
Khẩu hiệu | Đồng thuận - Tận tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo |
Thành lập | 31 tháng 3 năm 1966 |
Hội đồng trường | GS.TS. Nguyễn Thanh Phương (Chủ tịch) |
Hiệu trưởng | PGS.TS. Trần Trung Tính[4] |
Giảng viên | 1.130 người |
Khuôn viên | đô thị |
Kinh phí | 883,6 tỷ đồng (2020)[2] 1216,7 tỷ đồng (2021)[3] |
Website | ctu |
Thông tin khác | |
Viết tắt | CTU |
Thành viên của | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Thành viên | AUN |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng | PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung GS.TS. Trần Ngọc Hải |
Thống kê | |
Sinh viên đại học | 43.850 người |
Sinh viên sau đại học | 2.553 người |
Nghiên cứu sinh | 376 người |
Xếp hạng | |
uniRank(2018) | 5[5] |
uniRank(2022) | 4[6] |
Xếp hạng châu Á | |
QS(2018) | Nhóm 350 trường hàng đầu châu Á[7] |
QS(2022) | Nhóm 400 trường hàng đầu châu Á[8] |
Xếp hạng thế giới | |
QS(2020) | Nhóm 300 trường đứng đầu thế giới về đào tạo nông - lâm - ngư nghiệp[9] |
QS(2022) | Nhóm 400 trường đứng đầu thế giới về đào tạo nông - lâm - ngư nghiệp[9] |
Trường Đại học Cần Thơ (tiếng Anh: Can Tho University – CTU) là một trường đại học đa ngành lớn có vị thế trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, được Chính phủ xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia của cả nước.[10][11][12] Trường là một trong ba trường đại học tại Việt Nam đạt chuẩn đào tạo quốc tế của Hệ thống đại học ASEAN. Ngoài đào tạo, trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý của Việt Nam.
Tiền thân của Trường Đại học Cần Thơ là Viện Đại học Cần Thơ được thành lập từ năm 1966. Theo quá trình phát triển đến nay, tính đến năm 2022 trường đã có 115 chương trình đào tạo bậc đại học chính quy trải dài từ hệ đại trà đến hệ chất lượng cao và 48 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 20 chương trình tiến sĩ. Số lượng người hiện theo học ở các bậc là 50.903 người tại các cơ sở đào tạo (bao gồm cơ sở Hòa An và Sóc Trăng).
Hiện nay Trường Đại học Cần Thơ đang có đề xuất và xin hỗ trợ về thủ tục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để nâng cấp lên thành đại học vùng thứ tư của Việt Nam.[13]
Trường có 6 trường đào tạo, 10 khoa, 3 viện nghiên cứu và 1 trường phổ thông (trường Trung học phổ thông Thực hành sư phạm). Ngoài ra còn một số trung tâm và phòng ban chức năng khác phục vụ việc quản lý và đào tạo.
Tại khu II Đại học Cần Thơ, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ (cơ sở đào tạo chính):
Tại khu I Đại học Cần Thơ, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ:
Tại khu III Đại học Cần Thơ, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ:
Tại khu Hòa An Đại học Cần Thơ, Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang:
Các chương trình đào tạo đạt chuẩn, chương trình tiên tiến - chất lượng cao | ||||
---|---|---|---|---|
TT | Tên chương trình đào tạo | Mã ngành | Đơn vị quản lý ngành | Đạt chuẩn đào tạo |
Chương trình tiên tiến | ||||
1 | Công nghệ sinh học (liên kết với Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ) | 7420201T | Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm | AUN-QA |
2 | Nuôi trồng thủy sản (liên kết với Đại học Auburn, Alabama, Hoa Kỳ) | 7620301T | Trường Thủy sản | AUN-QA |
Chương trình chất lượng cao | ||||
1 | Công nghệ kỹ thuật hóa học | 7510401C | Trường Bách khoa | |
2 | Kỹ thuật xây dựng | 7580201C | ||
3 | Kỹ thuật điện | 7520201C | ||
4 | Công nghệ thông tin | 7480201C | Trường Công nghệ Thông tin & Truyền thông | |
5 | Kỹ thuật phần mềm | 7480103C | ||
6 | Công nghệ thực phẩm | 7540101C | Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm | |
7 | Tài chính-Ngân hàng | 7340201C | Trường Kinh tế | |
8 | Kinh doanh quốc tế | 7340120C | ||
9 | Quản trị kinh doanh | 7340101C | ||
10 | Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | 7810103C | ||
11 | Ngôn ngữ Anh | 7220201C | Khoa Ngoại ngữ | |
Chương trình đại trà đạt chuẩn AUN-QA | ||||
1 | Kinh tế nông nghiệp | 7620115 | Trường Kinh tế | AUN-QA |
2 | Kinh doanh quốc tế | 7340120 | AUN-QA | |
3 | Công nghệ thông tin | 7480201 | Trường Công nghệ Thông tin & Truyền thông | AUN-QA |
4 | Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu | 7480102 | AUN-QA | |
5 | Kỹ thuật phần mềm | 7480103 | AUN-QA Pre-ABET[15] | |
6 | Kỹ thuật Cơ điện tử | 7520114 | Trường Bách khoa | |
7 | Sư phạm Toán học | 7140209 | Trường Sư phạm | AUN-QA |
8 | Quản lý đất đai | 7850103 | Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên | AUN-QA |
9 | Hóa học | 7440112 | Khoa Khoa học Tự nhiên | AUN-QA |
10 | Khoa học cây trồng | 7620110 | Trường Nông nghiệp | AUN-QA |
11 | Công nghệ thực phẩm | 7540101 | Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm | AUN-QA |
Chương trình đại trà đạt chuẩn chất lượng khác | ||||
1 | Sư phạm Tiếng Anh | 7140231 | Khoa Ngoại ngữ | Chuẩn Bộ GD&ĐT |
2 | Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh (trình độ Thạc sĩ) | 8140111 | Chuẩn Bộ GD&ĐT | |
3 | Kỹ thuật Cơ khí | 7520103 | Trường Bách khoa | Chuẩn Bộ GD&ĐT |
4 | Sư phạm Vật lý | 7140211 | Trường Sư phạm | Chuẩn Bộ GD&ĐT |
5 | Sư phạm Hóa học | 7140212 | Chuẩn Bộ GD&ĐT | |
6 | Sư phạm Sinh học | 7140213 | Chuẩn Bộ GD&ĐT | |
7 | Sư phạm Ngữ văn | 7140217 | Chuẩn Bộ GD&ĐT |
Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2024, trường có 1.902 viên chức và người lao động[16] với 100% cán bộ giảng dạy trình độ từ đại học trở lên.
Đến ngày 30 tháng 9 năm 2024, trường có 690 Thạc sĩ, 629 Tiến sĩ, 164 Phó giáo sư và 20 Giáo sư.[17]
Thông qua khảo sát năm 2019, có 96,3% sinh viên tốt nghiệp có việc làm (khảo sát năm 2019) [2].
Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2024, Đại học Cần Thơ đứng đầu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 7 tại Việt Nam.[18]
Theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2019, Đại học Cần Thơ đứng đầu tại miền Nam và đứng thứ 3 tại Việt Nam.[19]
Còn theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) Đại học Cần Thơ nằm trong nhóm 300 trường đại học/ nhóm trường đại học tốt nhất châu Á.[12]. Trường Đại học Cần Thơ hiện đang dẫn đầu cả nước về đào tạo nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp.[10]
Vào ngày 15 tháng 7 năm 2013, trường đã đạt được chứng nhận kiểm định AUN-QA của tổ chức ASEAN University Network,[20] chứng nhận bằng cấp của trường có giá trị sử dụng tại các nước Đông Nam Á.[21]
Đến năm 2020, trường có 5 chương trình đạt chuẩn AUN-QA[2], đồng thời trường tiến hành chuẩn bị hồ sơ với 8 chương trình khác, dự kiến kiểm định và công nhận trong năm 2021.
Trường Đại học Cần Thơ đã chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường, mở rộng hợp đồng NCKH và chuyển giao tiến độ khoa học và kỹ thuật phục vụ kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và trong cả nước, các chương trình nghiên cứu quốc gia có liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước được thực hiện trên nhiều địa bàn ở ĐBSCL và trong cả nước đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao.
Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhiều đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hằng năm[2]:
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, mã số ISSN: 1859-2333, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 101/GP-BTTTT, ngày 10 tháng 4 năm 2015, cho phép Tạp chí xuất bản 9 kỳ một năm, trong đó có 3 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
Năm 2020, trường có 1.665 công trình nghiên cứu hoặc bài báo khoa học được xuất bản[2] với 721 công bố trên các tạp chí quốc tế (bao gồm ISI: 260, Scopus: hơn 500), 465 công bố trên các tạp chí trong nước, hơn 150 công bố trên các kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế (83 công bố trong nước và 80 công bố quốc tế). Thông qua tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trường đã công bố hơn 300 công trình (bao gồm 288 công trình trên ấn phẩm tiếng Việt và 28 công trình trên ấn phẩm tiếng Anh).
Năm 2020, trường Đại học Cần Thơ thực hiện 14 dự án hợp tác quốc tế với nguồn kinh phí đạt xấp xỉ 9,7 tỷ đồng[2].
Tính đến năm 2024, cơ sở vật chất của trường bao gồm[2] 476 giảng đường, hội trường, phòng học có diện tích 65.672,81m², thư viện (tính cả Trung tâm học liệu) có diện tích 11.871m²., 11 phòng học ngoại ngữ, đa phương tiện, biên dịch với diện tích 650,94m², 183 phòng thí nghiệm, thực hành thí nghiệm, thực hành máy tính, xưởng, trại và bệnh xá thú y với diện tích 76.349,14m², 10.945m² diện tích các phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư và giảng viên cơ hữu. Trường có hơn 60.000m² không gian thể dục thể thao với nhà thể dục thể thao (4.965m²), sân vận động và sân thể dục thể thao (55.879m²). Sinh viên được sinh hoạt nội trú trong các khu ký túc xá của trường với 1.367 phòng có diện tích hơn 75.000m² cùng hệ thống nhà ăn rải rác khắp khuôn viên trường có tổng diện tích hơn 2.300m².
Khuôn viên trường được phân tán tại nhiều địa điểm với cơ sở chính đặt tại khu II, đường 3 tháng 2, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Các cơ sở khác phục vụ cho một hoặc một số chức năng đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh hoặc chuyển giao công nghệ.
STT | Cơ sở | Địa điểm | Diện tích (Đvt: ha) |
Vai trò, chức năng và đặc điểm | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|---|
I | Cơ sở đào tạo và nghiên cứu chính | |||||
1 | Khu I | Đường 30/4, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ | 6.23 | Khu tập thể cán bộ • Khuôn viên đào tạo • Đô thị | [23] | |
2 | Khu II | Đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ | 71.42 | Trụ sở chính • Khuôn viên đào tạo • Đô thị | [23] | |
3 | Khu III | số 1 Lý Tự Trọng, Ninh Kiều, Cần Thơ | 0.55 | Khuôn viên dịch vụ • Đô thị | [23] | |
II | Phân hiệu, cơ sở nghiên cứu khác | |||||
1 | Khu Hòa An | 554 Quốc lộ 61, Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang | 111.29 | Khuôn viên đào tạo • Vệ tinh | dự kiến trở thành phân hiệu ĐHCT tại Hậu Giang | [23] |
2 | Phân hiệu Sóc Trăng | 400 Lê Hồng Phong, phường 3, TP. Sóc Trăng, Sóc Trăng | 2.1 | Khuôn viên đào tạo • Vệ tinh | phân hiệu ĐHCT tại Sóc Trăng | [24][25] |
3 | Khu Măng Đen | Măng Đen, Kon Plông, Kon Tum | 15.97[26] | Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ | [27] | |
4 | Khu Vĩnh Châu | Vĩnh Phước, Vĩnh Châu, Sóc Trăng | 17.14[26] | Trung tâm Đổi mới và Phát triển Nuôi trồng Thủy sản | nâng cấp và mở rộng từ trại Vĩnh Châu | [23] |
5 | Trại Lò Gạch Bùng Binh | Tân Phú, Cái Răng, Cần Thơ | 2.37[28] | Trung tâm Đổi mới và Phát triển Nuôi trồng Thủy sản | còn được gọi là Trại Cái Răng | [23] |
III | Các địa điểm khác | |||||
1 | Khu Nông nghiệp Công nghệ cao | Cờ Đỏ, Cần Thơ | - | - | đang nghiên cứu, không được nhắc đến từ 2021 | [29] |
2 | Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao | Vĩnh Thạnh, Cần Thơ | - | - | đang nghiên cứu, không được nhắc đến từ 2021 | [30] |
3 | Trung tâm Phú Quốc | Phú Quốc, Kiên Giang | 0.48 | Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và phát triển kinh tế biển tại Phú Quốc | đang nghiên cứu, không được nhắc đến từ 2018 | [23] |
4 | Trại Cù Lao Dung | Cù Lao Dung, Sóc Trăng | - | Trung tâm thực nghiệm giống thủy sản | ||
5 | Nhà cộng đồng An Bình | An Bình, TP. Cần Thơ | 0.03[31] | - | không được nhắc đến từ 2018 | [23] |
Tổng cộng | ~230 |
Trong giai đoạn 2020 - 2025, trường Đại học Cần Thơ sẽ tự chủ về tài chính, chuyển trường Đại học Cần Thơ thành Đại học Cần Thơ và thành lập 04 trường và 02 phân hiệu đại học [32][33][34][35][36][37][38] thuộc Đại học Cần Thơ gồm:
“ | Định hướng phát triển Trường Đại học Cần Thơ theo mô hình đại học quốc gia[39] | ” |
— GS.TS Hà Thanh Toàn |
Viện Đại học Cần Thơ được thành lập ngày 31 tháng 3 năm 1966. Trường được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, cựu Trưởng khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến Trúc. Đây là viện đại học thứ năm của Việt Nam Cộng hòa (bốn viện đại học kia là Viện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, và Viện Đại học Vạn Hạnh).[40] Viện Đại học Cần Thơ có bốn phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa và Sư phạm. Sau đó viện đại học này mở thêm phân khoa Canh nông. Ngoài ra, Phân khoa Sư phạm có Trường Trung học Kiểu mẫu.
Năm đầu tiên đó có 985 sinh viên ghi danh học với viện trưởng là Giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Viện đại học có ba khuôn viên: trụ sở chính ở Công trường Hòa Bình trong thành phố, một số phân khoa đặt ở Cái Răng và khuôn viên thứ ba ở Cái Khế. Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968) cơ sở ở Công trường Hòa Bình gồm thư viện, giảng đường và phòng thí nghiệm khoa học trong thị xã bị quân Mặt trận Giải phóng tiến chiếm. Trong cuộc phản công hai bên đánh nhau gây thiệt hại nặng nề nhưng sau đó được tái thiết.[40]
Sau năm 1975, Viện Đại học Cần Thơ được đổi thành Trường Đại học Cần Thơ. Khoa Sư phạm được tách thành Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Sư phạm Xã hội đào tạo giáo viên phổ thông trung học gồm Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý, và Ngoại ngữ. Sau đó mở rộng thành 5 khoa: Toán - Lý (1980), Hóa - Sinh (1980), Sử - Địa (1982), Ngữ văn (1983) và Ngoại ngữ (1983).
Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, đào tạo 2 ngành Trồng trọt và Chăn nuôi. Đến năm 1979, Khoa Nông nghiệp được mở rộng thành 7 khoa: Trồng trọt (1977), Chăn nuôi - Thú y (1978), Thủy nông và Cải tạo đất (1978), Cơ khí Nông nghiệp (1978), Chế biến và Bảo quản Nông sản (1978), Kinh tế Nông nghiệp (1979), và Thủy sản (1979).
Năm 1978, Khoa đại học Tại chức được thành lập, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh ĐBSCL. Thời gian đào tạo là 5 năm. Từ năm 1981 do yêu cầu của các địa phương, công tác đào tạo tại chức cần được mở rộng hơn và trường đã liên kết với các tỉnh mở các trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng đại học Tại chức mà tên gọi hiện nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: Tiền Giang - Long An - Bến Tre, Vĩnh Long - Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Minh Hải.
Năm 1987, để phục vụ phát triển kinh tế thị trường phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Khoa Kinh tế Nông nghiệp đã liên kết với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mở thêm 4 ngành đào tạo Cử nhân Kinh tế: Kinh tế Tài chính - Tín dụng, Kinh tế Kế toán Tổng hợp, Kinh tế Ngoại thương và Quản trị Kinh doanh. Tương tự, năm 1988, Khoa Thủy nông đã mở thêm hai ngành đào tạo mới là Thủy công và Công thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa và cầu đường nông thôn ở ĐBSCL.
Ngoài việc thành lập và phát triển các khoa, Đại học Cần Thơ còn tổ chức các Trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm kết hợp có hiệu quả 3 nhiệm vụ Đào tạo - nghiên cứu khoa học - Lao động sản xuất. Từ năm 1985 đến năm 1992 có 7 Trung tâm được thành lập: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (1985), Năng lượng mới (1987), Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác ĐBSCL (1988), Điện tử - Tin học (1990), Nghiên cứu và Phát triển Tôm-Artemia (1991), Ngoại ngữ (1991), Thông tin Khoa học & Công nghệ (1992).
Tháng 4 năm 2003, Khoa Y- Nha - Dược được tách ra để thành lập Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trực thuộc Bộ Y tế.
Tháng 10 năm 2022, trường thành lập Trường Kinh tế, Trường Nông nghiệp, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Khoa Giáo dục thể chất trên cơ sở các khoa và bộ môn cùng tên (riêng trường Bách khoa từ khoa Công nghệ), thành lập Trường Bách khoa trên cơ sở khoa Công nghệ, thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm trên cơ sở sáp nhập Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh học và Bộ môn Công nghệ thực phẩm của khoa Nông nghiệp[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52]. Trường Thủy sản là trường tiếp theo được thành lập trên cơ sở nâng cấp khoa Thủy sản vào tháng 12 cùng năm.
Hiện nay trường Đại học Cần Thơ có 6 trường (1 trường đào tạo chương trình phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12, 6 trường đào tạo chương trình đại học và sau đại học), 12 khoa và 3 viện.
TT | Họ tên | Tên chức vụ | Thời gian |
---|---|---|---|
1 | GS Phạm Hoàng Hộ | Viện trưởng | 1966-1970 |
2 | GS Nguyễn Duy Xuân | Viện trưởng | 1970-1975 |
3 | Phạm Sơn Khai | Hiệu trưởng | 1975 - 1989 |
4 | GS.TS Trần Phước Đường | Hiệu trưởng | 1989 - 1997 |
5 | PGS.TS Trần Thượng Tuấn | Hiệu trưởng | 1997 - 2002 |
6 | PGS.TS Lê Quang Minh | Hiệu trưởng | 2002 - 2006 |
7 | GS.TS Nguyễn Anh Tuấn | Hiệu trưởng | 2006 - 2012 |
8 | GS.TS Hà Thanh Toàn | Hiệu trưởng | 2012 - 2023 |
9 | PGS.TS Trần Trung Tính | Hiệu trưởng | 2023 - nay |
|website=
(trợ giúp)