Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm
UDN University of Science and Education
Địa chỉ
459 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu
, ,
Thông tin
LoạiĐại học Công lập
Khẩu hiệuGiáo dục toàn diện - Khai phóng - Sáng tạo - Thực nghiệp
Thành lập4 tháng 4 năm 1994
Mã trườngDDS
Hiệu trưởngPGS TS Võ Văn Minh
Websitehttps://ued.udn.vn/
Thông tin khác
Thành viên củaĐại học Đà Nẵng
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng
  • PGS.TS Trần Xuân Bách
  • TS Phan Đức Tuấn
  • PGS. TS Nguyễn Văn Hiếu
Thống kê
Sinh viên đại học10.000
Sinh viên sau đại học1500
Nghiên cứu sinh50

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (tiếng Anh: University of Science and Education, the University of Da NangUDN-UEd) là trường thành viên Đại học Đà Nẵng, chuyên đào tạo các chuyên ngành sư phạm và cử nhân khoa học, được xếp vào nhóm các trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 12 năm 1975, để xây dựng một nền giáo dục mới trên địa bàn Quảng Nam-Đà Nẵng, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng
  • Ngày 03 tháng 11 năm 1976, Cơ sở Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng trực thuộc trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập.
  • Ngày 27 tháng 2 năm 1978, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng tách khỏi Đại học Sư phạm Quy Nhơn trở thành đơn vị độc lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tháng 09 năm 1990, Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng (lúc này đã bao gồm Trường Sư phạm Mẫu giáo Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập vào tháng 08 năm 1985, Trường Nuôi dạy trẻ Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập tháng 10 năm 1987 và Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý và Nghiệp vụ giáo dục Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập tháng 07 năm 1988) được UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập vào Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng.
  • Ngày 04 tháng 04 năm 1994, Trường Đại học Sư phạm trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định 32/CP của Chính phủ trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng, cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, bộ môn cơ bản của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi.
  • Ngày 26 tháng 8 năm 2002, Trường Đại học Ngoại ngữ trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo theo quyết định số 709/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở tách và tổ chức lại 5 khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm.

Chất lượng đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại. Bao gồm một hệ thống các giảng đường, phòng học với hàng trăm phòng khác nhau với tổng diện tích 10.000 m², 9 phòng multimedia với 700 máy vi tính (laptop) nối mạng, 1 phòng máy chủ, 3 phòng sản xuất giáo trình điện tử. Hệ thống 39 phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh, Địa...phòng thực hành Âm nhạc với nhiều thiết bị hiện đại. Hội trường lớn có sức chứa trên 600 chỗ. Thư viện tổng hợp với hàng vạn bản sách. Tất cả các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc đều được kết nối mạng cáp quang nội bộ Đại học Đà Nẵng và trong khuôn viên nhà trường có thể kết nối mạng Internet không dây.

Đội ngũ giảng viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Sư phạm hiện có 267 giảng viên, trong đó có 14 phó giáo sư, 125 tiến sĩ, 142 thạc sĩ.[1]

Lãnh đạo Nhà trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Thường vụ Đảng ủy

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ và tên Chức vụ / Đơn vị
1 Võ Văn Minh Phó Bí thư Đảng ủy
2 Trần Xuân Bách Ủy viên Ban Thường vụ
3 Nguyễn Văn Hiếu Ủy viên Ban Thường vụ
4 Phan Đức Tuấn Ủy viên Ban Thường vụ
5 Nguyễn Thị Trâm Anh Ủy viên Ban Thường vụ

Hội đồng trường

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ và tên Chức vụ / Đơn vị
1 Nguyễn Thị Trâm Anh Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm
2 Hồ Trần Ngọc Oanh Thư kí Hội đồng trường, Trưởng khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm
3 Võ Văn Minh Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm
4 Huỳnh Bọng Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Sư phạm
5 Nguyễn Thị Hoài Thương Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường Trường Đại học Sư phạm
6 Nguyễn Thanh Tưởng Trưởng khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm
7 Trần Xuân Bách Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm
8 Phan Đức Tuấn Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm
9 Võ Công Chánh Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng
10 Trương Thị Hồng Hạnh Giám đốc Sở Du lịch, TP Đà Nẵng
11 Vũ Thị Bích Hậu Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, TP Đà Nẵng
12 Lê Quang Sơn Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng
13 Lê Thị Bích Thuận Giám đốc Sở GD&ĐT, TP Đà Nẵng

Ban Giám hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Cá nhân Ghi chú
Hiệu trưởng PGS.TS Võ Văn Minh Phó Bí thư Đảng ủy
Phó Hiệu trưởng PGS.TS Trần Xuân Bách UVBTV Đảng ủy, Nguyên Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính
Phó Hiệu trưởng TS Phan Đức Tuấn UVBTV Đảng ủy, Nguyên Trưởng phòng Đào tạo
Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu UVBTV Đảng ủy, Nguyên Trưởng Khoa Vật lí

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên Thời gian Khoa Chuyên ngành
1 TS. Nguyễn Khắc Sính 1994 - 1999 Ngữ văn
2 PGS. TS Lê Văn Sơn 1999 - 2009 Tin học
3 PGS. TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh 2009 - 2017 Vật lý
4 PGS. TS Lưu Trang 2017 - 2024 Lịch sử
5 PGS. TS Võ Văn Minh 2024 - nay Sinh - Môi trường

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên phòng Trưởng phòng
Phòng Đào tạo TS. Trần Đức Mạnh
Phòng Công tác Sinh viên ThS. Huỳnh Bọng (phó phụ trách)
Phòng Tổ chức TS. Nguyễn Duy Phương
Phòng Hành chính ThS. Nguyễn Vinh San
Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế PGS.TS Nguyễn Minh Lý
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục TS. Trịnh Thế Anh
Phòng Cơ sở vật chất ThS. Nguyễn Văn Khánh
Phòng Kế hoạch - Tài chính ThS. Dương Thị Yến

Trung tâm

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trung tâm Giám đốc
Trung tâm Học liệu và Công nghệ Thông tin TS. Đặng Hùng Vĩ

Khoa chuyên ngành

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Khoa Chủ nhiệm Khoa
Khoa Toán PGS. TS. Phạm Quý Mười
Khoa Tin học TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh
Khoa Vật lý TS Nguyễn Quý Tuấn
Khoa Hóa học TS Đinh Văn Tạc
Khoa Sinh - Môi trường PGS.TS Trịnh Đăng Mậu
Khoa Ngữ văn TS. Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Lịch sử TS. Trương Trung Phương
Khoa Địa lý TS. Nguyễn Thanh Tưởng
Khoa Tâm lý - Giáo dục PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm Anh
Khoa Giáo dục Tiểu học TS. Võ Thị Bảy
Khoa Giáo dục Mầm non TS. Hoàng Thế Hải (phó phụ trách)
Khoa Giáo dục Chính trị TS. Nguyễn Văn Đông
Khoa Giáo dục Nghệ thuật và Thể chất TS. Trương Quang Minh Đức

Tổ chức Đảng, Đoàn thể

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên tổ chức Đoàn thể Tên lãnh đạo Chức vụ
Đảng bộ PGS.TS Võ Văn Minh Phó Bí thư Đảng ủy (Phụ trách)
Công Đoàn ThS. Huỳnh Bọng Chủ tịch Công Đoàn
Hội Cựu chiến binh TS. Bùi Việt Phú Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
Đoàn Thanh niên TS. Nguyễn Hoàng Tịnh Uyên Bí thư Đoàn trường
Hội Sinh viên ThS. Tăng Chánh Tín Chủ tịch Hội Sinh viên trường

Các trung tâm trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Trung tâm Tên Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục TS. Lê Thanh Huy
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn TS. Nguyễn Hoàng Thân
Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp ThS. Nguyễn Vinh San
Trung tâm Tin học TS. Trịnh Thế Anh
Trung tâm Phát triển chương trình và Đánh giá chất lượng giáo dục PGS.TS Lưu Trang


Hệ thống đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình độ Đại học

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Tên ngành Tên viết tắt Khoa chuyên ngành
I KHỐI SƯ PHẠM (18 NGÀNH)
1         Sư phạm Toán học ST Khoa Toán
2         Sư phạm Tin học SPT Khoa Tin học
3         Sư phạm Vật lý SVL Khoa Vật lý
4         Sư phạm Hoá học SHH Khoa Hóa học
5         Sư phạm Khoa học tự nhiên SKT
6 Sư phạm Sinh học SS Khoa Sinh – Môi trường
7 Sư phạm Ngữ văn SNV Khoa Ngữ văn
8 Sư phạm Lịch sử SLS Khoa Lịch sử
9 Sư phạm Lịch sử - Địa lý SLD
10 Sư phạm Địa lý SDL Khoa Địa lý
11 Sư phạm Tin học - Công nghệ (Tiểu học) STC Khoa Giáo dục Tiểu học
12 Sư phạm Âm nhạc SAN Khoa Giáo dục Nghệ thuật và Thể chất
13 Sư phạm Mỹ thuật SMT
14 Giáo dục Thể chất SGT
16 Giáo dục Chính trị SGC Khoa Giáo dục Chính trị
16 Giáo dục Công dân SCD
17 Giáo dục Tiểu học STH Khoa Giáo dục Tiểu học
18 Giáo dục Mầm non SMN Khoa Giáo dục Mầm non
II KHỐI CỬ NHÂN (16 CHUYÊN NGÀNH)
19 Khoa học Dữ liệu CKD Khoa Toán
20 Cử nhân Công nghệ Thông tin CNTT Khoa Tin học
21 Cử nhân Vật lý kỹ thuật

(chuyên ngành Thiết kế vi mạch, Kỹ thuật hạt nhân và năng lượng tái tạo)

CVK Khoa Vật lý
22 Cử nhân Hóa học

(chuyên ngành Phân tích - Môi trường)

CHP Khoa Hóa học
23 Cử nhân Hoá học

(chuyên ngành Hóa Dược)

CHD
24 Cử nhân Công nghệ Sinh học

(chuyên ngành Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong Nông nghiệp - Dược liệu - Môi trường)

CNSH Khoa Sinh – Môi trường
25 Cử nhân Quản lý Tài nguyên - Môi trường CTM
26 Cử nhân Văn học CVH Khoa Ngữ văn
27 Cử nhân Văn hóa học (chuyên ngành Quản lý văn hóa) CVHH
28 Cử nhân Báo chí CBC
29 Cử nhân Quan hệ công chúng CQC
30 Cử nhân Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ quốc tế) CLS Khoa Lịch sử
31 Cử nhân Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa - Du lịch) CVNH
32 Cử nhân Địa lý học (chuyên ngành Địa lý Du lịch) CDDL Khoa Địa lý
33 Cử nhân Tâm lý học CTL Khoa Tâm lý – Giáo dục
34 Cử nhân Công tác Xã hội CTXH

Thạc sĩ - đào tạo 17 chuyên ngành:

  1. Hóa lý
  2. Phương pháp toán sơ cấp
  3. Đại số và lí thuyết số
  4. Toán giải tích
  5. Hóa hữu cơ
  6. Hệ thống thông tin
  7. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (Toán học, Tin học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý)
  8. Quản lí giáo dục
  9. Sinh thái học
  10. Văn học Việt Nam
  11. Ngôn ngữ học
  12. Lịch sử Việt Nam
  13. Việt Nam học
  14. Tâm lý học
  15. Sinh học thực nghiệm
  16. Giáo dục học (Giáo dục học, Tiểu học, Mầm non)
  17. Quản lý tài nguyên và môi trường

Tiến sĩ - đào tạo 10 chuyên ngành:

  1. Hoá Hữu cơ
  2. Ngôn ngữ học
  3. Văn học Việt Nam
  4. Quản lý giáo dục
  5. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
  6. Hệ thống thông tin
  7. Đại số và lý thuyết số
  8. Lịch sử Việt Nam
  9. Sinh học
  10. Toán học

Hợp tác đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện trường có quan hệ hợp tác đào tạo với nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu khác trong nước. Ngoài ra, trường còn liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng trong cả nước, bồi dưỡng, nâng chuẩn giáo viên các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông, đào tạo các ngành cử nhân khoa học, trung cấp tin học... (trong danh mục hệ chính quy của trường). Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên tốt nghiệp cử nhân khoa học có nguyện vọng làm giáo viên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 cho giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp.

Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Đại học Đà Nẵng, trường có quan hệ hợp tác với các trường Đại học, viện nghiên cứu thuộc các nước Đông Âu, Nga và các nước SNG, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Canada, Úc, Ấn Độ và các nước thuộc khối ASEAN. Qua 4 năm thực hiện liên kết đào tạo quốc tế, nhà trường đã tiếp nhận đào tạo cho trên 500 lưu học sinh thuộc các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Lào... Hiện tại, đang có trên 150 lưu học sinh nhiều nước đang theo học tiếng Việt và các chuyên ngành tại Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng.

Thành tích đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Qua gần 50 năm xây dựng, phát triển và 30 năm hội nhập Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã đào tạo được hàng ngàn thạc sĩ và tiến sĩ, hơn 15.000 cử nhân sư phạm và cử nhân khoa học, hơn 14.000 cử nhân cao đẳng sư phạm, 17.500 trung cấp sư phạm tiểu học và mầm non. Chuẩn hoá gần 18.000 giáo viên các cấp, đào tạo gần 5.000 cán bộ quản lý giáo dục.
  • Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (2002), Huân chương Lao động hạng Nhất (2015), Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2021) cùng nhiều Cờ, Bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
  • Trường là cơ sở giáo dục Đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và công nhận đạt chất lượng bởi một tổ chức kiểm định độc lập.



Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Báo cáo công khai của trường”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
Làm thế nào để thông minh hơn?
Làm thế nào để thông minh hơn?
làm thế nào để tôi phát triển được nhiều thêm các sự liên kết trong trí óc của mình, để tôi có thể nói chuyện cuốn hút hơn và viết nhanh hơn
Tóm lược time line trong Tensura
Tóm lược time line trong Tensura
Trong slime datta ken có một dòng thời gian khá lằng nhằng, nên hãy đọc bài này để sâu chuỗi chúng lại nhé