Trường đại học cộng đồng hay trường cao đẳng cộng đồng (tiếng Anh: community college) là một loại hình cơ sở giáo dục. Thuật ngữ tiếng Anh community college có thể có nghĩa khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, trường đại học cộng đồng hay trường cao đẳng cộng đồng thuộc hệ thống các cơ sở giáo dục đại học.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Ở Hoa Kỳ, trường đại học cộng đồng (community college, đôi khi còn gọi là junior college, technical college, two-year college, hay city college) chủ yếu là các cơ sở giáo dục đại học công lập hệ hai năm cung cấp giáo dục đại học và những năm đầu của giáo dục sau trung học, cấp các chứng chỉ (certificates), diploma, bằng associate (bằng "cao đẳng"). Nhiều trường đại học cộng đồng còn có chương trình giáo dục suốt đời và giáo dục cho người lớn tuổi. Sau khi tốt nghiệp từ một trường đại học cộng đồng, một số sinh viên chuyển tiếp lên học ở các viện đại học hay các trường đại học khai phóng hệ bốn năm thêm từ hai đến ba năm nữa để lấy bằng cử nhân (bachelor's degree).
Trước thập niên 1970, các trường đại học cộng đồng ở Hoa Kỳ thường được gọi là junior college. Tên gọi này vẫn còn được sử dụng ở một số cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, theo thời gian thuật ngữ junior college được dùng để chỉ các cơ sở giáo dục tư thục hệ hai năm, còn community college thì được dùng để chỉ các cơ sở công lập hệ hai năm. Tên gọi community college xuất hiện từ thực tế là các trường này chủ yếu thu hút và chấp nhận sinh viên từ cộng đồng địa phương, và thường được cấp kinh phí lấy từ nguồn thu thuế ở địa phương.
Nhiều trường đại học cộng đồng ở Hoa Kỳ phát triển lên thành những trường đại học cộng đồng toàn diện (comprehensive community colleges). Những trường này có các chương trình sau:
Hiện nay, Hoa Kỳ có tất cả 1.132 trường đại học cộng đồng, trong đó có 986 trường công lập, 115 trường độc lập, và 31 trường dành cho người Mỹ bản địa.[2]
Trong thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị hòa bình diễn ra ở Paris, Việt Nam Cộng hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết hậu chiến, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành: trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.
Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành. Sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Nam California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng: Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam).
Công trình nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê được sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, nhất là Bộ Giáo dục. Vì quan niệm trường đại học cộng đồng quá mới mẻ vào lúc đó, nên mô hình giáo dục này đã được phổ biến rộng rãi qua báo chí, hệ thống truyền thông, và giải thích cặn kẽ tại thủ đô Sài Gòn trong những cuộc hội thảo ở Học viện Quốc gia Hành chánh, Trường Cao đẳng Quốc phòng, Hội Việt-Mỹ, v.v. cũng như qua những phiên điều trần tại Quốc hội và những buổi nói chuyện ở các địa phương.
Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang (1971) ở Định Tường, sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng; trường này đặt trọng tâm vào nông nghiệp. Các trường đại học cộng đồng khác gồm có: Duyên Hải ở Nha Trang đặt trọng tâm vào ngư nghiệp, Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974),[3] và Long Hồ ở Vĩnh Long. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.[4] Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Sơ cấp Kỹ thuật Sài Gòn, tiền thân là Trường Cán sự Kỹ thuật Phú Thọ nay tách ra khỏi khối các trường kỹ sư và hưởng quy chế trường đại học cộng đồng, và Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.
Vì lấy cộng đồng làm cơ sở, một đại học cộng đồng dành ưu tiên cho học sinh địa phương. Đại học Cộng đồng Tiền Giang chủ yếu cho học sinh của bảy tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về học sinh của năm tỉnh miền Nam Trung phần (từ Bình Định trở vào đến Bình Thuận). Đại học Cộng đồng Đà Nẵng đặt ưu tiên vào học sinh các tỉnh duyên hải phía bắc từ Quảng Ngãi trở ra.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, các trường đại học cộng đồng bị giải tán vì bị xem là xa lạ với những lý tưởng giáo dục của chế độ mới, vốn theo khuôn mẫu của Liên Xô. Các trường này còn bị coi là quá gần gũi với Hoa Kỳ.
Sau năm 1975 hệ thống đại học cộng đồng ở Việt Nam không còn nữa phải đợi đến thập niên 1990 mới dựng lại.
Trường đại học cộng đồng là cơ sở giáo dục nằm ngay trong lòng cộng đồng và nhằm phục vụ nhu cầu địa phương để phát triển cộng đồng về ba phương diện: văn hóa, xã hội, và kinh tế. Mô hình giáo dục này được tạo ra dựa trên quan niệm rằng giáo dục phải liên hệ với kinh tế và xã hội, để xã hội và kinh tế giúp giáo dục phát triển. Chương trình giảng dạy tại địa phương phải có sự tham gia của đại diện nhân dân để khảo sát nhu cầu của địa phương, có sự góp ý của nhân dân để chương trình học được thiết thực.
Một trường đại học cộng đồng có các tác dụng chính yếu sau:
Đầu thập niên 1990, một phái đoàn giáo dục đại học Việt Nam đã được Ủy ban Hoa Kỳ về Hợp tác Khoa học với Việt Nam và Hiệp hội Trường Đại học Cộng đồng Hoa Kỳ mời và tài trợ đến tham quan và tìm hiểu một số trường đại học cộng đồng (ở Việt Nam hiện nay thường gọi là "trường cao đẳng cộng đồng") ở Wisconsin và Illinois, Hoa Kỳ, và tỉnh British Columbia, Canada. Năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành một quy định tạm thời về quy chế trường cao đẳng cộng đồng, đặt nền tảng pháp lý cho sự ra đời của 9 trường cao đẳng cộng đồng đầu tiên trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2005. Năm 2009, Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam (Vietnam Association of Community Colleges, viết tắt VACC) được thành lập. VACC hiện có 52 thành viên, bao gồm các trường đại học, trường cao đẳng, trường cao đẳng cộng đồng, trung tâm đào tạo, và những cơ sở khác. Tính đến năm 2012, Việt Nam có 13 trường cao đẳng cộng đồng trong cả nước.
Dù tỉnh có cấp một phần ngân sách nhưng phần lớn ngân sách của trường cao đẳng cộng đồng đến từ những nguồn khác: học phí của sinh viên, hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp, những khoản thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ, và tiền tài trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Do nhu cầu học tập quá cao, các trường cao đẳng cộng đồng của Việt Nam không thể nhận tất cả các sinh viên muốn vào học. Các trường này do đó tuyển chọn sinh viên dựa trên điểm thi của kỳ thi đại học và cao đẳng tổ chức trên toàn quốc, hoặc tự tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng. Chỉ tiêu tuyển sinh ở mỗi trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Các trường cao đẳng cộng đồng có các chương trình cao đẳng hệ ba năm, chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình đào tạo nghề và cấp chứng nhận. Việc học liên thông lên đại học cũng đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Tuy vậy, cho đến nay chỉ có một vài trường đại học được phép nhận sinh viên học liên thông trong một vài chuyên ngành giới hạn, trong số này có Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Nha Trang, và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quyết định chuyên ngành nào được nhận sinh viên chuyển tiếp lên từ trường cao đẳng cộng đồng.
Úc không dùng thuật ngữ community college. Tương tự với community college là những trường đại học (college) hay viện giáo dục kỹ thuật và giáo dục thường xuyên (institute of technical and further education).
Ở Canada, thuật ngữ community college cũng ít được dùng. Nước này có 150 cơ sở giáo dục có thể tạm xem là tương đương với community college ở Hoa Kỳ ở một số khía cạnh nhất định. Các cơ sở này thường chỉ được gọi đơn giản là college.
|1=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |title=
(trợ giúp) Luận án Tiến sĩ.|1=
(trợ giúp)