Ông đậu Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân[29] khoa Nhâm Tuất năm 1502[3][8][12][23][25][27] và là một trong 34 người đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân cùng khoa.[1] Về sau ông làm đến chức hiến sát sứ[8][12][21] và đã hai lần đi sứ,[14] có một lần vào thời vua Lê Thánh Tông.[21] Do đi sứ Trung Quốc, ông được cho là đã nắm vững nghề vẽ bằng sơn[30] và đã dạy nghề này cho cả làng ông.[3][4][5][21][25] Theo Dân Trí, các học trò của Trần Lư đã lập phường thợ và "tỏa đi khắp nơi".[19] Theo nhiều nguồn, ông thường được cho là ông tổ của nghề sơn,[5][13][14][15][16][17][18][31] tuy nhiên theo một cuốn sách xuất bản tại Hà Nội năm 1994, Trần Lư chỉ là người cải tiến kỹ thuật sơn hoặc "tìm ra một phương pháp nào đó để xử lý chất liệu sơn tốt hơn" và cho rằng nghề sơn đã có từ rất sớm.[28]
Ông đã sáng tác hơn một ngàn bài thơ nhưng nay không còn. Lê Quý Đôn có sưu tập được hai bài thơ trong Toàn Việt thi lục, một bài thơ nói về học nghề sơn, một bài thơ khi đi sứ.[5][24]
Khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ, ông không chịu làm quan.[12] Theo một số tài liệu, lúc ông đi sứ về thì Mạc Đăng Dung lên ngôi nên ông đã "tử tiết để giữ lòng trung" với nhà Lê.[5][7]
Từng có nhà thờ tự Trần Lư nhưng đến năm 1947 thì bị phá, nay chỉ còn một tấm bia nhưng chữ đã mòn. Trần Lư được nhiều người làm nghề sơn ở Đồng bằng sông Hồng thờ làm tổ nghề.[5][9] Khoảng giữa thế kỷ 19, người làm nghề sơn làng Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín có lập đình thờ ông[32] và cho tổ chức lễ hội và rước kiệu thờ quanh phố cùng với một số nghi lễ khác vào đầu tháng 2 hàng năm để tưởng nhớ ông.[13] Trần Lư còn có miếu thờ tại phố Nam Ngư.[31]
Ngày 22/02/2019 tên ông được đặt cho tuyến đường Quốc lộ 1 chạy qua thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội, phố dài 678 m từ Km 19+250 đến Km 19+928. Phố này thay cho tên gọi Phố Ga trước đây.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa". Theo Phan Huy Chú, Trần Lư được khen là có tiết nghĩa do không làm quan cho nhà Mạc.[12] Thơ của ông được đánh giá là "lời đẹp, giàu tình, mang lòng yêu dân, yêu nước, thủy chung".[5]
^ abcThu Hiền (ngày 28 tháng 7 năm 2016). “Di dân ra khỏi di tích: Bài toán khó”. hanoimoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc 6 Tháng 10 2016. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)