Trần Trung Lập

Trần Trung Lập (? - 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam chống Pháp, tư lệnh Việt Nam Kiến quốc quân.

Thân thế và tham gia cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên quán ông ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, sau gia đình ông ra cư ngụ ở tỉnh Bắc Giang.

Từ thời trẻ, ông sớm bộc lộ nhiệt thành yêu nước. Đầu thập niên 1910, ông xuất dương ra nước ngoài liên lạc với chí sĩ Phan Bội Châu. Ông gia nhập Việt Nam Quang phục Hội, được chọn cử đi học về quân sự ở Quảng Châu để làm nòng cốt cho lực lượng Quang phục quân về sau.

Chiến đấu trong lực lượng Quang phục quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1915, Việt Nam Quang phục Hội chủ trương đánh úp Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu với ba đường do Nguyễn Mạnh Hiếu, Nguyễn Thượng HiềnHoàng Trọng Mậu chỉ huy. Do bất đồng nội bộ nên cuối cùng, chỉ mỗi lực lượng của Hoàng Trọng Mậu tiến hành cuộc tấn công đồn Tà Lùng thuộc châu Đà Long (nay thuộc thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng), dự định chiếm lĩnh và lập căn cứ trên đất Việt sửa soạn cho cuộc tổng khởi nghĩa.[1]

Đêm 12, rạng ngày 13 tháng 3 năm 1915, Trần Trung Lập tham gia đoàn nghĩa quân Quang phục Hội do Hoàng Trọng MậuĐinh Hồng Việt chỉ huy, xuất phát từ Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc), vượt biên giới, tập kích đánh vào đồn Tà Lùng. Cùng đi trong đoàn quân này có nhà cách mạng Vũ Hải Thu, lãnh tụ tương lai của tổ chức Việt Cách sau này. Tuy nhiên, cuộc tập kích thất bại chỉ một giờ sau đó, khii không công phá được đồn và lực lượng tiếp viện của quân Pháp kéo đến. Sau hơn một giờ giao tranh mà không phá được, nghĩa quân phải rút lui về Trung Quốc khi trời dần sáng. Không lâu sau, các thủ lĩnh Hoàng Trọng MậuĐinh Hồng Việt cũng bị thực dân Pháp bắt được và xử tử. Lực lượng Quang phục quân tan rã, nhiều chí sĩ, nghĩa quân bị bắt giam, tù đày.

Tháng 8 năm 1917, ông cùng với một số thành viên Quang phục Hội, bắt liên lạc với Lương Ngọc Quyến, chuẩn bị cho Khởi nghĩa Thái Nguyên. Đêm 30 tháng 8 năm 1917, khởi nghĩa nổ ra. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Thái Nguyên và làm chủ toàn tỉnh lỵ, truyền hịch kêu gọi các nơi hưởng ứng nổi dậy cùng ngoại viện từ bên Trung Quốc và Nhật đến vì tin rằng Việt Nam Quang phục Hội có lực lượng đợi sẵn để trợ lực. Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa cũng tuyên bố độc lập, lấy quốc hiệu là "Đại Hùng", cho trương cờ Ngũ tinh liên châu của Việt Nam Quang phục Hội trên cửa thành. Tuy nhiên, đến ngày 2 tháng 9 năm 1917 thì quân Pháp bắt đầu phản công. Nghĩa quân tan vỡ, Lương Ngọc Quyến tử thương, Đội Cấn sau đó dẫn số nghĩa quân còn lại đào thoát nhưng bị quân Pháp truy kích quyết liệt nên số còn lại cũng nhanh chóng tan rã. Đội Cấn sau đó tự sát để không bị bắt. Trần Trung Lập và một số đồng chí đào thoát được trở lại sang Trung Quốc tìm cách gây dựng lại lực lượng.

Xây dựng lực lượng Kiến quốc quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Bấy giờ, đất nước Trung Hoa đang trong thời kỳ hỗn chiến giữa các quân phiệt. Trong gần 20 năm, Trần Trung Lập và các đồng chí gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển lực lượng, vừa chiêu mộ thêm thành viên, vừa tìm cách học hỏi thêm kiến thức quân sự. So với các vùng khác, địa bàn Quảng Châu có nhiều thuận lợi khi các lực lượng cách mạng Trung Quốc lấy nơi đây làm cơ bản để từng bước phát triển lực lượng chống lại các quân phiệt.

Khi Chiến tranh Trung-Nhật, Quảng Châu nhanh chóng rơi vào tầm kiểm soát của quân Nhật. Với sự hỗ trợ của người Nhật, hoàng thân Cường Để đã tìm cách tập hợp các đồng chí Việt Nam tại miền Nam Trung Hoa như Vũ Hải Thu, Đặng Sư Mặc, Trần Trung Lập, và Hoàng Nam Hùng...

Nhân cơ hội Pháp đầu hàng Đức tại Âu châu, phải ký hàng loạt các hiệp ước nhường cho Nhật nhiều đặc quyền quân sự và kinh tế ở Đông Dương. Trong đó có hiệp ước ký ngày 30-8-1940, Pháp đồng ý để quân đội Nhật được hưởng một số tiện nghi quân sự ở Bắc Việt nhắm chấm dứt tranh chấp với Trung Hoa. Trần Trung Lập,[2] chỉ huy Việt Nam Kiến Quốc Quân, đánh chiếm Lạng Sơn vào ngày 23 tháng 9 năm 1940. Tuy nhiên sau đó Nhật thỏa thuận với Pháp ngưng yểm trợ cho Việt Nam Kiến quốc quân. Thua trận, Trần Trung Lập bị Pháp bắt tại Bắc Giang ngày 26-12-1940, hai ngày sau ông bị xử bắn.

Tên ông được đặt cho một con đường ở Q.6, TP. Hồ Chí Minh

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam - Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2007, trang 196.
  2. ^ cùng Hoàng Lương và Lý Đông A tức Nguyễn Hữu Thanh (1919-1947)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quân sử 3, Bộ Tổng Tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xuất bản, Sài Gòn, năm 1971
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).
Hướng dẫn rút nước hồ và mở khóa thành tựu ẩn: Đỉnh Amakumo hùng vĩ
Hướng dẫn rút nước hồ và mở khóa thành tựu ẩn: Đỉnh Amakumo hùng vĩ
Một quest khá khó trên đảo Seirai - Genshin Impact
Review sách
Review sách "Thiên thần và ác quỷ"- Dan Brown: khi ác quỷ cũng nằm trong thiên thần!
Trước hết là đọc sách của Dan dễ bị thu hút bởi lối dẫn dắt khiến người đọc vô cùng tò mò mà không dứt ra được
Nhân vật Delta -  The Eminence In Shadow
Nhân vật Delta - The Eminence In Shadow
Delta (デルタ, Deruta?) (Δέλτα), trước đây gọi là Sarah (サラ, Sara?), là thành viên thứ tư của Shadow Garden