Trận Varna

Trận Varna
Một phần của Chiến tranh của Đế quốc Ottoman ở châu Âu

Họa phẩm của Jan Matejko
Thời gian10 tháng 11, 1444
Địa điểm
Gần Varna, nay là Bulgaria.
Kết quả Quân Ottoman đại thắng
Tham chiến
Hungary, Ba Lan, Wallachia, Moldavia, Litva, Lãnh địa Giáo hoàng, Croatia, Serbia, Bohemia, Bosnia, Đế quốc La Mã Thần thánh Đế quốc Ottoman
Chỉ huy và lãnh đạo
Ba Lan/Hungary Władysław III của Ba Lan  
Hungary János Hunyadi
Julian Cesarini  
Vlad II Dracul
Murad II
Candarli Halil Pasha
Lực lượng
~ 20.000 người ~ 60.000 người[1]
Thương vong và tổn thất
Thương vong cao Thương vong cao

Trận Varna là một trận chiến đã diễn ra vào ngày 10 tháng 11 năm 1444 ở phía đông nước Bulgaria. Trong trận đánh này, Đế quốc Ottoman dưới sự chỉ huy của vua Murad II đại phá các đạo quân Ba LanHungary do Władysław III của Ba LanJános Hunyadi chỉ huy. Đây là trận đánh cuối cùng của cuộc Thập tự chinh Varna.[2]

Đại thắng này có ý nghĩa trọng đại trong việc nâng cao uy thế của người Ottoman ở châu Âu.[3]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi thất bại trong việc xâm chiếm BeogradTransilvania từ năm 1440 đến 1442, nhất là sau khi bị đánh bại trong "Chiến dịch dịch dài" của János Hunyadi vào năm 1442/1443, vua Murad II của Đế quốc Ottoman đã ký hiệp ước 10 năm ngừng bắn với vua Hungary. Sau khi ông ký hiệp ước với vua nhà Karaman của người Thổ ở Tiểu Á vào tháng 8 năm 1444, ông truyền ngôi cho người con trai mới 12 tuổi là Mehmed II. Phần mình ông rút lui về Manisa để an hưởng tuổi già.

Một biến cố lớn xảy ra: Triều đình Hungary xé bỏ hiệp ước ngừng chiến với triều đình Ottoman, và cùng VeneziaGiáo hoàng Eugene IV khởi xướng một đạo Thập Tự Quân. Khi biết tin Mehmed II phải phóng ngựa tới Manisa để mời vua cha về đối phó với Thập Tự Quân.

Các chỉ huy trận đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau trận

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại thắng này có ý nghĩa trọng đại cho việc cũng cố uy thế của Đế quốc Ottoman ở châu Âu[3]. Sau khi vua Hungary-Ba Lan Władysław III tử trận, Lászlo V trở thành vua Hungary và trị vì 14 năm. Chiến thắng Varna của quân đội Ottoman cũng mở đường cho sự thất thủ của Constantinopolis năm 1453.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Turnbun, Stephen, The Ottoman Empire:1326-1699, Osprey Publishing, trang 34.
  2. ^ Halecki, Oscar, Cuộc Thập tự chinh Varna. New York, 1943.
  3. ^ a b M. Th. Houtsma, E. J. Brill's first encyclopaedia of Islam 1913-1936, trang 1074
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Hôm nay mình sẽ bàn về những mối liên hệ mật thiết giữa AoT và Thần Thoại Bắc Âu nhé, vì hình tượng các Titan cũng như thế giới của nó là cảm hứng lấy từ Thần Thoại Bắc Âu
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Không ai có thể chọn được hàng xóm, và Việt Nam đã mang trên mình số phận của 1 quốc gia nhỏ yếu kề tường sát vách bên cạnh 1 nước lớn và hùng mạnh là Trung Quốc