Quá trình loại bỏ hoặc khái quát các chi tiết vật lý, không gian hoặc thời gian[2] hoặc thuộc tính trong nghiên cứu các đối tượng hoặc hệ thống để tập trung vào các chi tiết quan trọng hơn;[3] nó tương tự như quá trình của khái quát;
Quá trình tạo ra các trừu tượngkhái niệm-đối tượng bằng cách phản ánh các đặc điểm hoặc thuộc tính chung của nhiều đối tượng hoặc hệ thống không trừu tượng trong nghiên cứu[3] - kết quả của quá trình trừu tượng hóa.
Trừu tượng, nói chung, là một khái niệm cơ bản trong khoa học máy tính và phát triển phần mềm.[4] Quá trình trừu tượng hóa cũng có thể được gọi là mô hình hóa và có liên quan chặt chẽ với các khái niệm lý thuyết và thiết kế.[5]Mô hình cũng có thể được xem là các loại trừu tượng hóa do chúng khái quát các khía cạnh của thực tế.
Trừu tượng hóa trong khoa học máy tính có liên quan chặt chẽ với trừu tượng hóa trong toán học do cùng tập trung vào việc xây dựng các trừu tượng như các đối tượng,[2] nhưng cũng liên quan đến các khái niệm trừu tượng khác được sử dụng trong các lĩnh vực khác như nghệ thuật.[3]
Các trừu tượng cũng có thể liên quan đến các đối tượng và hệ thống thế giới thực, các quy tắc của hệ thống tính toán hoặc quy tắc của ngôn ngữ lập trình mang hoặc sử dụng các đặc điểm của trừu tượng hóa, chẳng hạn như:
quá trình tái tổ chức hành vi chung từ các lớp không trừu tượng thành các "lớp trừu tượng" bằng cách sử dụng thừa kế để trừu tượng hóa về lớp con như đã thấy trong các ngôn ngữ lập trình đối tượngC++ và Java.
Trừu tượng có thể áp dụng cho kiểm soát hoặc cho dữ liệu: trừu tượng kiểm soát (control abstraction) là trừu tượng của hành động trong khi trừu tượng dữ liệu (data abstraction) là cấu trúc dữ liệu.
^Guttag, John V. (ngày 18 tháng 1 năm 2013). Introduction to Computation and Programming Using Python . Cambridge, Massachusetts: The MIT Press. ISBN9780262519632.
^Comer, D. E.; Gries, David; Mulder, Michael C.; Tucker, Allen; Turner, A. Joe; Young, Paul R. /Denning (1 tháng 1 năm 1989). “Computing as a discipline”. Communications of the ACM. 32 (1): 9–23. doi:10.1145/63238.63239. ISSN0001-0782. S2CID723103.
^Barendregt, Hendrik Pieter (1984). The lambda calculus : its syntax and semantics . Amsterdam: North-Holland. ISBN0444867481. OCLC10559084.
^Barendregt, Hendrik Pieter (2013). Lambda calculus with types. Dekkers, Wil., Statman, Richard., Alessi, Fabio., Association for Symbolic Logic. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN9780521766142. OCLC852197712.
^Newell, Allen; Simon, Herbert A. (1 tháng 1 năm 2007). Computer science as empirical inquiry: symbols and search. ACM. tr. 1975. doi:10.1145/1283920.1283930. ISBN9781450310499.
Bài viết này dựa trên nguồn lấy từ Từ điển trực tuyến miễn phí về máy tính trước ngày 1 tháng 11 năm 2008 và được hợp nhất theo các điều khoản "cấp lại giấy phép" của GFDL, phiên bản 1.3 hoặc mới hơn.
Giữ các trang web hữu ích có thể là cách nâng cao năng suất tối ưu, Dưới đây là một số trang web tốt nhất mà tôi sử dụng để giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn
Hiểu một cách khái quát thì công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học và công nghệ nghiên cứu về việc chế biến, bảo quản và phát triển các sản phẩm thực phẩm