Trung tâm Khí hậu APEC

Trung tâm Khí hậu APEC (APCC)
APEC 기후센터
Tập tin:Logo of APEC Climate Center.png
Thành lậpTháng 11 năm 2005 (2005-11)
Tiêu điểmDịch vụ thông tin khí hậu, nghiên cứu biến đổi khí hậu
Vị trí
Vùng phục vụ
Châu Á - Thái Bình Dương
Sứ mệnhTăng cường sự thịnh vượng kinh tế - xã hội của các nền kinh tế thành viên bằng cách sử dụng kiến thức khoa học cập nhật và áp dụng các kỹ thuật tiên đoán về khí hậu tiên tiến.
Trang webwww.apcc21.org

Trung tâm Khí hậu APEC (APEC Climate Center - APCC) là một tổ chức của chính phủ tiến hành nghiên cứu về dự báo khí hậu, phân tích và các lĩnh vực ứng dụng biến đổi khí hậu. Nó cũng cung cấp các dịch vụ thông tin khí hậu và các chương trình xây dựng năng lực với mục đích tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ trên toàn khu vực APEC. APCC được thành lập trong Hội nghị các Quan chức Cấp cao APEC được tổ chức vào tháng 11 năm 2005. Nó được chính thức ra mắt tại APEC Hàn Quốc 2005. APCC có trụ sở chính ở Busan, Hàn Quốc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của Trung tâm Khí hậu APEC là Mạng lưới Khí hậu APEC (APCN) được thành lập bởi Nhóm Công tác về Công nghệ và Khoa học Công nghiệp APEC (ISTWG). Mạng lưới được thành lập với mục đích trao đổi thông tin khí hậu giữa các nền kinh tế APEC nhằm chống lại các thảm họa khí hậu và thời tiết. Nó đã được đề xuất trong cuộc họp ISTWG APEC lần thứ 16 năm 1999 bởi Cục Khí tượng và Thủy văn Hàn Quốc và mạng lưới đã có cuộc họp nhóm làm việc đầu tiên vào tháng 5 năm 2001.[1]

APCN được khởi xướng để chia sẻ thông tin khí hậu khu vực đáng tin cậy giữa các nền kinh tế. Nỗ lực đã được biện minh về lý do kinh tế. Bằng cách chia sẻ thông tin của các tổ chức khí tượng quốc gia, các tổ chức đã nhận được thông tin khí hậu chính xác hơn thông qua kỹ thuật tổng hợp nhiều mô hình, kết hợp phạm vi thông tin khí hậu đa dạng do các tổ chức đệ trình để tạo ra thông tin khí hậu chính xác hơn. Để tiếp tục phát triển kỹ thuật và giúp các nền kinh tế thành viên APEC tăng cường khả năng dự báo khí hậu của họ thông qua các nỗ lực xây dựng năng lực, nó được coi là cần thiết để tạo ra một tổ chức chính thức. Vì vậy thông qua các cuộc thảo luận được tổ chức tại Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ APEC năm 2004, Hội nghị ISTWG năm 2004 và Hội nghị các quan chức cấp cao năm 2005, việc thành lập Trung tâm Khí hậu đã được APEC phê duyệt.[2][3]

Các hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị Chuyên đề về Khí hậu APEC

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị Chuyên đề về Khí hậu APEC (APCS) là sự kiện quốc tế hàng đầu do Trung tâm Khí hậu tổ chức như một diễn đàn trao đổi nghiên cứu về khoa học khí hậu. Nó đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 2006, thường là ở các thành phố của nước chủ nhà của các hội nghị APEC hằng năm.

Năm Ngày tháng Quốc gia Thành Phố Chủ đề
2006 Tháng 9 Hàn QuốcHàn Quốc Busan Sự nhất trí Đa Mô hình cho Dự báo Khí hậu
2007 Từ ngày 18–20 tháng 9 Hàn QuốcHàn Quốc Busan
2008 Từ ngày 19–21 tháng 8[4] Peru Peru Lima
2009 Từ ngày 12–15 tháng 7 Singapore Singapore Singapore Ứng dụng và Dự báo Khí hậu: Mức độ phù hợp cho các Chiến lược Thích ứng Khí hậu
2010 Từ ngày 20–24 tháng 6 Hàn QuốcHàn Quốc Busan Dự báo Khí hậu và Ứng dụng của nó[5]
2011 Từ ngày 17–20 tháng 10 Hoa KỳHoa Kỳ Honolulu Khai thác và Sử dụng Thông tin Khí hậu trong Nông nghiệp, Quản lý Tài nguyên Nước và Tiết kiệm Năng lượng[6][7]
2012 Từ ngày 8–11 tháng 10 NgaNga Sankt-Petersburg Khai thác và Sử dụng Thông tin Khí hậu cho việc ra quyết định trong Nông nghiệp, Quản lý Tài nguyên Nước và Tiết kiệm Năng lượng[8]
2013 Từ ngày 11–13 tháng 11 Indonesia Indonesia Jakarta Hợp tác Khu vực về Dịch vụ Dự báo Hạn hán để Hỗ trợ Quản lý và Chuẩn bị Thiên tai[9]
2014 Từ ngày 10–11 tháng 11 Trung QuốcTrung Quốc Nam Kinh  Quản lý khí hậu cực đoan và thiên tai thủy văn: Dự báo khoa học và chuẩn bị khẩn cấp[10]
2015 Từ ngày 2–4 tháng 11 Philippines Philippines Manila Ứng dụng của Khí hậu và Thời tiết để Quản lý Thiên tai Hiệu quả[11]
2016 Từ ngày 16–18 tháng 9  Peru Peru Lima Thông tin Khí hậu Thông minh và những Hành động có Trách nhiệm: Hoàn thành An ninh Lương thực Bền vững trong một Thế giới đang Thay đổi[12]
2017 Đã được công bố Việt Nam Việt Nam Đã được công bố

Chương trình Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dự án

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “International Cooperation | KMA”. Korea Meteorological Agency. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ “Concept Paper on the Future Role of the APEC Climate Network (APCN)”. APEC Meeting Documents. APEC. 2004. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ “Establishment of APEC Climate Center (APCC)”. APEC Project Documents. APEC. 2005. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ “APEC Climate Symposium, December 2008”. publications.apec.org. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ “APEC Senior Officials' Report on Economic and Technical Cooperation 2010” (PDF). APEC Secretariat. 2010. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  6. ^ “Harnessing and Using Climate Information for Decision-making in Agriculture, Water Resource Management and Energy Efficiency”. APEC Project Database. 2012. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  7. ^ “System: University of Hawaii hosts APEC Climate Symposium, October 17–20 | University of Hawaii News”. manoa.hawaii.edu. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  8. ^ “Harnessing and Using Climate Information for Decision Making” (PDF). APEC Meeting Documents. APEC. 2012. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  9. ^ “Regional Cooperation on Drought Prediction...”. APEC Project Database. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  10. ^ “Managing Climate Extremes and Hydrologic Disasters: Scientific Prediction and Emergency Preparedness” (PDF). APEC Meeting Documents. APEC. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  11. ^ “APEC Climate Symposium 2015: Application of Climate and Weather for Effective Disaster Management - UNISDR”. www.unisdr.org. UNISDR. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  12. ^ “Smart Climate Information and Accountable...”. APEC Project Database. APEC. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster là một bộ phim viễn tưởng hài hước đen siêu thực năm 2015 do Yorgos Lanthimos đạo diễn, đồng biên kịch và đồng sản xuất