Truyền thuyết đô thị

Trẻ em mắt đen, một trong những truyền thuyết thành thị nổi tiếng nhất trên thế giới.

Truyền thuyết đô thị (còn gọi là truyền thuyết thành thị, truyền thuyết thời hiện đại; tiếng Anh: urban legend, urban myth, urban tale, contemporary legend, urban folklore) là một hình thức văn hóa dân gian thời hiện đại, bao gồm những truyện kể mà người kể chúng có thể tin hoặc không tin là có thật.[1] Cũng giống như các truyện dân gian và truyện thần thoại khác, mô tả về những truyền thuyết đô thị không nói lên điều gì về tính xác thực của những câu chuyện đó mà chỉ đơn thuần nói lên rằng những truyện kể ấy lưu hành trong xã hội, tam sao thất bản qua thời gian và chứa đựng trong mình những ý nghĩa đã thúc đẩy cộng đồng bảo tồn và truyền bá nó. Truyền thuyết đô thị đa phần là truyện kể u ám, đáng sợ.

Dù được gọi là "truyền thuyết đô thị" nhưng không nhất thiết chúng phải bắt nguồn từ khu vực đô thị. Cách gọi này thực ra dùng để phân biệt với những truyện kể dân gian truyền thống đã có từ trước thời công nghiệp hóa. Vì nguyên do này mà các nhà xã hội học và nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thích dùng thuật ngữ "truyền thuyết hiện đại" hơn. Thỉnh thoảng những truyện này được lặp đi lặp lại trên các bản tin thời sự và trong những năm gần đây còn được phát tán qua thư điện tửmạng xã hội. Mọi người thường tuyên bố rằng những truyện này đã xảy ra với "bạn của bạn họ".

Một số truyền thuyết đô thị đã lưu truyền nhiều năm mà chỉ thay đổi chút ít cho hợp với từng vùng. Những truyền thuyết gần đây có xu hướng lấy bối cảnh hiện đại như câu chuyện kể về những người bị bắt cóc, chuốc thuốc mê và khi tỉnh dậy thì phát hiện mình đã bị cướp đi một quả thận.[2]

Nguồn gốc và cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "truyền thuyết đô thị" (urban legend) đã xuất hiện trên các ấn phẩm tiếng Anh ít nhất là từ năm 1968.[3] Giáo sư tiếng Anh Jan Harold Brunvand ở Đại học Utah, Mỹ đưa thuật ngữ này đến với công chúng trong loạt sách bán chạy xuất bản năm 1981. Ông dùng tập sách sưu tập các truyện kể có nhan đề The Vanishing Hitchhiker: American Urban Legends & Their Meanings (1981) để nói lên hai điều: thứ nhất, truyền thuyết và văn hóa dân gian không chỉ có ở duy nhất các xã hội được gọi là sơ khai hay truyền thống; thứ hai, một người có thể học được nhiều thứ về văn hóa đô thị và văn hóa hiện đại thông qua nghiên cứu các truyền thuyết này.

Nhiều truyền thuyết đô thị được đóng khung thành những truyện cổ tích với cốt truyện và nhân vật. Tính hấp dẫn của một truyền thuyết đô thị nằm ở các yếu tố bí ẩn, kinh dị, đáng sợ hay hài hước. Thường thì chúng là những truyện kể mang tính gợi sự cảnh giác.[4] Một vài truyền thuyết là những truyện kể đạo đức lấy hình tượng ai đó (thường là đứa trẻ) ngỗ ngược, cuối cùng kết thúc trong rắc rối, đau đớn hay chết chóc.[4]

Truyền bá và niềm tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như các truyền thuyết và thần thoại khác, khó mà truy được nguồn gốc của các truyền thuyết đô thị. Người kể chuyện có thể tuyên bố rằng chuyện ấy đã xảy ra với một người bạn, mục đích là nhằm cá nhân hóa và làm tăng tính thuyết phục của câu chuyện.[1] Nhiều truyền thuyết miêu tả những tội ác kinh hoàng hoặc những tình huống có khả năng gây ảnh hưởng đến nhiều người. Bất cứ ai tin vào những truyền thuyết này có lẽ sẽ cảm thấy cần phải cảnh báo cho những người thân yêu được biết. Không hiếm trường hợp mà các hãng thông tấn, ban giám hiệu trường học hoặc ngay cả sở cảnh sát đã ra cảnh báo về các mối đe dọa này.[5] Một ví dụ là truyền thuyết "Tắt đèn" ("Lights Out"), có nội dung kể rằng các tên du đãng đường phố sẽ chạy ô tô mà không mở đèn cho đến khi gặp một người lái xe nào đó đáp lại bằng cách nhá đèn, và rồi thì băng đảng đó sẽ yêu cầu một thành viên mới gia nhập phải giết chết người lái xe đó nhằm "ra mắt" băng đảng.[6] Sở cứu hỏa quận Nassau, Florida, Mỹ sau khi nhận được một bản fax chứa truyện này đã chuyển tiếp nó đến cảnh sát quận và rồi sau đó nó được gửi đến tất cả các sở cảnh sát khác. Thậm chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada còn ra cảnh báo an ninh khẩn cấp đến tất cả các nghị sĩ ở Ontario.[6]

Nhiều truyền thuyết đô thị thực ra là những trò đùa được thêm thắt và được kể như thể chúng có thật.[7] Truyền thuyết thường có một hoặc nhiều đặc điểm như: được kể lại nhân danh một nhân chứng khác, thường được kể là "bạn tôi kể tôi nghe" mặc dù không bao giờ biết rõ danh tính đầy đủ của "người bạn" đó[8]; chứa đựng những cảnh báo đáng sợ nhằm đánh động những người ít lưu tâm đến lời khuyên hoặc bài học chứa trong truyện (nhiều lá thư điện tử lừa đảo thường chứa đựng yếu tố này). Dấu hiệu để phân biệt các truyền thuyết đô thị không có thực này đó là sự thiếu vắng thông tin cụ thể liên quan đến vụ việc, chẳng hạn thiếu tên, ngày tháng, địa điểm và các thông tin tương tự.

Có một ít truyền thuyết đô thị chứa đựng một mức độ hợp lý nhất định, chẳng hạn chuyện một kẻ giết người hàng loạt trốn ở ghế sau của xe ô tô. Từ thập niên 1970 có những lời đồn đại rằng công ty Procter & Gamble có liên quan đến những kẻ thờ quỷ Sa-tăng, căn cứ trên những chi tiết vẽ trên biểu trưng có từ thế kỷ 19 của công ty. Lời đồn này nghiêm trọng đến mức công ty phải bỏ biểu trưng này.[9]

Các truyền thuyết đã được dẫn chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Internet là môi trường thuận lợi để phát tán truyền thuyết đô thị nhưng cũng là nơi vạch trần chúng.[10] Trên mạng có những nhóm người thảo luận, truy dấu vết và phân tích các truyền thuyết này. Trước đây Bộ Năng lượng Mỹ có một dịch vụ gọi là Hoaxbusters chuyên vạch trần các truyền thuyết và trò lừa được lan truyền trên mạng.

Một số chương trình truyền hình lấy nội dung là các truyền thuyết đô thị và hé lộ những điểm có thật trong các truyền thuyết này. Từ năm 2004, Discovery Channel có chương trình MythBusters có nội dung là các thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp khoa học nhằm chứng minh truyền thuyết đô thị nào đó là đúng hay sai. Từ năm 1992 đến 1998, mục "Cuối tuần" của báo The Guardian có phần minh họa các truyền thuyết đô thị với nội dung rút từ bốn cuốn sách: Urban Myths, The Return Of Urban Myths, Urban Myths UnpluggedNow! That's What I Call Urban Myths. Nhà văn người Anh Tony Barrell là nhà sưu tầm các truyền thuyết đô thị và đưa nhiều trong số đó lên báo The Sunday Times.

Truyền thuyết đô thị trên Internet

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thuyết đô thị trên Internet là những mẩu truyện dân gian phát tán qua Internet, thông quan Usenet hoặc thư điện tử,[11] mạng xã hội.

Truyện hình sự

Đây là những truyền thuyết nói về tội phạm lan truyền trên Internet có mang tính hoang đường hoặc thổi phồng, bóp méo sự thật.[12][13]

Thư điện tử "Bị ám"

Loại này là các thư điện tử có nội dung yêu cầu người đọc sao chép lại nó và gửi đến những người khác, nếu không người đọc sẽ gặp chuyện bất hạnh. Nổi tiếng nhất trong lớp truyện loại này là câu truyện về bức ảnh "Smile Dog".[14]

Cảnh báo virus và malware giả

Loại này thường hay lừa người đọc, nó chủ yếu về những nguy cơ không có thật đối với máy vi tính của họ, thường được phát tán qua thư điện tử, Internet.[11]

Dùng trong marketing

[sửa | sửa mã nguồn]

Có trường hợp thủ thuật dùng Internet để lan truyền tin đồn đã được ngành marketing sử dụng, chẳng hạn bộ phim kinh phí thấp The Blair Witch Project cố tuyên truyền rằng mình là một phim kể về một truyền thuyết đô thị có thật, song sự thật đó chỉ là truyện hư cấu.[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Brunvand 2002, tr. 423
  2. ^ Mikkelson, Barbara (ngày 12 tháng 3 năm 2008). “snopes.com:Kidney Thief”. Urban Legends Reference Pages. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ Oxford English Dictionary, ấn bản 2, 1989, mục từ "urban legend," trích R. M. Dorson trong T. P. Coffin, Our Living Traditions, xiv. 166 (1968). Xem thêm William B. Edgerton, The Ghost in Search of Help for a Dying Man, Journal of the Folklore Institute, tập 5, số 1. các trang 31, 38 và 41 (1968).
  4. ^ a b Elissa Michele Zacher (ngày 18 tháng 7 năm 2010). “Urban legends: Modern morality tales”. The Epoch Times. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  5. ^ Gross, Dave. “The "Blue Star" LSD Tattoo Urban Legend Page”. the Lycaeum Drug Archives. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
  6. ^ a b Mikkelson, Barbara (ngày 8 tháng 12 năm 2008). “snopes.com: Flashing Headlights Gang Initiation”. Urban Legends Reference Pages. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010.
  7. ^ Brunvand 2002, tr. 223
  8. ^ “Heard the one about...”. BBC News. ngày 27 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  9. ^ Brunvand 2002, tr. 333
  10. ^ Donovan 2004, tr. 129
  11. ^ a b Chris Frost, (2000)..Tales on the Internet: making it up as you go along, Aslib Proceedings, Vol. 52 Iss: 1, pp.5 - 10
  12. ^ Pamela Donovan, No Way of Knowing: Crime, Urban Legends, and the Internet (Psychology Press, 2004)
  13. ^ Pamela Donovan, Crime legends in a new medium: Fact, fiction and loss of authority, Theoretical Criminology; vol. 6 no. 2; May 2002; Pp. 189-215
  14. ^ “Chain Linked”. Snopes.com. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2012.
  15. ^ J. P. Telotte, "The Blair Witch Project Project: Film and the Internet", Film Quarterly, tập 54, số 3; (xuân 2001), tr. 32-39

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tìm hiểu tổ chức Shadow Garden -  The Eminence In Shadow
Tìm hiểu tổ chức Shadow Garden - The Eminence In Shadow
Shadow Garden (シャドウガーデン, Shadou Gāden?) là một tổ chức ẩn bí ẩn được thành lập bởi Cid Kagenō còn được gọi là Shadow.
Tam vị tương thể cấu thành nên một sinh vật trong Tensura
Tam vị tương thể cấu thành nên một sinh vật trong Tensura
Cơ thể của một sinh vật sống có xác thịt ví dụ như con người chẳng hạn, được cấu tạo bởi tam vị tương thể
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.
Giới thiệu nhân vật Kaeya Alberich - Genshin Impact
Giới thiệu nhân vật Kaeya Alberich - Genshin Impact
Đêm mà Kaeya Alberich nhận được Vision trời đổ cơn mưa to