Truyền thuyết Việt Nam

Văn học dân gian

    Thần thoại
    Truyền thuyết
    Cổ tích
    Truyện cười
    Ngụ ngôn
    , Tục ngữ
    Thành ngữ
    Câu đố
    Ca dao
    Văn học dân gian dân tộc thiểu số
    Sân khấu cổ truyền

Văn học viết

    Văn học đời Tiền Lê
    Văn học đời Lý
    Văn học đời Trần
    Văn học đời Lê Sơ
    Văn học đời Mạc
    Văn học đời Lê trung hưng
    Văn học đời Tây Sơn
    Văn học thời Nguyễn
    Văn học thời Pháp thuộc
    Văn học thời kỳ 1945–1954
    Văn học thời kỳ 1954–1975
    Văn học thời kỳ sau 1975

Khác

    Thơ Việt Nam
    Truyện thơ Nôm
    Kịch thơ Việt Nam
    Truyện tranh Việt Nam

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Dựa theo nội dung truyền thuyết Việt Nam có thể chia theo các thời kì sau:

GS. Lê Chí Quế đã đưa ra một số đặc trưng nghệ thuật của truyền thuyết dân gian như sau[1]:

  1. Truyền thuyết dân gian được xây dựng trên cơ sở một cốt lõi lịch sử và được chắp thêm đôi cánh "thơ và mộng" nghĩa là sự hư cấu hoang đường. Yếu tố hoang đường trong truyền thuyết mang tính chất thi vị, làm tăng vẻ đẹp, sự oai hùng của nhân vật mà nhân dân kính trọng. Mặt khác nó còn biểu hiện sự rơi rớt của tín ngưỡng dân gian thời nguyên thủy và sự xâm nhập của những yếu tố tôn giáo sau này (Phật, Đạo).
  2. Nếu như thời gian trong thần thoại là buổi hồng hoang, khi trời đất chưa phân chia, con người chưa đông đúc, thời gian trong truyện cổ tích là thời quá khứ phiếm định "ngày xửa, ngày xưa", thì thời gian trong truyền thuyết là thời gian quá khứ - xác định. Truyền thuyết nào cũng kể về chuyện đã xảy ra rồi và vào một thời kỳ lịch sử nhất định nào đó (Vào thời đại Hùng Vương, cách đây 4000 năm, vào thời An Dương Vương cách đây trên 2000 năm, vào thời Hai Bà Trưng thế kỷ thứ I, Bà Triệu thế kỷ thứ III, Lê Lợi thế kỷ thứ XV...). Tuy nhiên thật khó mà đoán định khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian sáng tạo tác phẩm.
  3. Kết cấu của truyền thuyết gần giống kết cấu của thần thoại, cổ tích là kết cấu trực tuyến, không có đồng hiện và sự quay trở lại. Sự việc trong truyền thuyết không đầy đủ chi tiết như trong sử biên niên. Phần giới thiệu lai lịch nhân vật và kết cục cuộc đời thường được hư cấu kỳ diệu: Đinh Bộ Lĩnh là con của Rái Cá, Bà Trưng mất một cách đột ngột sau đêm ngủ say và hồn bay lên trời làm phúc thần, tạo nên mưa thuận gió hòa cho hạ giới.
  4. Truyền thuyết thường gắn với các di tích vật chất (gò, đồi, sông, suối...), các di tích văn hóa (đền thờ, tháp, chùa, tượng...) các phong tục và lễ hội (hội Dóng, hội Kiếp bạc, giỗ trận Đống Đa...)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lê Chí Quế (chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, cũng vì thế mà sinh ra các trường phái đầu tư khác nhau
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia