Thanh cung tuyển tú (chữ Hán: 清宮選秀), là đợt tuyển chọn các thiếu nữ chưa chồng của triều đại nhà Thanh.
Đây là hình thức tuyển chọn nổi tiếng nhất trong hậu cung và phủ vương công nhà Thanh, cũng là loại đợt tuyển hậu cung được ghi lại tỉ mỉ và chi tiết nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các Hoàng hậu, phi tần, thê thiếp của vương công cùng cung nữ triều Thanh đều được lựa chọn qua những đợt tuyển này. Những người tham gia đợt tuyển này, dù là Bát Kỳ tuyển tú hay Nội vụ phủ tuyển tú thì cũng đều được gọi chung là Tú nữ (秀女).
Chế độ tú nữ là đề tài thường xuyên được chú ý trong các đề tài về đời Thanh, là nơi xuất phát của đa số cuộc hôn nhân trong cung đình Thanh triều. Dựa trên xuất thân, nhà Thanh chia ra hai loại tuyển tú, mỗi loại dẫn đến kết quả khác nhau.
Hai loại tuyển tú này, do được phân định bởi xuất thân nên không thể nhầm lẫn. Không có khả năng xuất hiện tình huống “Tuyển tú thất bại sẽ làm cung nữ” như Bộ bộ kinh tâm.
Bát Kỳ tuyển tú triều Thanh là nguồn tuyển chủ yếu của hậu cung nhà Thanh. Sự nhất quán với tư duy thống trị của Hoàng đế Mãn Châu là nhằm hy vọng đảm bảo sự ổn định trong huyết thống hoàng tộc, cũng từng bước dần dần hình thành lực khống chế nhất định đối với nữ tử Bát Kỳ trong định chế tuyển tú. Dựa theo chế độ nhà Thanh, nữ tử trong một kỳ chỉ cần phù hợp điều kiện nhất định (ví dụ như chức quan của phụ thân) thì đều cần phải tham gia tuyển tú, chỉ khi sau lúc tuyển tú bị “Lược bài tử” thì mới có thể tự do hôn phối với người khác. Quy định này gắt gao đến nỗi, dẫu bị bệnh hoặc phải để tang thì cũng bị lưu tên để tham gia dự tuyển lần sau, nói chung là hoàn toàn không thể trốn được. Có thể nói rằng, phụ nữ Bát Kỳ thời Thanh nếu không vì các loại lý do đặc thù, thì đều đã từng phải tham gia tuyển tú, đây cũng là điểm quan trọng của chế độ tuyển tú.
Bất quá, vì chế độ cung đình nhà Thanh nghiêm ngặt, nữ tử Bát Kỳ một khi vào cung sẽ không thể liên lạc với gia đình, có hạnh phúc cũng không thể vượt qua sầu muộn, nên đời Thanh những gia tộc có địa vị thường không hy vọng nữ quyến của gia tộc mình được lựa chọn, từ số lượng lớn văn chương [“Mừng muội muội bị lược bài”; 賀妹撂牌] của người Bát Kỳ để lại cũng có thể thấy được điều đó. Nhìn chung, Bát Kỳ tuyển tú thật sự là ác mộng với các cô gái Bát Kỳ nhà quyền thế.
Yêu cầu và quá trình của một đợt Bát Kỳ tuyển tú triều Thanh:
Lệ cấm về tuyển tú đời Thanh:
Điều kiện về chức quan của phụ thân Tú nữ | ||||
---|---|---|---|---|
Thời gian | Người Bát Kỳ ở kinh sư | Người Bát Kỳ ngoại nhậm | Người Bát Kỳ trú phòng (trong quân ngũ) | |
Mãn Châu, Mông Cổ | Hán Quân | |||
Thời Thuận Trị đến Càn Long thứ 7 | Toàn bộ | |||
Năm Càn Long thứ 8 đến năm thứ 11 | Toàn bộ | Toàn bộ | Văn: Đồng tri trở lên Võ: Du kích trở lên |
Toàn bộ |
Năm Càn Long thứ 11 đến Gia Khánh thứ 11 | Toàn bộ | Toàn bộ | Văn: Đồng tri trở lên Võ: Du kích trở lên |
Tướng quân, Đô thống và Phó Đô thống |
Năm Gia Khánh thứ 11 đến năm thứ 12 | Toàn bộ | Văn:Bút thiếp thức trở lên Võ:Kiêu kỵ giáo trở lên |
Văn: Đồng tri trở lên Võ: Du kích trở lên |
Tướng quân, Đô thống và Phó Đô thống |
Năm Gia Khánh thứ 12 đến Quang Tự thứ 12 | Hộ quân, Lĩnh thôi trở lên | Văn:Bút thiếp thức trở lên Võ:Kiêu kỵ giáo trở lên |
Văn: Đồng tri trở lên Võ: Du kích trở lên |
Tướng quân, Đô thống và Phó Đô thống |
Thời Quang Tự là thời kỳ thay đổi liên tục lệ tuyển tú nhất, cụ thể:
Sự thay đổi liên tục về lệ tuyển tú thời Quang Tự | |||||
---|---|---|---|---|---|
Thời gian | Độ tuổi | Người Bát Kỳ ở kinh sư | Người Bát Kỳ ngoại nhậm | ||
Năm thứ 12 | 13 đến 19 | Đương nhiệm | Văn: hàm Lục phẩm trở lên Võ: hàm Ngũ phẩm trở lên |
Đương nhiệm | Văn:Tri phủ trở lên Võ:Tham tướng trở lên |
Nguyên nhiệm[5] | Văn: hàm Lục phẩm trở lên Võ: hàm Lục phẩm trở lên |
Nguyên nhiệm | Văn:Tri phủ trở lên Võ:Tham tướng trở lên | ||
Năm thứ 17 | 15 đến 19 | Văn: hàm Ngũ phẩm trở lên Võ: hàm Tứ phẩm trở lên |
Toàn bộ không được dự tuyển | ||
Năm thứ 20 | 15 đến 18 | Văn: hàm Lục phẩm trở lên Võ: hàm Ngũ phẩm trở lên |
Không rõ | ||
Năm thứ 32 | 14 đến 18 | Văn: hàm Ngũ phẩm trở lên Võ: hàm Tứ phẩm trở lên |
Văn: hàm Ngũ phẩm trở lên Võ: hàm Tứ phẩm trở lên | ||
Từ năm thứ 32 trở đi | Đình chỉ tuyển tú |
Các văn bản đều ghi lại kết quả tuyển tú là [Sung nhập hậu cung; 充入後宮] hoặc [Gả cho Tông Thất chi gần; 指派給予近支宗室]. Đối với loại thứ 2, rất nhiều phim truyện về đời Thanh đều ghi rằng “Hoàng đế tuyển một lần, Vương gia tông thất tuyển thêm 1 lần nữa”, chuyện này vô cùng sai lầm.
Căn cứ vào chế độ đời Thanh, khi Hoàng đế tuyển tú sẽ lấy tâm lý “quan tâm thân thuộc”, tiến hành chỉ hôn cho họ hàng gần. Hoàng tộc chi gần, tức cận phái tông chi hay cận chi cận phái, là những Tông Thất có huyết thống gần với Hoàng đế nhất. Mà trong vấn đề tuyển tú chỉ hôn, những người này là Hoàng tử, Hoàng tôn hoặc những Tông Thất có chung tổ phụ (ông nội) với Hoàng đế. Ví dụ thời Càn Long, khi tuyển tú thì Hoàng đế đã yêu cầu Tông Nhân phủ liệt kê các hậu duệ của Khang Hi Đế trong phạm vi độ tuổi phù hợp thành hôn, viết lên lục đầu bài, nếu thấy có tú nữ thích hợp sẽ xem xét phối hôn. Tới thời Gia Khánh, Gia Khánh Đế cũng y theo tiền lệ thời Càn Long, yêu cầu Tông nhân phủ liệt kê các hậu duệ của Ung Chính Đế cần ban hôn. Đương nhiên, có giai đoạn các Tông Thất cần chỉ hôn rất nhiều mà số được ban hôn lại rất ít, nên mới nói không phải hôn nhân của Tông Thất chi gần nào cũng đều do Hoàng đế quyết định.
Vấn đề cung nữ triều Thanh luôn là một đề tài tương đối phức tạp. Trong thực tế, các ghi chép đời Thanh cũng có xuất hiện chuyện lẫn lộn Bát Kỳ tuyển tú và Nội vụ phủ tuyển tú, đến các nghiên cứu đời sau thì sự nhầm lẫn này càng thêm rõ ràng, thậm chí lại có xu hướng cẩu thả. Xem xét chế độ cung nữ phức tạp thời Minh, triều đình nhà Thanh từ việc lựa chọn người của Nội vụ phủ Bát Kỳ mà xây dựng nên chế độ cung nữ của riêng mình, đem Thượng tam kỳ Bao y thuộc quản lý trực tiếp của Hoàng đế để phục vụ người nhà của Hoàng đế (kỳ chủ), cũng là một bước tiến so với chế độ bao y Mãn Châu trước khi nhập quan.
Chế độ cung nữ thời Thanh, trong phương diện tuyển chọn nhân lực thì cơ bản giống với Bát Kỳ tuyển tú, chẳng qua những hạn chế đối với chức quan của phụ thân gần như không có, là do mục đích cuối cùng của tuyển chọn là để lựa cung nữ chứ không phải hậu cung. Bất quá cung nữ ở trong cung hầu hạ ngẫu nhiên được Hoàng đế sủng hạnh mà trở thành phi tần tuy rằng có rất nhiều trường hợp, nhưng ở đời Thanh, những trường hợp này so với tổng số tỉ lệ vẫn rất nhỏ.
Cung nữ làm việc trong cung chỉ là chuyện tạm thời, nói như vậy tức là sau từ 5 năm đến 10 năm, hoặc đến 25 tuổi (trước thời Ung Chính là 30 tuổi) thì có thể trình báo, nhận được sự cho phép thì có thể xuất cung tự do kết hôn, đương nhiên cũng có trường hợp bị trục xuất trước thời hạn do bệnh tật hoặc phạm lỗi. Chỉ là thường cung nữ không cần phải đến 25 tuổi, hơn 20 tuổi là có thể xuất cung rồi. Và có 1 bộ phận rất nhỏ trong số họ ngẫu nhiên được Hoàng đế sủng hạnh, trở thành Hậu phi cấp thấp (thông thường là Thường tại và Đáp ứng), rồi có thể từ từ leo lên. Ngoài ra cũng có một số trường hợp đặc thù, sau khi Nội vụ phủ tuyển tú kết thúc hoặc đang làm việc trong cung thì được sắp xếp chỉ hôn cho Tông Thất nào đó (xem bài Phúc tấn). Cũng có cung nữ sau khi đủ tuổi xuất cung được tứ hôn cho đại thần trong Bát Kỳ làm vợ hoặc thiếp. Đương nhiên, cũng có 1 nhóm rất ít được Hậu phi tín nhiệm, ngây dại ở trong cung năm này qua năm khác.
Khái niệm Nữ quan triều Thanh và các triều đại Trung Quốc trước đây trên định nghĩa không giống nhau. Các triều đại khác của Trung Quốc, thì “nữ quan” là một chế độ có phẩm cấp rõ ràng và thực hiện chấp chưởng cung nữ, còn Thanh triều thì đó chỉ là những Ngoại mệnh phụ được Nội vụ phủ đề cử để tiến hành hỗ trợ những nghi thức trong các điển lễ quan trọng trong hoàng tộc, mang tính chất tạm thời, hoàn toàn khác nhau.
Cung nữ trong cung đình nhà Thanh, dựa vào lý lịch và bổn phận mà có chuyện “đẳng cấp ngầm”. Như thân phận cung nữ lâu năm sẽ cao hơn cung nữ mới đến, cung nữ thân cận với Đế-Hậu sẽ cao hơn cung nữ làm việc vặt, nhưng do triều Thanh không hình thành chế độ nữ quan nghiêm khác như các triều đại Trung Quốc khác nên đãi ngộ nhìn chung vẫn là dành cho cung nữ.
Bên cạnh đó, có hai vị Dụ Đức Linh và Dụ Dung Linh đều xưng là “nữ quan”, mà các hồi ký của Đức Linh cũng tự xưng mình là “Ngự tiền nữ quan” (御前女官), là một trong Tử Cấm Thành bát nữ quan (紫禁城八女官). Mà thực tế thì những cách gọi này đều là xưng hô nôm na, hoặc rất có thể là cách Đức Linh “mạ vàng” cho bản thân. Dụ Đức Linh và Khánh vương phủ Tứ cách cách các loại, chỉ là thường xuyên vào cung làm bạn với Từ Hi Thái hậu, cùng bà vãn chuyện mà thôi, không quan hệ với các kiểu cung nữ và nữ quan đó. Bất quá chuyện tiếm xưng vào thời Thanh rất nhiều, cũng có thể là thái giám hoặc người ngoại quốc tiếm xưng Đức Linh là nữ quan, và bà ấy lấy đó như một sự khen tặng để nâng cao vị trí của mình.
Một số điểm cần chú ý về tuyển chọn Bát Kỳ tú nữ và Nội vụ phủ tú nữ:
Dựa trên bài tổng hợp của hai vị chuyên gia sử Thanh là Quất Huyền Nhã (橘玄雅) và Tẩy Đồng nữ sử (洗桐女史), được thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu: