USS Norfolk (DL-1)

USS Norfolk (DL-1) vào giữa thập niên 1960
Khái quát lớp tàu
Tên gọi lớp Norfolk
Lớp trước lớp Gearing
Lớp sau lớp Mitscher
Thời gian hoạt động 1953- 1970
Chế tạo 1
Nghỉ hưu 1
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Norfolk (DL-1)
Đặt tên theo Norfolk, Virginia
Xưởng đóng tàu New York Shipbuilding Corporation
Đặt lườn 1 tháng 9, 1949
Hạ thủy 29 tháng 12, 1951
Nhập biên chế 4 tháng 3, 1953
Xuất biên chế 15 tháng 1, 1970
Xóa đăng bạ 1 tháng 11, 1973
Số phận Bán để tháo dỡ, 22 tháng 8, 1974
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Soái hạm khu trục
Trọng tải choán nước 5.600 tấn Anh (5.690 t)
Chiều dài 540 ft (160 m)
Sườn ngang 54 ft (16 m)
Mớn nước 26 ft (7,9 m)
Công suất lắp đặt 80.000 bhp (60.000 kW)
Động cơ đẩy
Tốc độ 32 kn (59 km/h; 37 mph)
Tầm xa 6.000 nmi (11.000 km; 6.900 mi) ở tốc độ 20 kn (37 km/h; 23 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 42 sĩ quan
  • 504 thủy thủ
Hệ thống cảm biến và xử lý
Vũ khí

USS Norfolk (DL-1) là một soái hạm khu trục hoạt động cùng Hải quân Hoa Kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư được đặt cái tên này, nhưng chỉ là chiếc thứ hai được cho nhập biên chế, vốn được đặt theo tên thành phố Norfolk, Virginia.[3] Nguyên dự định là chiếc đầu tiên của một lớp tàu tuần dương chống tàu ngầm, chi phí quá tốn kém đã khiến chỉ có một chiếc được chế tạo, và nó chủ yếu phục vụ vào việc thử nghiệm những chiến thuật và vũ khí chống tàu ngầm mới. Norfolk xuất biên chế vào năm 1970 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1974.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Là tàu chiến lớn đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo sau khi Thế Chiến II chấm dứt, Norfolk bắt đầu được thiết kế từ năm 1945, mang tên dự án SCB 1 (SCB: Ship Characteristic Board) từ năm 1946, và được phê duyệt vào năm 1947 như là chiếc CLK-1, một tàu tìm-diệt tàu ngầm có thể hoạt động trong mọi hoàn cảnh thời tiết đồng thời trang bị thế hệ radar, sonar và thiết bị điện tử thế hệ mới nhất. Nó được thiết kế dựa trên một khung tàu tuần dương hạng nhẹ để có thể mang theo một loạt các cảm biến khác nhau so với một tàu khu trục.[3][4] Thế hệ tàu mới này được dự định để theo dõi và tiêu diệt lớp tàu ngầm Whiskey của Liên Xô, mà tính năng được cho là tương đương hoặc thậm chí tốt hơn tàu ngầm U-boat Kiểu XXI của Đức Quốc xã.[1]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh nghiệm có được trong chiến tranh chống tàu ngầm của Thế Chiến II được đúc kết khi Hải quân Mỹ bắt đầu tìm kiếm những phương tiện chống ngầm mới để hoạt động cùng đội đặc nhiệm tàu sân bay. Rõ ràng là thiết giáp hạmtàu tuần dương không được thiết kế tối ưu cho nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ, trong khi tàu khu trục không có được tầm xa hoạt động cần thiết. Điều này đưa đến việc tìm kiếm một kiểu tàu mới, vốn chưa có tên, và gọi chung là tàu "hô tống" (escort), có thể là tàu hộ tống đại dương (ocean escort) hay tàu hộ tống hạm đội (fleet escort). Các tàu frigate và tàu khu trục thời Thế Chiến II được hiện đại hóa được xếp lớp là tàu khu trục hộ tống đại dương (Ocean Escort [Destroyer]), nhưng hải quân cảm thấy cần có một kiểu tàu chiến lớn hơn, có kích cỡ trung gian giữa một tàu tuần dương (lúc đó toàn là tàu toàn súng lớn truyền thống với vai trò đối hạm) với một tàu hộ tống phòng không/chống ngầm. Hải quân đã chọn một kiểu "siêu khu trục hạm", có tầm hoạt động xa và tốc độ đủ nhanh, nhưng trang bị ít vũ khí đối hạm và phòng không, đồng thời có những phương tiện chống ngầm tiên tiến nhất. Kích cỡ con tàu cũng đủ lớn để bố trí các phương tiện chỉ huy, nên chúng cũng sẽ được sử dụng như những soái hạm khu trục.[1]

Công việc thiết kế con tàu mới "DL 1" (destroyer leader) trong tương lai được bắt đầu vào tháng 4-tháng 5, 1946 theo dự án SCB 1, và được chấp hận vào năm 1947 như là chiếc CLK-1. Nó được thiết kế như một tàu tim-diệt tàu ngầm lớn có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và đủ lớn để trang bị radar, sonar và thiết bị điện tử tốt nhất sẵn có. Nó được thiết kế trên nền tảng lườn một tàu tuần dương hạng nhẹ để trang bị nhiều cảm biến hơn so với một tàu khu trục, với mong muốn khả năng phát hiện tầm xa sẽ giúp phối hợp hoạt động chống ngầm của các tàu khu trục. Thiết kế được tiếp tục tinh chỉnh trong năm 1948 và cho đến mùa Hè 1949; kiểu căn bản dựa trên một tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Atlanta.[1]

Đặc tính thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Với chiều dài chung 540 ft (160 m) và mạn tàu rộng 54 ft (16 m), chiếc soái hạm khu trục có hình dáng dài và hẹp, với tỉ lệ dài/rộng tương đương một tàu khu trục, và có đặc tính đi biển tốt. Nó có thiết kế trung gian giữa một tàu tuần dương hạng nhẹ và một tàu khu trục, với cấu trúc thượng tầng dài cách quãng bởi vị trí đặt xuồng, hai ống khói, cầu tàu tương đối cao và hai vị trí tháp pháo bắn thượng tầng phía trước và phía sau kèm với các bệ pháo phòng không. Nó cũng có ống phóng ngư lôi nhưng đặt cố định hai bên lườn tàu, gồm bốn ống mỗi bên mạn. Học hỏi từ các vụ thử nghiệm bom nguyên tử, nó được thiết kế để bụi phóng xạ được quét sạch khỏi sàn tàu và cầu tàu được đóng kín hoàn toàn để bảo vệ tốt hơn, trong mọi cánh cửa đều được đệm kín không chỉ ở mức sàn tàu. Có thể nói Norfolk là tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ đầu tiên có tính năng phòng chống xạ-hóa-sinh.[1]

Hệ thống động lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Norfolk được vận hành bởi hai turbine hơi nước General Electric dẫn động hai trục chân vịt thông qua hộp số giảm tốc; hơi nước được cung cấp bởi bốn nồi hơi Babcock & Wilcox, tổng công suất đạt 80.000 bhp (60.000 kW). Với kiểu dáng dài và hẹp và với trọng lượng choán nước ở mức trung bình là 5.600 tấn Anh (5.690 t) khi đầy tải, con tàu đạt được tốc độ tối đa 32 kn (59 km/h; 37 mph). Tầm xa được thiết kế để phù hợp điều kiện hoạt động tại Đại Tây Dương là 6.000 nmi (11.000 km; 6.900 mi) ở tốc độ đường trường 20 kn (37 km/h; 23 mph). Nhằm mục đích hoạt động chống ngầm, chân vịt có đường kính khá lớn để quay chậm hơn và như thế hoạt động ít ồn hơn.[1]

Hệ thống vũ khí

[sửa | sửa mã nguồn]
Norfolk ngoài khơi Hampton Roads vào tháng 9 năm 1955. Có thể thấy rõ hai tháp pháo 3-inch nòng đôi đặt trước sau trên trục dọc cùng hai bệ phóng rocket Alpha chống ngầm hai bên phía trước cầu tàu.

So với kích cỡ và tải trọng, hệ thống vũ khí được trang bị ban đầu cho Norfolk tỏ ra yếu kém. Dàn pháo chính bao gồm bốn tháp pháo 3-inch/50-caliber Mark 33 nòng đôi bắn thượng tầng gồm hai phía trước và hai phía sau; chúng được nâng cấp lên kiểu 3-inch/70-caliber vẫn còn đang được thử nghiệm vào năm 1950. Hỏa lực phòng không tầm gần gồm bốn khẩu đội Oerlikon 20 mm/70-caliber nòng đôi bố trí trên sàn phía đuôi tàu, gồm hai khẩu đội mỗi bên mạn. Tám ống phóng dành cho ngư lôi 21 inch (530 mm) Mark 35, chúng có chiều dài 13 ft 5 in (4,09 m) với đầu đạn HBX nặng 270 lb (120 kg) và đặt được tầm xa 13.000 yd (12 km) ở tốc độ 27 kn (50 km/h); kiểu ngư lôi này được dẫn đường bằng hệ thống dò âm chủ động và thụ động, và là vũ khí chống ngầm chủ yếu. Chúng được bổ sung bởi bốn dàn phóng rocket chống ngầm RUR-4 Alpha Weapon gồm hai dàn bố trí hai bên mạn ngay trước cầu tàu và hai dàn đặt dọc phía đuôi tàu, tốc độ phóng là khoảng 12 rocket mỗi phút.[1]

Chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Norfolk được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation tại Camden, New Jersey vào ngày 1 tháng 9, 1949. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 12, 1951, được đỡ đầu bởi cô Betty King Duckworth, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ như tàu soái hạm khu trục với ký hiệu lườn DL-1 vào ngày 4 tháng 3, 1953 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại tá Hải quân Clarence Matheson Bowley.[1][3][5]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất chuyến đi chạy thử máy tại vùng biển Caribe vào tháng 2, 1954, Norfolk được điều về Hạm đội Đại Tây Dương, và từ năm 1955 đến năm 1957 đã lần lượt đảm nhiệm vai trò soái hạm cho các chi hạm đội khu trục 2, 4 và 6. Trong giai đoạn 1956-1957 nó là soái hạm của Tư lệnh Lực lượng Khu trục Hạm đội Đại Tây Dương. Vào tháng 6, 1957, nó tham gia cuộc Duyệt binh Hạm đội Quốc tế trong vai trò soái hạm cho Đô đốc Jerauld Wright, Tổng tư lệnh Hạm đội Đại Tây Dương và là Tư lệnh Tối cao Đồng minh Đại Tây Dương trong Khối NATO. Con tàu gặp một tai nạn nồi hơi vào cuối năm 1955.[3]

Đến năm 1959, kiểu pháo chính 3 inch (76 mm)/50 caliber đa dụng của Norfolk được thay bằng kiểu 3-inch/70-caliber, và các khẩu pháo phòng không Oerlikon 20 mm được tháo dỡ. Sang năm 1960, con tàu được tăng cường một dàn 8 ống phóng tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC nhằm nâng cao năng lực chống tàu ngầm. Đang khi tuần tra trong eo biển Florida cùng với tàu khu trục The Sullivans (DD-537) vào ngày 10 tháng 5, 1960, nó bị một tàu Cuba quấy nhiễu.[3]

Vào năm 1961, Norfolk tham gia cuộc Tập trận UNITAS II trong vai trò soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 2, khi nó thực hành chống tàu ngầm cùng với tàu chiến của hải quân các nước Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Chile, Argentina, UruguayBrazil. Nó lặp lại hoạt động hàng năm này trong suốt năm năm tiếp theo trong vai trò soái hạm cho Tư lệnh Lực lượng Nam Đại Tây Dương, ngoại trừ vào năm 1962 khi nó đảm nhiệm vai trò soái hạm cho Tư lệnh Lực lượng Tuần dương-Khu trục Hạm đội Đại Tây Dương. Vào năm 1965, con tàu là soái hạm chỉ huy cuộc Tập trận UNITAS VI.[1][3]

Norfolk đã tham gia cuộc Tập trận LANTFLEX 66 trong vai trò soái hạm từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12, 1966; trong cuộc tập trận ngày nó đã theo dõi hai tàu đánh cá Liên Xô RepiterTeodilit. Con tàu tiếp tục đảm nhiệm vai trò soái hạm cho Tư lệnh Lực lượng Nam Đại Tây Dương trong cuộc Tập trận UNITAS VIII vào mùa Thu năm 1967. Sau đó nó được phái đi làm nhiệm vụ soái hạm cho Tư lệnh Lực lượng Trung Đông từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 15 tháng 10, 1968, nơi nó từng viếng thăm các cảng Bahrain, Somaliland thuộc Pháp, Saudi Arabia, Ethiopia. Kenya, the Seychelles, Mauritius, Cộng hòa Malagasy, Ấn Độ, Pakistan, Australia, New Zealand, Tahiti, Mexico và vùng kênh đào Panama. Nó quay trở về Norfolk vào tháng 10, 1968.[1][3]

Norfolk được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 1, 1970,[1][3][5] và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương.[3] Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 9, 1974,[1][5] và con tàu bị bán để tháo dỡ vào ngày 22 tháng 8 1974.[1][5][6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n Bocquelet, David. “USS Norfolk (DL-1)”. Naval Encyclopedia. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ Blackman 1970, tr. 434
  3. ^ a b c d e f g h i Naval Historical Center. Norfolk II (DL-1). Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  4. ^ Friedman 1982, tr. 255-258
  5. ^ a b c d Yarnall, Paul R. (8 tháng 1 năm 2020). “USS Norfolk (DL-1)”. NavSource.org. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ [[[:Bản mẫu:Naval Vessel Register URL]] “Naval Vessel Register DL1”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Đột nhiên, Hiruguma nói rằng nếu tiếp tục ở trong lãnh địa, Gojo vẫn phải nhận đòn tất trúng
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Sau khi loại bỏ hoàn toàn giáp, Vua Thú sẽ tiến vào trạng thái suy yếu, nằm trên sân một khoảng thời gian dài. Đây chính là lúc dồn toàn bộ combo của bạn để tiêu diệt quái