Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo

USS George Washington – chiếc dẫn đầu của lớp tàu ngầm SSBN đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. George Washington cũng là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên có khả năng răn đe hạt nhân được triển khai bởi bất kỳ lực lượng hải quân nào trên thế giới
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân Đề án 667BD (lớp Delta II) của Liên Xô

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là một loại tàu ngầm có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) cùng với đầu đạn hạt nhân. Theo định danh của hải quân Mỹ, tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân được ký hiệu là SSBSSBNSS nghĩa là submarine (hay submersible ship), B là viết tắt của ballistic missile, và N biểu thị nuclear powered. Những chiếc tàu ngầm này là hệ thống vũ khí quan trọng trong Chiến tranh Lạnh bởi vì chúng có khả năng răn đe hạt nhân. Chúng có khả năng bắn các tên lửa đạn đạo từ khoảng cách hàng ngàm km tới mục tiêu, và nhờ khả năng di chuyển yên tĩnh trong lỏng biển mà cũng rất khó để phát hiện ra chúng, khiến cho tàu ngầm SSB/SSBN là một hệ thống phóng vũ khí hạt nhân có khả năng sống sót cao khi phải chịu một cuộc tấn công hạt nhân. Tổng hợp lại, các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo là một thành phần quan trọng trong chính sách răn đe hạt nhân của các quốc gia.

Hạm đội SSB/SSBN lớn nhất là của Hoa KỳNga (sau sự sụp đổ của Liên Xô). Một số tàu SSB/SSBN được triển khai trong hải quân Pháp, Vương quốc Anh, Trung QuốcẤn Độ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu Hoa Kỳ và Liên Xô trang bị cho một vài tàu ngầm và tàu nổi tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân vào thập niên 50. Các tàu của Mỹ triển khai các tên lửa hành trình Regulus I còn Liên Xô triển khai tên lửa P-5 Pyatyorka (SS-N-3 Shaddock), cả hai loại tên lửa này đều có khả năng phóng từ tầu ngầm đang trong trạng thái nổi. Mặc dù các tên lửa này tiếp tục được trang bị cho đến năm 1964. Liên Xô còn trang bị tên lửa hành trình P-5 Pyatyorka lên tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Project 659 (lớp Echo I). Tuy nhiên, vai trò của tên lửa hành trình hạt nhân phóng từ tàu ngầm đã bị lu mờ bởi các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân (SSBN) kể từ năm 1960.[1]

Nguồn gốc của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu ngầm lớp I-400 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được coi là tiền thân của tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hiện nay, đặc biệt là với chương trình tên lửa hành trình Regulus được tiến hành khoảng một thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.[2] Quốc gia đầu tiên đưa vào trang bị tàu ngầm thông thường mang tên lửa đạn đạo (SSB) là Liên Xô, khi đã tiến hành chuyển đổi thử nghiệm các tàu ngầm Proyekta 611 (lớp Zulu IV) chạy bằng năng lượng diesel để có thể mang theo 1 ống phóng tên lửa trên tháp chỉ huy của tàu. Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới phóng thành công tên lửa đạn đạo R-11FM từ tàu ngầm (SS-N-1 Scud-A, phiên bản trang bị trên tàu ngầm của tên lửa SS-1 Scud) vào ngày 16/9/1955.[3]

Cùng với năm chiếc tàu ngầm Project V611 và AV611 (lớp Zulu V), đây là những chiếc tàu ngầm thông thường trang bị tên lửa đạn đạo SSB đầu tiên trên thế giới với mỗi chiếc được trang bị hai tên lửa R-11FM, bắt đầu đi vào hoạt động năm 1956–57.[4] Chúng được thay thế bởi 23 tàu ngầm Project 629 (lớp Golf) vào năm 1958–1962, những tàu này được thiết kế đặc biệt với 3 ống phóng tên lửa thẳng đứng được tích hợp trong tháp tàu ngầm.[5] Tên lửa đạn đạo R-13 (SS-N-4) chỉ có thể phóng khi tàu ngầm đang nổi, khi phóng, tên lửa sẽ được nâng lên bên trên của ống phóng. Nhưng loại tên lửa đạn đạo R-21 (SS-N-5), được trang bị vào năm 1963, có thể được phóng ngầm dưới mặt nước.

Phù hiệu tuần tra trên tàu SSBN, bằng bạc và vàng, được Hải quân Hoa Kỳ trao tặng cho các thủy thủ đã hoàn thành ít nhất một cuộc tuần tra trên tàu SSBN

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên đi vào hoạt động là tàu ngầm USS George Washington được trang bị 16 tên lửa Polaris A-1. USS George Washington được đưa vào trang bị vào tháng 12 năm 1959 và đã thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên từ tháng 11 năm 1960 – tháng 1 năm 1961.[6] Tên lửa Polaris và tàu ngầm SSBN đầu tiên của Mỹ được phát triển bởi phòng dự án đặc biệt của Chuẩn đô đốc W. F. "Red" Raborn. George Washington được thiết kế và chế tạo lại từ thân tàu ngầm tấn công nhanh thuộc lớp Skipjack, USS Scorpion, với việc bổ sung khoang chứa tên lửa dài 130 ft (40 m) được hàn vào giữa tàu. Việc sử dụng năng lượng hạt nhân là một bước tiến quan trọng, cho phép một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo không bị phát hiện trên biển bằng cách luôn ở trạng thái lặn hoặc thỉnh thoảng lặn ở độ sâu kính tiềm vọng từ (50 đến 55 ft (15 đến 17 m)) trong suốt hải trình.

Một điểm khác biệt quan trọng giữa các SLBM của Mỹ và Liên Xô là loại nhiên liệu tên lửa; tất cả các tên lửa SLBM của Mỹ đều là tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, trong khi tất cả các tên lửa SLBM của Liên Xô sử dụng nhiên liệu lỏng, trừ tên lửa RSM-56 Bulava, trang bị năm 2014. Với số lượng tên lửa trên một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ lớn hơn số lượng tên lửa trang bị trên năm chiếc tàu ngầm thông thường lớp Golf, Liên Xô đã tụt hậu so với Mỹ về khả năng răn đe hạt nhân trên biển. Liên Xô chỉ sau Mỹ 1 năm trong việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo SSBN, khi họ triển khai tàu ngầm K-19 thuộc Project 658 (lớp Hotel), đi vào trang bị vào tháng 11 năm 1960. Tuy nhiên, lớp tàu ngầm này cũng chỉ mang được 3 tên lửa như lớp Golf. Tầu ngầm SSBN đầu tiên của Liên Xô có khả năng mang 16 tên lửa là Project 667A (lớp Yankee), với chiếc đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 1967, trong khi hải quân Mỹ đã có 41 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ("41 tàu ngầm vì tự do").[7][8]

Triển khai và nâng cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên lửa SLBM ban đầu có tầm bắn ngắn, đã ảnh hưởng nhiều đến vị trí triển khai các tàu ngầm. Tính đến cuối những năm 1960, tên lửa Polaris A-3 đã được trang bị trên tất cả các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ với tầm bắn tới 4.600 kilômét (2.500 nmi), một sự cải thiện đáng kể so với tầm bắn chỉ 1.900 kilômét (1.000 nmi) trên tên lửa Polaris A-1. Phiên bản A-3 được trang bị ba đầu đạn.[9][10] Lớp tàu ngầm Yankee của Liên Xô được trang bị tên lửa R-27 Zyb (SS-N-6) có tầm bắn 2.400 kilômét (1.300 nmi).

Mỹ đã thuận lợi hơn nhiều trong việc bố trí các căn cứ tàu ngầm của mình so với Liên Xô. Nhờ NATO và căn cứ hải ngoại trên đảo Guam, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ có thể triển khai vĩnh viễn tại căn cứ Advanced Refit ở Holy Loch, Scotland; Rota, Tây Ban Nha; và Guam vào giữa những năm 1960, dẫn đến các tàu ngầm có thể rút ngắn thời gian tuần tra vùng biển gần Liên Xô. Với chỉ hai lần xoay vòng các đoàn thủy thủ trên mỗi tàu ngầm SSBN, khoảng một phần ba hạm đội tàu ngầm của hải quân Mỹ sẽ duy trì tuần tra trên biển vào bất kỳ thời điểm nào. Căn cứ của Liên Xô tại Murmansk trên biển Atlantic và căn cứ Petropavlovsk-Kamchatsky trên Thái Bình Dương, đòi hỏi các tàu ngầm SSBN của Liên Xô phải tuần tra trên một hải trình dài (qua các trạm theo dõi tàu ngầm của NATO ở biển Atlantic) đến khu vực tuần tra giữa đại dương gần lục địa Mỹ (CONUS) với nhiều rủi ro.

Điều này dẫn đến việc sẽ chỉ có một vài tàu ngầm Liên Xô duy trì tuần tra trong khu vực trong mọi thời điểm. Điều này khiến cho Liên Xô phải phát triển tên lửa SLBM có tầm bắn xa hơn, cho phép tàu ngầm rút ngắn hải trình và có thể bắn tên lửa từ các tuyến đường biển gần các căn cứ hải quân của chúng. Liên Xô trang bị dòng tên lửa SLBM R-29 Vysota (với các phiên bản SS-N-8, SS-N-18, SS-N-23) trên các tàu ngầm Đề án 667B, 667BD, 667BDR, và 667BDRM (lớp Delta I đến Delta IV).[11] Tên lửa SS-N-8, với tầm bắn lên tới 7.700 kilômét (4.200 nmi), đi vào hoạt động cùng với tàu Delta-I từ năm 1972, từ trước khi lớp tàu Yankee được hoàn thiện. Có tổng cộng 43 tàu ngầm lớp Delta đi vào hoạt động giai đoạn 1972–1990, với tàu ngầm Delta III được trang bị tên lửa SS-N-18 và tàu ngầm Delta IV được trang bị R-29RM Shtil (SS-N-23).[12][13][14][15] Loại tên lửa mới đã tăng tầm bắn và có trang bị đầu đạn MIRV (chứa nhiều đầu đạn con tấn công mục tiêu độc lập).[11]

Tàu ngầm lớp Delta I trang bị 12 tên lửa; trong khi các tàu ngầm Delta sau này có khả năng mang 16 tên lửa. Tất cả các tàu ngầm lớp Delta đều có cấu trúc thượng tầng chứa các tên lửa nhiên liệu lỏng cỡ lớn của chúng.

UGM-73 Poseidon và Trident I

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Hoa Kỳ không triển khai thêm các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo mới nào kể từ năm 1967 đến 1981, nhưng vẫn phát triển thêm hai loại tên lửa SLBM mới. Ba mươi mốt tàu ngầm trong tổng số 41 tàu thuộc hạm đội tàu ngầm răn đe của hải quân Mỹ được chế tạo với ống phóng tên lửa có đường kính lớn hơn để có thể sử dụng các loại tên lửa mới sau này. Vào đầu những năm 1970, tên lửa UGM-73 Poseidon (C-3) đi vào trang bị, và 31 tàu ngầm SSBN này được trang bị loại tên lửa mới này.[16] Mỗi tên lửa UGM-73 Poseidon mới có khả năng mang đầu đạn MIRV gồm tới 14 đầu đạn con. Giống Liên Xô, người Mỹ cũng pháp triển tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn để đặt các căn cứ tàu ngầm SSBN tại lục địa Mỹ. Cuối những năm 1970, tên lửa Trident I đã được trang bị cho 12 tàu ngầm SSBN đang trang bị tên lửa UGM-73 Poseidon trước đó.[17][18] Cơ sở tàu ngầm SSBN tại Rota, Spain được đóng cửa và Căn cứ hải quân Vịnh King tại Georgia được xây dựng làm căn cứ cho tàu ngầm trang bị tên lửa Trident I.

Tàu ngầm mang tên lửa Trident và Typhoon

[sửa | sửa mã nguồn]
USS Alabama, một tàu ngầm SSBN thuộc lớp Ohio (hay còn gọi là Trident)

Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều đưa vào hoạt động các tàu ngầm SSBN cỡ lớn, được thiết kế để mang các loại tên lửa SLBM mới vào năm 1981. Tàu ngầm lớp Ohio, còn được gọi là "tàu ngầm Trident", là tàu ngầm có kích thước lớn nhất lúc bấy giờ với khả năng mang được 24 tên lửa, ban đầu nó được trang bị tên lửa UGM-96 Trident I nhưng được chế tạo với ống phóng tên lửa lớn hơn nhiều để có thể trang bị tên lửa Trident II (D-5), đi vào trang bị năm 1990.[19][20] Toàn bộ các tàu thuộc lớp này được chuyển đổi để sử dụng tên lửa Trident II đầu những năm 2000. Khi tàu ngầm USS Ohio bắt đầu thử nghiệm trên biển vào năm 1980, hai tàu ngầm lớp Benjamin Franklin đã tiến hành tháo dỡ các tên lửa đạn đạo để tuân thủ hiệp định SALT; tám chiếc còn lại đã được chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công (attack submarines (SSN)) cuối năm 1982. Tất cả các tàu này đều thuộc hạm đội Thái Bình Dương, và căn cứ tàu ngầm SSBN tại Guam cũng bị đóng cửa; những tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Ohio sử dụng căn cứ tàu ngầm Bangor, Washington. Mười tám tàu thuộc lớp Ohio đã được triển khai vào năm 1997,[21] bốn chiếc trong đó được chuyển đổi để mang tên lửa hành trình (SSGN) vào những năm 2000 tuân theo hiệp ước START I.

TK-17 Arkhangelsk, một tàu ngầm SSBN thuộc Đề án 941 (hay còn gọi là Typhoon)

Lớp tàu ngầm SSBN lớn nhất của Liên Xô là tàu ngầm Đề án 941 Akula, hay nổi tiếng hơn với tên gọi tàu ngầm lớp Typhoon (không nên nhầm với lớp tàu ngầm tấn công Đề án 971 Shchuka, được NATO gọi là "Akula"). Những tàu ngầm lớp Typhoon là những tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo với độ giãn nước khi chìm là 48.000. Chúng được vũ trang bằng 20 tên lửa R-39 Rif (SS-N-20). Sáu tàu ngầm lớp Typhoon đã được đưa vào hoạt động giai đoạn 1981–1989.[22]

Hậu Chiến tranh Lạnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc đóng mới các tàu ngầm SSBN đã ngừng lại cách đây hơn 10 năm tại Nga và muộn hơn tại Mỹ do Liên Xô tan rãChiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991. Hoa Kỳ đã nhanh chóng loại biên 31 tàu ngầm SSBN cũ kỹ còn lại, vài tàu ngầm được chuyển đổi sang vai trò khác, và căn cứ tàu ngầm SSBN tại Holy Loch ngừng hoạt động. Phần lớn lực lượng tàu ngầm SSBN của Liên Xô đã được loại bỏ và tháo dỡ do thỏa thuận Nunn–Lugar Cooperative Threat Reduction, nhằm tránh sự thất thoát vũ khí hạt nhân của Liên Xô sau khi tan rã.[23]

Hải quân Nga vẫn còn sử dụng sáu tàu ngầm Delta IV, ba tàu ngầm Delta III và một tàu ngầm lớp Typhoon sử dụng như một phương tiện phóng thử nghiệm các loại tên lửa mới (các tên lửa R-39 được chế tạo cho riêng lớp tàu ngầm Typhoon đã được tháo dỡ vào năm 2012). Các tên lửa nâng cấp như R-29RMU Sineva (SS-N-23 Sineva) đã được trang bị cho những tàu ngầm lớp Delta. Năm 2013 Nga đã đưa vào trang bị tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc lớp Borei, mang tên lớp Dolgorukiy theo tên tàu đầu tiên được chế tạo. Đến năm 2015 có thêm hai tàu ngầm khác đã đi vào biên chế. Lớp tàu ngầm này dự kiến sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Delta, và có khả năng mang 16 tên lửa SLBM nhiên liệu rắn RSM-56 Bulava, với tầm bắn được báo cáo là 10.000 kilômét (5.400 nmi) và sáu đầu đạn MIRV. Hoa Kỳ đang tiến hành thiết kế tàu ngầm tàu ngầm lớp Columbia nhằm thay thế lớp tàu ngầm Ohio; việc chế tạo dự kiến được tiến hành vào năm 2021.

Năm 2009, Ấn Độ đã hạ thủy tàu ngầm SSBN đầu tiên do nước này tự đóng, thuộc tàu ngầm lớp Arihant.[24]

Tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo có nhiệm vụ khác với tàu ngầm tấn côngtàu ngầm mang tên lửa hành trình. Các tàu ngầm tấn công được thiết kế đặc biệt cho việc tấn công các tàu của kẻ địch, còn tàu ngầm mang tên lửa hành trình được thiết kế để tấn công các tàu chiến cỡ lớn và các mục tiêu chiến thuật trên đất liền. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là răn đe hạt nhân. Chúng đóng vai trò như là nhân tố thứ 3 trong bộ ba răn đe hạt nhân của một quốc gia, cùng với các căn cứ tên lửa hạt nhân trên đất liền và các phi đội ném bom hạt nhân. Theo đó, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tập trung hơn vào việc ẩn náu, tránh bị tiêu diệt hơn là sử dụng để tấn công các tàu ngầm khác.

Các tàu ngầm SSBN được thiết kế để có khả năng tàng hình thủy âm để tránh bị phát hiện bằng mọi giá, và chúng được trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân cho phép chúng có khả năng thực hiện chuyến hải trình dài mà không cần nổi lên, đây là điều rất quan trọng. Chúng cũng được trang bị nhiều công nghệ giảm thiểu tiếng ồn chẳng hạn như sử dụng gạch chống dội âm, thiết kế động cơ đẩy, các thiết bị được đặt trên giá đỡ để giảm rung động. Sự vô hình cùng với khả năng của tàu ngầm SSBN khiến chúng có khả năng răn đe trước các cuộc tấn công (Bằng việc duy trì khả năng đáp trả lại mối đe dọa trong một cuộc phản công hạt nhân), cũng như có khả năng tấn công phủ đầu bằng tên lửa hạt nhân.

Các cửa sập mở ra của giếng phóng tên lửa UGM-27 Polaris trên tàu ngầm USS Sam Rayburn

Trong phần lớn các trường hợp, các tàu ngầm SSBN giống với các tàu ngầm tấn công cùng thế hệ, với phần thân đặc biệt dài để lắp các ống phóng tên lửa SLBM, ví dụ như tên lửa R-29 của Nga (SS-N-23) hay tên lửa Polaris của NATO do Mỹ chế tạo, tên lửa UGM-73 Poseidon, và tên lửa UGM-133 Trident II. Các thiết kế tên lửa thời kỳ đầu yêu cầu tàu ngầm phải nổi trước khi phóng, nhưng các tàu ngầm hiện đại thường phóng trong trạng thái chìm ở độ sâu của kính tiềm vọng thông thường nhỏ hơn 50 mét (160 ft). Tên lửa được phóng lên trên với vận tốc ban đầu đủ để chúng bật khỏi mặt nước, sau đó chúng sẽ kích hoạt động cơ của mình và bắt đầu bay lên theo quỹ đạo parabol đặc trưng của tên lửa đạn đạo. Hệ thống đẩy tên lửa khỏi ống phóng chìm bằng khí nén, về sau được thay thế bằng hệ thống đẩy bằng khí-hơi nước, được phát triển bởi đội trưởng Harry Jackson của phòng các dự án đặc biệt đứng đầu là chuẩn tướng William Raborn khi mà hệ thống thang máy nâng tên lửa tỏ ra quá phức tạp.[25].

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

SSBNSS nghĩa là submarine (hay submersible ship), B là viết tắt của ballistic missile, và N biểu thị nuclear powered.

Trong Hải quân Hoa Kỳ, SSBN đôi khi được gọi là tàu ngầm của Hạm đội mang tên lửa đạn đạo (Fleet Ballistic Missile submarines), hay FBMs. Theo tiếng lóng, tại Mỹ, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo còn được gọi là boomers. Tại Anh, chúng được gọi là bombers.[26] Trong lực lượng hải quân của cả hai nước, SSBN được vận hành bởi 2 thủy thủ đoàn đầy đủ – gồm 2 thuyền trưởng – gọi là GoldBlue ở Mỹ, StarboardPort tại Vương quốc Anh.

Hải quân Pháp đã đưa vào hoạt động các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của mình với tên gọi SNLE, viết tắt của Sous-marin Nucléaire Lanceur d'Engins (nghĩa là "Tàu ngầm mang thiết bị phóng chạy bằng năng lượng hạt nhân"). Thuật ngữ này áp dụng cho cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nói chung (ví dụ: "SNLE của Anh"[27]) và, về mặt kỹ thuật hơn, là một phân loại cụ thể của lớp Redoutable. Lớp Triomphant gần đây hơn được gọi là SNLE-NG, viết tắt của Sous-marin Nucléaire Lanceur d'Engins Nouvelle Génération (nghĩa là "Tàu ngầm mang thiết bị phóng chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ mới"). Hai đội thủy thủ đoàn được sử dụng để tối đa hóa thời gian hoạt động của tàu ngầm được gọi là đội "xanh" và "đỏ".

Liên Xô/Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Xô gọi tên loại tàu ngầm này là RPKSN[28] ("Strategic Purpose Underwater Missile Cruiser"). Cách gọi tên này được sử dụng cho tàu ngầm Đề án 941 Akula. Một vài thiết kế gọi là PLARB(«ПЛАРБ» – подводная лодка атомная с баллистическими ракетами, dịch ra là "Nuclear Submarine with Ballistic Missiles"-"Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo"). Định danh này được đặt cho các tàu ngầm cỡ nhỏ hơn như lớp Delta. Sau khi phát triển đến mức đỉnh vào năm 1984 (sau cuộc tập trận Able Archer 83), các cuộc tuần tra của tàu ngầm SSBN của Nga đã suy giảm đến mức mỗi tàu ngầm chỉ có một chuyến tuần tra mỗi năm, và chỉ có một tàu ngầm SSBN tuần tra trong mọi thời điểm. Do đó người Nga không áp dụng việc sử dụng nhiều đoàn thủy thủ trên tàu SSBN.[29]

Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn Độ xếp loại tàu ngầm này vào loại Tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược (Strategic Strike Nuclear Submarine).[30]

Các lớp tàu ngầm SSBN hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Các lớp tàu đang được phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Các lớp tàu ngầm SSBN đã loại biên

[sửa | sửa mã nguồn]
Tàu ngầm S 611 Le Redoutable của Pháp
Pháp Hải quân Pháp
Liên Xô/Nga Soviet Union / Russia
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland United Kingdom
Hoa Kỳ United States
Năm lớp tàu ngầm này tạo thành hạm đội "41 tàu ngầm vì tự do".

Vào ngày 4 tháng 2 năm 2009, tàu ngầm HMS Vanguard của Anh và Le Triomphant của Pháp đã va chạm ở Đại Tây Dương.[46] Sau đó tàu Vanguard đã tự mình quay trở lại căn cứ hải quân Faslane ở Scotland[47] còn Triomphant quay về Île Longue ở Brittany.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gardiner & Chumbley 1995, tr. 352–353, 549, 553–554.
  2. ^ Zimmer, Phil (ngày 5 tháng 1 năm 2017), “Japan's Underwater Aircraft Carriers”, warfarehistorynetwork.com, Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2019, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021
  3. ^ Wade, Mark. “R-11”. Encyclopedia Astronautica. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ “Large submarines – Project 611”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ “Ballistic missile submarines – Project 629”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ "Man and the FBM: The US Navy deploys its 1st Polaris Ballistic Missile Subs" trên YouTube
  7. ^ Gardiner & Chumbley 1995, tr. 403.
  8. ^ “Nuclear-powered ballistic missile submarines – Project 667A”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  9. ^ Friedman 1994, tr. 199–200.
  10. ^ Polmar 1981, tr. 131–133.
  11. ^ a b Gardiner & Chumbley 1995, tr. 355–357.
  12. ^ “Nuclear-powered ballistic missile submarines – Project 667B”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  13. ^ “Nuclear-powered ballistic missile submarines – Project 667BD”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  14. ^ “Nuclear-powered ballistic missile submarines – Project 667BDR”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  15. ^ “Nuclear-powered ballistic missile submarines – Project 667BDRM”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  16. ^ Friedman, p. 201
  17. ^ Gardiner & Chumbley 1995, tr. 553.
  18. ^ Friedman 1994, tr. 206.
  19. ^ Friedman 1994, tr. 206–207.
  20. ^ Gardiner & Chumbley 1995, tr. 554.
  21. ^ Gardiner & Chumbley 1995, tr. 613.
  22. ^ “Nuclear-powered ballistic missile submarines – Project 941”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  23. ^ “Verifying”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  24. ^ “India's nuclear submarine dream, still miles to go”. Reuters. ngày 31 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
  25. ^ Friedman 1994, tr. 194.
  26. ^ “Submarine Service – Royal Navy”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  27. ^ “SNLE-NG Le Triomphant. netmarine.net. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  28. ^ РПКСН Ракетный подводный крейсер стратегического назначения (Raketny Podvodnyy Kreiser Strategicheskogo Naznacheniya)
  29. ^ “Russian SSBN Fleet: Modernizing But Not Sailing Much”. Federation of American Scientists. ngày 3 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  30. ^ “INS Arihant completes India's nuclear triad, PM Modi felicitates crew”. The Economic Times. ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2019.
  31. ^ Diplomat, Saurav Jha, The. “India's Undersea Deterrent”. The Diplomat. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2016.
  32. ^ “Commissioning of INS Kalvari delayed | The Asian Age”. The Asian Age. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  33. ^ “Does China have an effective sea-based nuclear deterrent?”. ChinaPowerCSIS. ngày 28 tháng 12 năm 2015.
  34. ^ http://www.janes.com/article/50761/us-upgrades-assessment-of-china-s-type-094-ssbn-fleet
  35. ^ “Économie de la mer. SNLE 3G: la mise en chantier prévue pour 2023”. ouest-france.fr. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.
  36. ^ “From India Today magazine: A peek into India's top secret and costliest defence project, nuclear submarines”. India Today (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  37. ^ Diplomat, Saurav Jha, The. “India's Undersea Deterrent”. The Diplomat (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2019.
  38. ^ Roblin, Sebastien (ngày 27 tháng 1 năm 2019). “India is Building a Deadly Force of Nuclear-Missile Submarines”. The National Interest (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2019.
  39. ^ “New Successor Submarines Named” (Thông cáo báo chí). Gov.uk. ngày 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2016.
  40. ^ “New nuclear submarine given famous naval name”. BBC News. ngày 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2016.
  41. ^ “Q&A: Trident replacement”. BBC News. ngày 11 tháng 11 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2006.
  42. ^ “The Future of the United Kingdom's Nuclear Deterrent” (PDF). Ministry of Defence. ngày 4 tháng 12 năm 2006. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2006.
  43. ^ Weinberger, Sharon Weinberger Sharon (ngày 11 tháng 5 năm 2010). “Five Big-Ticket Pentagon Programs in the Cross Hairs”. Aol news. AOL Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
  44. ^ Chavanne, Bettina. “Gates Says U.S. Navy Plans Are Unaffordable”. The McGraw-Hill Companies, Inc. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.[liên kết hỏng]
  45. ^ Unnithan, Sandeep (ngày 23 tháng 7 năm 2009). “Deep impact”. indiatoday. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.[liên kết hỏng]
  46. ^ Williams, Rachel (ngày 16 tháng 2 năm 2009). “Nuclear submarines collide in Atlantic”. The Guardian. London. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009.
  47. ^ “Nuclear subs collide in Atlantic”. BBC News. ngày 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Trong Black Myth: Wukong thì Sa Tăng và Tam Tạng không xuất hiện trong game nhưng cũng hiện diện ở những đoạn animation
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Phô mai là thực phẩm phổ biến ở phương Tây. Ngày nay, phô mai được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể cả tại Việt Nam
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Dịch vụ thuê xe ở Mỹ rất phát triển có rất nhiều hãng cho thuê xe như Avis, Alamo, Henzt
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha và những gì cần biết trước khi roll Kazuha