Vĩnh Bình | |
---|---|
![]() | |
Vị trí | Việt Nam Cộng hòa |
Thành lập | 3/1/1957[1] |
Bãi bỏ | 27/7/1976[2] |
Dân số | 441.900 người |
Diện tích | 2.308 km² |
Hình thức chính quyền | Tỉnh |
Đơn vị hành chính thấp hơn | 2 thị xã, 12 huyện |
Vĩnh Bình là một tỉnh cũ của Việt Nam Cộng hòa.
Tỉnh Vĩnh Bình có vị trí địa lý:
Tỉnh Vĩnh Bình có diện tích 2.308 km², dân số năm 1973 là 441.900 người, mật độ dân số đạt 191 người/km².[3]
Tỉnh Vĩnh Bình có thị xã Phú Vinh và 7 quận: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Long Toàn, Tiểu Cần, Trà Cú.
Diện tích và dân số năm 1973 | ||||
---|---|---|---|---|
STT | Quận | Diện tích (km²) | Dân số (người) | |
1 | TX. Phú Vinh | 53.763 | ||
2 | Càng Long | 301,5 | 47.209 | |
3 | Cầu Kè | 210,1 | 36.683 | |
4 | Cầu Ngang | 338,8 | 83.663 | |
5 | Châu Thành | 421,4 | 122.755 | |
6 | Long Toàn | 402 | 19.836 | |
7 | Tiểu Cần | 247,5 | 41.902 | |
8 | Trà Cú | 386,7 | 89.847 | |
Tổng | Tỉnh Vĩnh Bình | 2.308 | 441.900 |
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 143-NV về việc thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh.
Ngày 3 tháng 1 năm 1957, Ngụy quyền Sài Gòn ban hành Sắc lệnh số 3-NV/HC/NĐ[1] về việc:
Tuy nhiên, tên tỉnh Vĩnh Bình chỉ tồn tại trên các giấy tờ hành chính của chế độ Sài Gòn. Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.
Tỉnh Vĩnh Bình có thị xã Phú Vinh (tỉnh lỵ), 9 quận; 20 tổng với 75 xã.
Đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Bình | ||||
---|---|---|---|---|
STT | Quận | Tổng | Quận lỵ | |
1 | TX. Phú Vinh | Tỉnh lỵ | ||
2 | Châu Thành | Trà Bình, Trà Nhiêu, Trà Phú | Phú Vinh | |
3 | Càng Long | Bình Khánh, Bình Khánh Thượng, Bình Phước | Bình Phú | |
4 | Cầu Ngang | Bình Trị, Vĩnh Lợi | Mỹ Hòa | |
5 | Cầu Kè | Tuân Giá | Hòa Ân | |
6 | Long Toàn | Vĩnh Trị | Long Toàn | |
7 | Tiểu Cần | Ngãi Thạnh | Tiểu Cần | |
8 | Trà Cú | Ngãi Hòa Thượng, Ngãi Hòa Trung, Thanh Hòa Thượng | Ngãi Xuyên | |
9 | Trà Ôn | Bình Lễ, Bình Thới, Thành Trị | Tân Mỹ | |
10 | Vũng Liêm | Bình Hiếu, Bình Quới, Bình Trung | Trung Thành |
Tháng 2 năm 1957, Liên Tỉnh ủy miền Tây ban hành Quyết định về việc:
Tháng 4 năm 1957, Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Quyết định về việc sáp nhập huyện Tiểu Cần vào huyện Cầu Kè.
Tháng 2 năm 1961, Tỉnh ủy Trà Vinh Quyết định về việc sáp nhập xã Long Đức thuộc huyện Châu Thành vào thị xã Trà Vinh.
Tháng 2 năm 1962, Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Quyết định về việc:
Sau năm 1965, các tổng đều bị giải thể.
Ngày 14 tháng 1 năm 1967, chính quyền Đệ Nhị Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 06/SL/ĐUHC về việc tách hai quận Vũng Liêm và Trà Ôn ra khỏi tỉnh Vĩnh Bình nhập vào tỉnh Vĩnh Long.
Tỉnh Vĩnh Bình còn lại thị xã Phú Vinh (tỉnh lỵ) và 7 quận: Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Long Toàn; 15 tổng; 52 xã; 409 ấp.
Tình hình hành chánh xã, ấp trong tỉnh Vĩnh Bình | |||
---|---|---|---|
STT | Quận | Xã | Ấp |
1 | Càng Long | An Trường | 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9A |
Mỹ Cẩm | 2, 4, 7, 9, Chợ, Mỹ Huệ, Nhất | ||
Tân An | An Chánh, An Định Cầu, An Định Giồng, An Thạnh, Cả Chương, Chợ, Đại An, Nhà Thờ, Ninh Bình | ||
2 | Cầu Kè | ||
3 | Cầu Ngang | ||
4 | Châu Thành | ||
5 | Long Toàn | ||
6 | Tiểu Cần | ||
7 | Trà Cú | ||
Tổng | Tỉnh Vĩnh Bình |
Năm 1967, Liên Tỉnh ủy miền Tây ban hành Quyết định về việc tách 2 huyện: Vũng Liêm và Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh về tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Quyết định về việc sáp nhập các xã: Hòa Thuận, Lương Hòa, Nguyệt Hóa thuộc huyện Châu Thành vào thị xã Trà Vinh.
Đầu năm 1969, Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Quyết định về việc tách các xã: Hòa Thuận, Lương Hòa, Nguyệt Hóa thuộc huyện Châu Thành để tái lập ranh giới thị xã Trà Vinh và huyện Châu Thành như cũ.
Ngày 27 tháng 7 năm 1971, Tỉnh trưởng Vĩnh Bình ban hành Quyết định số 0501-HCĐP về việc phân chia địa bàn nội ô tỉnh lỵ Phú Vinh theo quy chế đô thị thành 4 ấp: I, II, III, IV thuộc xã Phú Vinh (bao gồm 19 ấp).
Tháng 4 năm 1971, Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Quyết định về việc tái lập 2 huyện Tiểu Cần và Duyên Hải.
Tỉnh Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Cầu Kè, Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải.
Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định số 3/NQ/1976[6] về việc hợp nhất tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Vĩnh Trà.
Tỉnh Vĩnh Trà có 2 thị xã: Vĩnh Long (tỉnh lỵ), Trà Vinh và 12 huyện: Bình Minh, Cái Nhum, Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành Đông, Châu Thành Tây, Tam Bình, Tiểu Cần, Trà Cú, Trà Ôn, Vũng Liêm.
Ngày 27 tháng 7 năm 1976, Quốc hội ban hành Nghị quyết[2] về việc đổi tên tỉnh Vĩnh Trà thành tỉnh Cửu Long.[7]