Kiến Hòa

Kiến Hòa là một tỉnh cũ ở miền Tây Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa, tồn tại trong giai đoạn 1956-1975.

Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng hòa năm 1967, cho thấy địa giới tỉnh Kiến Hòa

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Kiến Hòa có vị trí địa lý:

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Kiến Hòa được thành lập vào ngày 22 tháng 10 năm 1956, theo sắc lệnh số 143-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Kiến Hòa được thành lập do đổi từ tên tỉnh Bến Tre trước đó; còn tỉnh lỵ cũng bị đổi tên là "Trúc Giang", về mặt hành chánh thuộc xã An Hội, quận Trúc Giang. Viên tỉnh trưởng đầu tiên là Trần Ngọc Châu (1956-1957), rồi Lê Nhữ Hùng (1957-1958)

Tỉnh Kiến Hòa được thành lập trên địa bàn của ba cù laocù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Năm 1957, tỉnh Kiến Hòa gồm 7 quận ban đầu: Trúc Giang, Sóc Sãi, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú

Ngày 5 tháng 12 năm 1960 - dưới thời Tỉnh trưởng Phạm Ngọc Thảo (1958-1962), Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ra theo Nghị định số 1192-NV thành lập quận Hương Mỹ thuộc tỉnh Kiến Hòa gồm 3 tổng là Minh Quới, Minh Huệ, Minh Phúc với 13 xã. Quận lỵ đặt tại Cầu Mống.

Ngày 7 tháng 3 năm 1963, theo Nghị định số 209-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, thành lập quận Đôn Nhơn thuộc tỉnh Kiến Hòa gồm 3 tổng là Minh Lý, Minh Thiện, Minh Thuận với 9 xã. Quận lỵ đặt tại Ba Vát.

Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Về sau, lại đổi tên quận Sóc Sãi thành quận Hàm Long.

Ngày 7 tháng 3 năm 1974, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm ký Nghị định số 184-NĐ/NV thành lập thêm quận mới thuộc tỉnh Kiến Hòa là quận Phước Hưng, gồm 9 xã. Quận lỵ đặt tại xã Phước Long.

Cho đến năm 1975, tỉnh Kiến Hòa gồm 10 quận: Trúc Giang, Hàm Long, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Đôn Nhơn, Hương Mỹ, Phước Hưng. Tỉnh trưởng Kiến Hòa lúc đó và cũng là viên tỉnh trưởng cuối cùng là Phạm Chí Kim (1970?-1975).

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Bến Tre.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Kiến Hòa được đổi về tên cũ là tỉnh Bến Tre, phân chia hành chính lại theo cấp huyện.

Dân số tỉnh Kiến Hòa 1967[1]
Quận Dân số
Ba Tri 74.344
Bình Đại 58.525
Đôn Nhơn 30.040
Giồng Trôm 75.968
Hàm Long 41.067
Hương Mỹ 54.470
Mỏ Cày 71.542
Thạnh Phú 35.031
Trúc Giang 96.089
Tổng số 537.076

Diện tích của tỉnh là 2.085 km². Tỉnh lỵ đặt tại Trúc Giang. Dân số năm 1965 là 547.819 người, năm 1970 là 582.900 người.

Địa bàn tỉnh Kiến Hòa nay là tỉnh Bến Tre (trừ một số vùng đất nhỏ hồi đó thuộc tỉnh Vĩnh Long).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Bộ kỹ năng của Chevreuse - Đội trưởng đội tuần tra đặc biệt của Fontaine
Bộ kỹ năng của Chevreuse - Đội trưởng đội tuần tra đặc biệt của Fontaine
Các thành viên trong đội hình, trừ Chevreuse, khi chịu ảnh hưởng từ thiên phú 1 của cô bé sẽ +6 năng lượng khi kích hoạt phản ứng Quá Tải.
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2