Ba Xuyên

Ba Xuyên
Tỉnh
Tỉnh Ba Xuyên
Vị trí tỉnh Ba Xuyên thời Việt Nam Cộng hòa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh lỵThị xã Khánh Hưng
Phân chia hành chính1 thị xã, 8 quận
Thành lập22/10/1956
Giải thể2/1976
Dân số (1967)
Tổng cộng373.793 người

Ba Xuyên là tên tỉnh cũ ở miền Tây Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa tỉnh lỵ là thị xã Khánh Hưng, tồn tại trong giai đoạn 1956 - 1975.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Ba Xuyên năm 1967 có vị trí địa lý:

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Dân số tỉnh Ba Xuyên năm 1967[1]
Quận Dân số
Kế Sách 61.721
Long Phú 50.683
Lịch Hội Thượng 30.128
Mỹ Xuyên 112.423
Thạnh Trị 61.247
Thuận Hòa 57.591
Tổng số 373.793
  • Quận Mỹ Xuyên có 2 tổng, 9 xã:
    • Tổng Nhiêu Khánh có 4 xã: Khánh Hưng, Mỹ Xuyên, Tài Văn, Thạnh Thới An
    • Tổng Nhiêu Hòa có 5 xã: Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, Phú Mỹ, Hòa Tú
  • Quận Thạnh Trị có 2 tổng, 10 xã:
    • Tổng Thạnh An có 5 xã: Thạnh Trị, Châu Hưng, Châu Thới, Thạnh Kiết, Gia Hòa
    • Tổng Thạnh Lộc có 5 xã: Vĩnh Lợi, Mỹ Qưới, Vĩnh Qưới, Tuân Tức, Tân Long
  • Quận Long Phú có 3 tổng, 17 xã:
    • Tổng Định Mỹ có 5 xã: Long Phú, Tân Hưng, Đại Ân, Tân Thạnh, An Thạnh Nhì
    • Tổng Định Phước có 4 xã: Lịch Hội Thượng, Trung Bình, Viên An, Liêu Tú
    • Tổng Định Hòa có 8 xã: Châu Khánh, An Thạnh Nhứt, Đại Ngãi, Long Đức, Phú Hữu, Hậu Thạnh, Song Phụng, Trường Khánh
  • Quận Thuận Hòa có 2 tổng, 9 xã:
    • Tổng Thuận Mỹ có 5 xã: Thuận Hòa, Mỹ Hương, Thuận Hưng, Phú Tâm, An Ninh
    • Tổng Thuận Phú có 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ Tú, Phương Long, Mỹ Hưng
  • Quận Vĩnh Lợi có 2 tổng, 10 xã:
    • Tổng Thạnh Hòa có 5 xã: Vĩnh Lợi, Long Thạnh, Hòa Bình, Hưng Hội, Vĩnh Trạch
    • Tổng Thạnh Hưng có 5 xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hòa, Lạc Hòa, Khánh Hòa
  • Quận Giá Rai có 1 tổng là Long Thủy và 4 xã: Phong Thạnh, Long Điền, An Trạch, Vĩnh Mỹ
  • Quận Phước Long gồm 2 tổng, 9 xã:
    • Tổng Thanh Bình có 5 xã: Phước Long, Vĩnh Phú, Ninh Hòa, Ninh Qưới, Vĩnh Hưng
    • Tổng Thanh Yên có 4 xã: Phong Thạnh Tây, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, Vĩnh Lộc.
  • Quận Hòa Tú gồm 2 xã: Gia Hòa, Hòa Tú
  • Quận Lịch Hội Thượng gồm 4 xã: Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Trung Bình, Viên An
  • Quận Long Phú gồm 13 xã: An Thạnh Nhứt, An Thạnh Nhì, Châu Khánh, Đại Ân, Đại Ngãi, Hậu Thạnh, Long Đức, Long Phú, Phú Hữu, Song Phụng, Tân Hưng, Tân Thanh, Trường Khánh
  • Quận Mỹ Xuyên gồm 8 xã: Đại Tâm, Khánh Hưng, Mỹ Xuyên, Phú Mỹ, Tài Văn, Tham Đôn, Thạnh Phú, Thạnh Thới An
  • Quận Ngã Năm gồm 5 xã: Mỹ Qưới, Tân Long, Vĩnh Lợi, Vĩnh Qưới, Vĩnh Tân
  • Quận Kế Sách gồm 9 xã: An Mỹ, An Lạc Tây, Ba Trinh, Đại Hải, Kế An, Nhơn Mỹ, Phú Tâm, Thới An Hội, Thuận Hòa
  • Quận Thạnh Trị gồm 4 xã: Châu Hưng, Thạnh Kiết, Thạnh Trị, Tuân Tức
  • Quận Thuận Hòa gồm 5 xã: An Ninh, Long Hưng, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Thuận.
  • Quận Hòa Tú gồm 4 xã: Hòa Mỹ, Hòa Thạnh, Hòa Tú, Hòa Vân
  • Quận Lịch Hội Thượng gồm 4 xã: Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Trung Bình, Viên An
  • Quận Long Phú gồm 12 xã: An Thạnh Nhứt, An Thạnh Nhì, Châu Khánh, Đại Ân, Đại Ngãi, Hậu Thạnh, Long Đức, Long Phú, Phú Hữu, Tân Hưng, Tân Thanh, Trường Khánh
  • Quận Mỹ Xuyên gồm 8 xã: Đại Tâm, Khánh Hưng, Mỹ Xuyên, Phú Mỹ, Tài Văn, Tham Đôn, Thạnh Phú, Thạnh Thới An
  • Quận Ngã Năm gồm 4 xã: Mỹ Qưới, Tân Long, Vĩnh Qưới, Vĩnh Tân
  • Quận Kế Sách gồm 10 xã: An Mỹ, An Lạc Tây, Ba Trinh, Đại Hải, Kế An, Nhơn Mỹ, Phú Tâm, Song Phụng, Thới An Hội, Thuận Hòa;
  • Quận Thạnh Trị gồm 6 xã: Châu Hưng, Gia Hòa, Thạnh Kiết, Thạnh Trị, Tuân Tức, Vĩnh Lợi
  • Quận Thuận Hòa gồm 6 xã: An Ninh, Long Hưng, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Mỹ Tú.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba Xuyên là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập theo Sắc lệnh số 143-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ngày 22 tháng 10 năm 1956 để thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập do hợp nhất hai tỉnh Bạc LiêuSóc Trăng trước đó. Tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại bị đổi tên là Khánh Hưng, do nằm trong địa phận xã Khánh Hưng thuộc quận Châu Thành (sau đó là quận Mỹ Xuyên).

Ngày 23 tháng 2 năm 1957, tỉnh Ba Xuyên giao quận Kế Sách cho tỉnh Phong Dinh (tức tỉnh Cần Thơ trước đó) quản lý.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, vào ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh Ba Xuyên nhận lại quận Kế Sách từ tỉnh Phong Dinh. Quận Kế Sách trở lại thuộc tỉnh Ba Xuyên cho đến năm 1975.

Năm 1957, tỉnh Ba Xuyên bao gồm 8 quận, 16 tổng, 73 xã:

  • Quận Châu Thành Ba Xuyên có 12 xã; quận lỵ: xã Mỹ Xuyên. Gồm 2 tổng: Nhiêu Khánh, Nhiêu Hòa
  • Quận Thạnh Trị có 12 xã; quận lỵ: xã Thạnh Trị. Gồm 3 tổng: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Lợi
  • Quận Long Phú có 12 xã; quận lỵ: xã Long Phú. Gồm 2 tổng: Định Hòa, Định Mỹ
  • Quận Giá Rai có 4 xã; quận lỵ: xã Phong Thạnh. Gồm 1 tổng: Long Thủy
  • Quận Vĩnh Lợi có 9 xã; quận lỵ: xã Vĩnh Lợi. Gồm 2 tổng: Thạnh Hòa, Thạnh Hưng
  • Quận Bố Thảo có 8 xã; quận lỵ: xã Thuận Hòa rồi chuyển sang xã Thuận Phú. Gồm 2 tổng: Thuận Phú, Thuận Mỹ
  • Quận Lịch Hội Thượng có 8 xã; quận lỵ: xã Lịch Hội Thượng. Gồm 2 tổng: Định Chí, Định Phước
  • Quận Phước Long có 8 xã; quận lỵ: xã Phước Long. Gồm 2 tổng: Thanh Bình, Thanh Yên.

Trong đó, các quận Châu Thành, Thạnh Trị, Long Phú, Bố Thảo, Lịch Hội Thượng trước năm 1956 cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ. Riêng 3 quận Giá Rai, Vĩnh LợiPhước Long lại cùng thuộc tỉnh Bạc Liêu cũ, đặc biệt địa bàn quận Vĩnh Lợi lúc bấy giờ bao gồm cả quận Vĩnh Châu vừa bị giải thể vốn cũng thuộc tỉnh Bạc Liêu trước đây.

Ngày 13 tháng 1 năm 1958, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 9-BNV/NC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh của tỉnh Ba Xuyên gồm 7 quận, 14 tổng, 68 xã. Theo đó, quận Châu Thành đổi tên thành quận Mỹ Xuyên, quận Bố Thảo đổi tên thành quận Thuận Hòa, bỏ quận Lịch Hội Thượng, quận Thạnh Trị bỏ tổng Thạnh Lợi, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước.

Ngày 5 tháng 12 năm 1960, quận Vĩnh Châu được tái lập, quận lỵ đặt tại xã Vĩnh Châu. Quận Vĩnh Châu có một tồng là Thạnh Hưng, do tách ra từ quận Vĩnh Lợi.

Ngày 16 tháng 6 năm 1961, quận lỵ Thạnh Trị dời đến chợ Ngã Năm và quận lỵ Mỹ Xuyên dời đến xã Hòa Tú.

Ngày 3 tháng 1 năm 1962, toàn bộ quận Phước Long và một phần nhỏ quận Thạnh Trị được cắt chuyển về tỉnh Chương Thiện mới được thành lập.

Ngày 27 tháng 8 năm 1962, quận lỵ Mỹ Xuyên được dời về Bãi Xàu, quận lỵ được gọi là Trang Kỉnh.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách một phần tỉnh Ba Xuyên để tái lập tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu khi đó gồm 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Sóc Trăng trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên gọi tỉnh Ba Xuyên cho vùng đất này đến năm 1975.

Sau năm 1965, các tổng đều bị giải thể.

Ngày 11 tháng 12 năm 1965, quận Lịch Hội Thượng được tái lập do tách ra từ quận Long Phú, quận lỵ đặt tại xã Lịch Hội Thượng.

Ngày 26 tháng 3 năm 1966, quận lỵ Thuận Hòa được dời từ Ngã Tư chợ Mỹ Tú đến xã Mỹ Hương.

Ngày 23 tháng 4 năm 1968, một phần đất quận Kế Sách được cắt chuyển về quận Phong Thuận (mới lập) thuộc tỉnh Phong Dinh. Quận lỵ quận Phong Thuận đặt tại Cái Côn (thuộc xã An Lạc Thôn).

Ngày 6 tháng 5 năm 1968, quận lỵ Thạnh Trị được dời từ chợ Ngã Năm (thuộc xã Vĩnh Qưới) đến Phú Lộc (thuộc xã Thạnh Trị).

Ngày 11 tháng 7 năm 1968, quận Hoà Tú được thành lập do tách đất từ quận Mỹ Xuyên và quận Thạnh Trị, quận lỵ đặt tại xã Hòa Tú.

Ngày 16 tháng 6 năm 1969, quận Ngã Năm được thành lập, quận lỵ đặt tại Ngã Năm (thuộc xã Vĩnh Qưới).

Năm 1973, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Ngã Năm, Lịch Hội Thượng, Hòa Tú.

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Ba Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Sóc Trăng.

Tháng 2 năm 1976, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Phong Dinh hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang.

Năm 1991, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần ThơSóc Trăng như cũ.

Địa bàn tỉnh Ba Xuyên cũ, giai đoạn 1965 - 1975, hiện nay tương ứng với hầu như toàn bộ diện tích tỉnh Sóc Trăng; ngoại trừ 2 xã Xuân Hòa, Phong Nẫm và thị trấn An Lạc Thôn cùng thuộc huyện Kế Sách (trước năm 1975 thì 3 xã này thuộc địa bàn tỉnh Phong Dinh) và toàn bộ diện tích thị xã Vĩnh Châu (trước năm 1975 là quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Cánh cổng Arataki, Kế thừa Iwakura, mãng xà Kitain, Vết cắt sương mù Takamine
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Mình là một đứa trẻ ngoan, và mình là một kẻ bất hạnh
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị