Vĩnh Quang
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Phường Vĩnh Quang | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Kiên Giang | ||
Thành phố | Rạch Giá | ||
Trụ sở UBND | Số 39, đường Quang Trung | ||
Thành lập | 14/11/2001[1] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Duy Đông | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°1′0″B 105°4′51″Đ / 10,01667°B 105,08083°Đ | |||
| |||
Diện tích | 9,60 km² | ||
Dân số (2020) | |||
Tổng cộng | 39.554 người[2] | ||
Mật độ | 4.120 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 30736[3] | ||
Vĩnh Quang là một phường thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Phường Vĩnh Quang nằm ở phía tây thành phố Rạch Giá, có vị trí địa lý:
Phường Vĩnh Quang có diện tích 9,60 km², dân số năm 2020 là 39.554 người[2], mật độ dân số đạt 4.120 người/km².
Phường Vĩnh Quang được chia thành 10 khu phố: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nam Cao, Võ Trường Toản, Quang Trung, Rạch Giồng, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thái Bình, Đồng Khởi, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Anh Xuân.[4]
Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[5] về việc chia phường Vĩnh Thanh thành phường Vĩnh Thanh và các xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Quang.
Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[6] về việc giải thể phường An Lạc và 2 xã Vĩnh Quang và Vĩnh Trung để thành lập phường Nguyễn Trung Trực.
Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP[1] về việc thành lập phường Vĩnh Quang trên cơ sở 1.064,8 ha diện tích tự nhiên và 18.449 nhân khẩu của phường Vĩnh Thanh.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[7] về việc thành lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang và phường Vĩnh Quang trực thuộc thành phố Rạch Giá.
Khu vực có chùa Phật Nam Thái Tông. Chùa Phật Lớn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa–Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ký Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT xếp hạng chùa Phật Lớn là di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia. Trong chùa có tượng phật Thích Ca ngồi xếp bằng có độ cao khoảng 2,5 m.[8]