Vĩnh Thạnh
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Vĩnh Thạnh | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Đồng Tháp | ||
Huyện | Lấp Vò | ||
Trụ sở UBND | Quốc lộ 80 | ||
Thành lập | 1996 | ||
Loại đô thị | Loại V | ||
Năm công nhận | 2012 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trương Văn Chúng | ||
Chủ tịch HĐND | Lê Văn Lợi | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Trần Thị Thuỳ Linh | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°20′12″B 105°36′52″Đ / 10,33667°B 105,61444°Đ | |||
| |||
Diện tích | 30,62 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 16.250 người[cần dẫn nguồn] | ||
Mật độ | 531 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 30187[1] | ||
Mã bưu chính | 872730 | ||
Vĩnh Thạnh là một xã thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Xã Vĩnh Thạnh nằm ở trung tâm huyện Lấp Vò, có vị trí địa lý:
Xã có diện tích 30,62 km², dân số năm 2019 là 16.250 người, mật độ dân số đạt 531 người/km².
Vĩnh Thạnh thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là một trong những nơi còn để lại khá nhiều dấu ấn của người xưa. Địa danh Cai Bường, Thủ Ô,... ghi dấu ấn của người Việt hơn ba trăm năm về trước trên bước đường mở cõi đất phương Nam đã đến đây khai phá, lập nghiệp.
Vĩnh Thạnh có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng, là bản lề giữa vùng Sa Đéc - Lấp Vò; trên trục đường thủy nối sông Tiền, sông Hậu qua Kinh Xáng Lấp Vò; trên đường bộ là QL80 (trước là LTL8). Do vậy, Vĩnh Thạnh có vai trò như một vùng trung chuyển giao thông trong huyện.
Xã Vĩnh Thạnh nằm ở hạ nguồn sông Tiền, đất ở đây được hình thành do lượng phù sa do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp nên đất phì nhiêu, màu mỡ. Ngoài ra do nằm trong vùng trũng nên lượng ao, đằm hình thành khá nhiều, đây là một thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi thủy sản.
Khí hậu và triều cường biến đổi không theo quy luật trong 10 năm trở lại đây, một phần do lượng nước sông Tiền và sông Hậu bị giảm đáng kể và thời tiết chịu nhiều ảnh hưởng của các đợt gió Đông Bắc sớm.
Xã Vĩnh Thạnh được chia thành 6 ấp: Hòa Thuận (Thủ Ô), Nhơn Qưới, Vĩnh Hưng, Vĩnh Lợi, Vĩnh Bình A, Vĩnh Bình B.
Quyết định 11-HĐBT[2] ngày 19 tháng 02 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng, chia xã Phú Thành thành hai xã lấy tên là xã Phú Thành và xã Phú Thọ.
Quyết định 77-HĐBT[3] ngày 27 tháng 06 năm 1989, xã Vĩnh Thạnh thuộc huyện Thạnh Hưng.
Nghị định 81-CP[4] ngày 06 tháng 12 năm 1996, xã Vĩnh Thạnh thuộc huyện Lấp Vò.
Xã Vĩnh Thạnh không ngừng vươn lên phát triển từng ngày, các loại hình kinh tế trước đây chủ yếu phụ thuộc nhiều vào cây lúa và cây ấu[5], nhưng kể từ 2014 các loại hình nông, công nghiệp, dịch vụ mới phát triển mạnh như:
Ngày 04/03/2017 xã Vĩnh Thạnh được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.[6]
Phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Thạnh trước đây là bệnh viện đa khoa huyện Lấp Vò sau bệnh viện được di dời địa điểm đến thị trấn Lấp Vò. Phòng khám hiện tại chỉ còn lại các khoa, ban thuộc trung tâm y tế của huyện.
Trạm y tế xã Vĩnh Thạnh thuộc trung tâm Y tế huyện Lấp Vò. Trạm nằm ở vùng sâu để phục vụ cho người dân có điều kiện khó khăn khi đi lại trong việc khám và chữa bệnh (do trước đây phải khám ở Bệnh viện đa khoa huyện Lấp Vò nay là Phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Thạnh)
Các trường trong xã:
Xã có 2 trục giao thông đường bộ chính là QL80 và tỉnh lộ DT849.
- QL80 là tuyến giao thông huyết mạnh đến các tỉnh phía tây nam của nước ta trong lúc trông chờ vào cầu Vàm Cống hoàn thành trước tết nguyên đán 2019[7]
- Tỉnh lộ DT849 là đoạn đường nối QL80 và tỉnh lộ DT848 đi từ bến phà Cao Lãnh về trung tâm xã, hoặc đến các huyện ở hạ nguồn sông Tiền và sông Hậu.
- Các huyện lộ trong xã: đường rạch Cái Dứa, đường Cai Bường - Tân Phước, đường huyện Tân Bình - Kênh Tư, đường huyện Đất Sét
- Tuyến nối tt.Lấp Vò - Vĩnh Thạnh.
Ngoài ra còn có các đường nhỏ lẻ trong xã vẫn chưa có tên như: đường nối DT849 - DH.Tân Bình - Kênh Tư; đường nối QL80 - đường Cai Bường - Tân Phước; đường nối Định Yên - Vĩnh Thạnh đến đường Cai Bường - Tân Phước; đường chùa Huê Khánh.