Lai Vung

Lai Vung
Huyện
Huyện Lai Vung
Trung tâm huyện Lai Vung nằm ở thị trấn Lai Vung

Biệt danhVương quốc quýt hồng
Tên cũĐức Thành
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhĐồng Tháp
Huyện lỵthị trấn Lai Vung
Trụ sở UBNDQuốc lộ 80, khóm 1, thị trấn Lai Vung
Phân chia hành chính1 thị trấn, 11 xã
Thành lập1989: tái lập
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Hữu Nghĩa
Bí thư Huyện ủyVõ Hoàng Cương
Địa lý
Tọa độ: 10°14′15″B 105°39′26″Đ / 10,2374749°B 105,6573014°Đ / 10.2374749; 105.6573014
MapBản đồ huyện Lai Vung
Lai Vung trên bản đồ Việt Nam
Lai Vung
Lai Vung
Vị trí huyện Lai Vung trên bản đồ Việt Nam
Diện tích238 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng164.240 người[1]
Thành thị10.958 người (7%)
Nông thôn153.282 người (93%)
Mật độ690 người/km²
Khác
Mã hành chính876[2]
Mã bưu chính81750
Biển số xe66-Lx xxx.xx
Số điện thoại0277.384.8235
Số fax0277.384.8330
E-maillaivung@dongthap.gov.vn
Websitelaivung.dongthap.gov.vn

Lai Vung là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Lai Vung được mệnh danh là "vương quốc quýt hồng", nằm giữa sông Tiềnsông Hậu nên có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho trồng cây ăn trái với đặc sản nổi tiếng là quýt hồng, quýt đường, cam sành, bưởi... Đặc biệt "quýt hồng Lai Vung" và "nem Lai Vung" được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền của huyện Lai Vung.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Lai Vung nằm ở phía nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm cách thành phố Cao Lãnh khoảng 27 km, cách thành phố Sa Đéc khoảng 17 km, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 11 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 179 km, có vị trí địa lý:

Huyện có diện tích 238 km², dân số năm 2019 là 164.240 người[1], mật độ dân số đạt 690 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc địa danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức vào thế kỷ XIX đã có ghi chép địa danh Lai Vung. Theo đó, sông Lai Vung là tên tục của Cường Oai giang. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiếu, địa danh Lai Vung thực chất có nguồn gốc từ tiếng Khmer "Sla tamvun", tức là loại cau để chín khô trên cây, vốn được bán rất nhiều ở vùng này, do đó, vùng này cũng được họ gọi là Srôk Sla tamvun. Về sau được người Việt gọi biến âm thành Lai Vung như ngày nay.[3]

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 01 tháng 4 năm 1916, thực dân Pháp thành lập quận Lai Vung thuộc tỉnh Vĩnh Long, do tách ra từ quận Sa Đéc gồm có 2 tổng là;

  • Tổng An Phong gồm 7 làng: Hưng Qưới, Hậu Thành, Long Hưng, Nhơn Qưới, Tân Hòa Bình, Tân Dương và Vĩnh Thạnh.
  • Tổng An Thới gồm 9 làng: Hòa Long, Long Hậu, Long Thắng, Nhơn Hòa, Phú Thành, Tân Hòa, Tân Phước, Tân Lộc và Vĩnh Thới;

Giai đoạn 1956-1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định giải thể tỉnh Sa Đéc, sáp nhập vào địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Quận Lai Vung khi đó cũng bị giải thể và nhập vào địa bàn quận Lấp Vò thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ngày 11 tháng 7 năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho lập thêm quận Đức Thành thuộc tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở tách đất từ quận Lấp Vò, quận lỵ đặt tại Lai Vung về mặt hành chính thuộc xã Tân Thành. Quận Đức Thành có địa giới hành chính trùng với quận Lai Vung cũ trước năm 1956.

Ngày 24 tháng 9 năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập, quận Đức Thành gồm 3 tổng An Khương, Ti Thiện và Tiến Nghĩa với 8 xã. Quận lỵ là Đức Thành đặt tại xã Hòa Long.

Năm 1970, quận Đức Thành gồm 8 xã: Hòa Long, Long Hậu, Long Thắng, Phong Hòa, Tân Hòa Bình, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới.

Chính quyền Cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng phân chia, sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong tỉnh như bên chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1957, chính quyền Cách mạng cũng giải thể và sáp nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, huyện Lai Vung khi đó cũng bị giải thể và nhập vào địa bàn huyện Lấp Vò thuộc tỉnh Vĩnh Long giống như phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trong giai đoạn 1966-1974, địa bàn tỉnh Sa Đéc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Vĩnh Long của chính quyền Cách mạng quản lý. Do đó, huyện Lấp Vò vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, tên gọi "quận Đức Thành" cũng không được phía chính quyền Cách mạng công nhận và sử dụng.

Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các tỉnh Kiến PhongAn Giang để tái lập các tỉnh Long Châu Tiềntỉnh Sa Đéc. Lúc này, huyện Lấp Vò trực thuộc tỉnh Sa Đéc cho đến đầu năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Lấp Vò thuộc tỉnh Sa Đéc như trước đó cho đến đầu năm 1976.

Sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 1976, Lấp Vò là huyện của tỉnh Đồng Tháp, gồm 14 xã: Long Hưng, Dương Hòa, Định Yên, Phong Hòa, Tân Thới, Bình Thành, Vĩnh Thạnh, Bình An Trung, Mỹ An Hưng, Tân Mỹ, Long Hậu, Phước Thành, Tân Khánh Trung, Hòa Thắng.

Ngày 27 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 382/CP[4] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp:

  1. Chia xã Bình An Trung thành hai xã lấy tên là xã Bình Thạnh Trung và xã Hội An Đông
  2. Chia xã Hòa Thắng thành hai xã lấy tên là xã Hòa Long và xã Long Thắng.

Ngày 5 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 4-CP[5] về việc đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng.

Ngày 6 tháng 3 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 36-HĐBT[6] về việc phân vạch địa giới một số xã của huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp, theo đó:

  1. Chia xã Long Hưng thành 2 xã Long Hưng A và Long Hưng B
  2. Chia xã Dương Hòa thành 2 xã Tân Dương và Hòa Thành
  3. Chia xã Định Yên thành 2 xã Định Yên và Định An
  4. Chia xã Phong Hòa thành 2 xã Phong Hòa và Định Hòa
  5. Chia xã Tân Thới thành 2 xã Vĩnh Thới và Tân Hòa.

Ngày 27 tháng 9 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 149-HĐBT[7] về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã của huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp như sau:

  1. Chia xã Mỹ An Hưng thành hai xã Mỹ An Hưng A và Mỹ An Hưng B
  2. Chia xã Phước Thành thành 2 xã Tân Phước và Tân Thành

Ngày 27 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 77/HĐBT[8] về việc chia huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp thành hai huyện Thạnh Hưng và Lai Vung. Theo đó, huyện Lai Vung có 11 xã: Tân Dương, Hòa Thành, Long Thắng, Hòa Long, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa và Phong Hòa; gồm 23.864 ha diện tích tự nhiên và 142.267 nhân khẩu. Huyện lỵ của huyện Lai Vung đặt tại xã Hòa Long.

Năm 1994, tách một phần diện tích và dân số của xã Hòa Long để thành lập thị trấn Lai Vung, thị trấn huyện lỵ huyện Lai Vung.

Huyện Lai Vung có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Lai Vung có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Lai Vung (huyện lỵ) và 11 xã: Định Hòa, Hòa Long, Hòa Thành, Long Hậu, Long Thắng, Phong Hòa, Tân Dương, Tân Hòa, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới.

Đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn

Lai Vung

Định Hòa

Hòa Long

Hòa Thành

Long Hậu

Long Thắng

Phong Hòa

Tân Dương

Tân Hòa

Tân Phước

Tân Thành

Vĩnh Thới

Diện tích (km²) 7,563 15,55 17,99 18,54 24,53 31,16 31,38 15,95 19,39 16,56 17,87 17,44
Dân số (2009) 8.747 9.813 11.175 8.721 21.171 13.368 17.864 11.199 13.660 13.214 15.748 15.339
Mật độ dân số (người/km²) 1,157 559.3 621.1 470.5 863.6 429 560.7 701.3 704.3 797.9 881.4 789
Số đơn vị hành chính
Năm thành lập
Loại đô thị V V V

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Nông nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Vườn quýt hồng tại huyện Lai Vung.

Chủ yếu trồng cây có múi và cây hoa màu. Huyện có đặc sản là trái cây cam sành, quýt hồng, bưởi, nấm rơm, nem Lai Vung.

Công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khu công nghiệp Sông Hậu được xây dựng tại ấp Tân Lộc xã Tân Thành, huyện Lai Vung. Khu công nghiệp được tổ chức, hoạt động theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiêp, khu chế xuất và khu kinh tế, được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư và thuế theo quy định của pháp luật.[9]
  • Khu công nghiệp công nghệ cao diện tích quy hoạch 250ha tọa lạc tại ấp Tân Định và một phần ấp Tân Bình xã Tân Thành huyện Lai Vung, được chuyển từ cụm công nghiệp Cái Đôi - Tân Thành (có mở rộng thêm 160ha) cho phù hợp với Quyết định số 105/2009/TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và nhằm để phát huy lợi thế sông Hậu, Quốc lộ 54, Quốc lộ 80Tỉnh lộ 851 nối dài để kêu gọi các dự án đầu tư có công nghệ sản xuất sạch, hiện đại [10]

Theo Kế hoạch phát triển Du lịch huyện Lai Vung giai đoạn 2017 đến 2020 và những năm tiếp theo, đã xác định từng bước củng cố và tập trung phát triển 3 sản phẩm du lịch đặc trưng với tiềm năng và lợi thế của du lịch huyện là: Du lịch tham quan vườn cây ăn trái và Trải nghiệm những hoạt động sôi nổi trên mặt nước, mô hình Du lịch thực dưỡng và Du lịch Homestay.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Lai Vung:

  • Trường THPT Lai Vung 1 (tên cũ là trường Trung học Đức Thành) tại xã Long Hậu
  • Trường THPT Lai Vung 2 tại xã xã Tân Hòa
  • Trường THPT Lai Vung 3 tại xã xã Tân Thành.

Người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Mạng lưới giao thông thủy bộ rất thuận lợi, huyện có các tuyến huyện lộ trên 100 km đường nhựa phủ khắp liên thông với Tỉnh lộ 851, 852, 853 nối liền với Quốc lộ 54Quốc lộ 80; cách cảng Sa Đéc và cảng Cần Thơ chỉ 20 km đi từ khu công nghiệp sông Hậu.

Làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài (Xã Long Hậu)
Chùa Bửu Hưng (xã Long Thắng)
  • Chùa Bửu Hưng (tục gọi là chùa Cả Cát) tọa lạc tại xã Long Thắng, huyện Lai Vung. Đây là một ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao, đã được công nhận là Di tích quốc gia vào ngày 3 tháng 8 năm 2007.
Chùa Hội Phước (xã Tân Thành)
  • Chùa Hội Phước hay Hội Phước Tự là một ngôi chùa cổ ở huyện Lai Vung được xây dựng năm 1841 thời vua Thiệu Trị do Hòa thượng Thích Hoằng Ân khai sơn. Trước đây chùa có tên là Cảnh Long Tự sau này được đổi tên là Hội Phước Tự. Kiến trúc chùa có hai nếp nhà, nếp thứ nhất làm nơi thờ Phật, nếp thứ hai làm nơi sinh hoạt. Chùa được trùng tu vào những năm 1997 và năm 2016. Đặc biệt nơi chánh điện còn lưu giữ được một bộ kinh Trung Tôn có từ thời Hòa thượng khai sơn và một đại hồng chung nặng hơn 300kg có từ thời vua Thiệu Trị được chuyển từ Huế vào, trên đại hồng chung có khắc chữ Cảnh Long Tự, chủ trì Hoằng Ân tạo kim chung đàn na. Thiệu Trị nguyên niên, tứ nguyệt sơ nhất nhật. Chùa Hội Phước được chọn làm Văn phòng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Lai Vung.
  • Bia lưu niệm nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản An Nam đầu tiên của tỉnh Cần Thơ tại xã Phong Hòa
  • Bia lưu niệm kéo tàu ông Chánh
  • Di tích Bảo Tiền xã Long Thắng
  • Di tích Bảo Hậu xã Định Hòa

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 1 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nguyễn Hữu Hiếu, "Nguồn gốc, ý nghĩa và sự thăng trầm của địa danh Lai Vung"[liên kết hỏng]
  4. ^ “Quyết định 382”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ “Quyết định 4”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ “Quyết định 36”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ “Quyết định 149”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ Quyết định 77-HĐBT năm 1989 về việc chia huyện Thạnh Hưng và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã của huyện Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  9. ^ “Theo báo điện tử đại biểu nhân dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2019.
  10. ^ “Theo cổng thông tin điện tử Đồng Tháp”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Chúng ta sẽ cùng nhau truy vấn xem tính hợp pháp của một loại tiền tệ đến từ đâu?