Vương quốc Jerusalem

Vương quốc Jerusalem
Tên bản ngữ
1099–1187
1192–1291
Biểu kì hoàng gia Jerusalem
Biểu kì hoàng gia
Quốc huy Jerusalem
Quốc huy
Vương quốc Jerusalem và các nước Thập tự chinh khác hình thành ở Cận Đông vào năm 1135.
Tổng quan
Thủ đôJerusalem (1099–1187, 1229–1244)
Tyre (1187–1191)
Acre (1191–1229, 1244–1291)
Ngôn ngữ thông dụngLatin (chính thức/phụng vụ)
Tiếng Pháp cổ (phổ biến)
tiếng Latinh trung cổ
Tiếng Ý
Tiếng Ả Rập
Tiếng Hy Lạp trung cổ
Tây Aramaic
Tiếng Hebrew
Tôn giáo chính
Giáo hội Công giáo (chính thức)
Chính thống giáo Đông phương
Chính thống giáo Syria
Islam
Do Thái giáo
Samaritanism
Druze
Chính trị
Chính phủPhong kiến
Vương quốc Jerusalem 
• 1100–1118 (first)
Baldwin I
• 1285–1291 (last)
Henry II
Lập phápHaute Cour
Lịch sử
Thời kỳTrung cổ
1095–1099
07/15 1099
02/10/1187
1189–1192
1228–1229
1239–1241
15/07/1244
05/18 1291
Dân số 
• 1131[2]
250,000
• 1180[3]
480,000–650,000[1]
Kinh tế
Đơn vị tiền tệBezant
Tiền thân
Kế tục
Nhà Fatimid
Đế chế Seljuq
Vương triều Ayyub
Vương quốc Hồi giáo Mamluk
Vương quốc Cyprus & Jerusalem


Vương quốc Jerusalem (tiếng Latinh: Regnum Hierosolymitanum; tiếng Pháp cổ: Roiaume de Jerusalem; tiếng Ả Rập: مملكة القدس; tiếng Anh: Kingdom of Jerusalem) còn được gọi là Vương quốc Hierosolymitanum là một nhà nước Thập tự chinh được thành lập ở Nam Levant bởi Godfrey xứ Bouillon vào năm 1099 sau cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất, nhưng Baldwin I mới là vị vua đầu tiên của Jerusalem. Vương quốc tồn tại trong một giai đoạn gần 200 năm, từ 1099 cho đến 1291 khi thành trì cuối cùng của vương quốc là Acre (nay là Akko thuộc Israel), bị phá hủy bởi người Mamluk. Lịch sử của nó được phân tách thành hai thời kì riêng biệt.

Vương quốc thứ nhất tồn tại từ năm 1099 đến năm 1187, trước khi bị Saladin đánh chiếm gần như hoàn toàn lãnh thổ. Sau cuộc Thập tự chinh lần thứ ba, Richard Sư tử Tâm tái lập vương quốc ở Acre vào năm 1192, và tồn tại cho đến khi thành phố bị tàn phá vào năm 1291. Vương quốc thứ hai này đôi khi được gọi là Vương quốc Acre, theo tên thủ đô mới của nó. Acre vẫn là tân thủ đô, bất chấp việc hai thập kỷ sau đó khi hoàng đế Thánh chế La Mã Frederick II nhà Hohenstaufen giành lại thành phố Jerusalem và một hàng lang từ thành phố dẫn ra biển kết nối với phần còn lại của đất nước từ tay Vương triều Ayyub trong cuộc Thập tự chinh lần thứ sáu thông qua ngoại giao.

Phần nhiều những người lính Thập tự quân đã thành lập và định cư ở Vương quốc đều có xuất thân từ Vương quốc Pháp, cùng với nhân lực từ những Dòng Hiệp sĩ, là những người đã tạo nên phần lớn dòng quân tiếp viện ổn định trong suốt 200 năm tồn tại của vương quốc. Những người cai trị và tầng lớp tinh hoa của vương quốc do đó có nguồn gốc hầu hết từ Pháp.[4] Quân Thập tự chinh Pháp cũng mang tiếng Pháp đến Levant, do đó làm cho tiếng Pháp cổ trở thành ngôn ngữ chung của các Quốc gia Thập tự chinh.[5][6]

Do là thành quả của Thập tự chinh, Thế quyền của Nhà nước chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi Thần quyền, trong triều đình có lượng lớn tu sĩ Công giáo, có ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết sách của nhà vua. Tuy chỉ là thiểu số nhỏ, nhưng giới Công giáo là thành phần được trọng đãi hơn cả, điển hình là ngay sau khi Thập tự quân tiến vào Jerusalem, Tòa Thượng phụ Chính thống giáo tại đây đã ngay lập tức được thay thế bằng Tòa Thượng phụ Latinh. Thời kì này cũng chứng kiến một số lượng các dòng tu được thành lập trên Đất Thánh như: Dòng Hiệp sĩ Cứu tế (kh.1099), Dòng Đền (1119), Dòng Cát Minh (1155), Dòng Huynh đệ Nhà Teuton (kh.1190),...

Người Hồi giáoCơ đốc giáo địa phương chiếm phần lớn dân số ở vùng nông thôn của vương quốc, nhưng những người thực dân châu Âu - chủ yếu là Pháp, Ý và Catalan - cũng định cư ở các làng mạc nhỏ .[7] Tinh chế đường mía, dựa trên các đồn điền mía ở địa phương, đã phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng.[8]

Ước tính có khoảng 1000 người Do Thái trong 14 thành phố của vương quốc trong khoảng thập kỉ 1170.

Quân chủ xứ Jerusalem

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều Thứ Nhất (1099-1190)

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Boulogne (1099-1118)

[sửa | sửa mã nguồn]

Baldwin I (1100-1118)

Nhà Rethel (1118-1153)

[sửa | sửa mã nguồn]

Baldwin II (1118-1131)

Melisende (1131-1153)

Nhà Anjou (1153-1205)

[sửa | sửa mã nguồn]

Fulk (1131-1143) (đồng trị vì với Melisende)

Baldwin III (1143-1163) (đồng trị vì với Melisende tới 1153)

Amalric I (1163-1174)

Baldwin IV Vua hủi (1174-1185)

Baldwin V (trên danh nghĩa từ 1183-1186)

Sibylla đồng trị vì với chồng là Guy nhà Lusignan từ 1186-1190, trong 4 năm này đánh dấu sự kết thúc của Vương triều Thứ Nhất.

Vương triều Thứ Hai (1192-1291)

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kì này này Vương quốc liên minh với Síp (nhà Lusignan) nhưng Jerusalem vẫn do nhà Anjou cai trị

Isabella (cai trị trên thực tế từ 1192-1205)

-Conrad I xứ Montferrat (1190-1192)

-Henry I xứ Champagne (1192-1197)

-Amalric II nhà Lusignan (1198-1205)

Nhà Aleramici và Brienne (1205-1228)

[sửa | sửa mã nguồn]

Maria (1205-1212)

-John I (1210-1212)

Isabella II (1212-1225)

Frederick (1225-1228)

Conrad II (1228-1254)

Conrad III (1254-1268)

Nhà Lusignan (1268-1291)

[sửa | sửa mã nguồn]

Hugh (1268-1284)

John II (1284-1285)

Henry II (1285-1291)

Sau khi Acre thất thủ năm 1291, hoàng thân Lusignan chạy qua đảo Síp nhưng trên danh nghĩa vẫn là vua Jerusalem cho đến năm 1489.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ including 120,000–140,000 Franks
  2. ^ Frank McLynn, "Richard and John: Kings at War," chapter 5, page 118.
  3. ^ William Harris, "Lebanon: A History, 600 - 2011," Oxford University Press, p. 51
  4. ^ Arteaga, Deborah L. (2 tháng 11 năm 2012). Research on Old French: The State of the Art (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 206. ISBN 9789400747685.
  5. ^ Jean-Benoit Nadeau; Julie Barlow (8 tháng 1 năm 2008). The Story of French. St. Martin's Press. tr. 34–. ISBN 978-1-4299-3240-0.
  6. ^ “Jerusalem in the Crusader Period”. Bar-Ilan University. Ingeborg Rennert Center for Jerusalem Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ Benjamin Z. Kedar, "The Subjected Muslims of the Frankish Levant", in Muslims Under Latin Rule, 1100–1300, ed. James M. Powell, Princeton University Press, 1990, pg. 148; reprinted in The Crusades: The Essential Readings, ed. Thomas F. Madden, Blackwell, 2002, pg. 244. Kedar quotes his numbers from Joshua Prawer, Histoire du royaume latin de Jérusalem, tr. G. Nahon, Paris, 1969, vol. 1, pp. 498, 568–72.
  8. ^ Verlinben 1970, tr. 19-21
Primary sources
Secondary sources
  • Ferdinandi, Sergio (2017). La Contea Franca di Edessa. Fondazione e Profilo Storico del Primo Principato Crociato nel Levante (1098-1150) (bằng tiếng Ý). Rome, Italy: Pontificia Università Antonianum. ISBN 978-88-7257-103-3.
  • Bernard Hamilton, The Leper King & His Heirs. Cambridge, 2000.
  • Carole Hillenbrand, The Crusades: Islamic Perspectives. Routledge, 2000.
  • Holt, P. M. The Age of the Crusades: The Near East from the Eleventh Century to 1517. Longman, 1989.
  • Humphreys, R. S. (1997) From Saladin to the Mongols: The Ayyubids of Damascus, 1193-1260, SUNY Press
  • Benjamin Z. Kedar, Hans Eberhard Mayer & R. C. Smail, ed., Outremer: Studies in the history of the Crusading Kingdom of Jerusalem presented to Joshua Prawer. Yad Izhak Ben-Zvi Institute, 1982.
  • John L. La Monte, Feudal Monarchy in the Latin Kingdom of Jerusalem, 1100–1291. Cambridge, Massachusetts, 1932.
  • Hans E. Mayer, The Crusades. Oxford University Press, 1965 (trans. John Gillingham, 1972).
  • Pernoud, Régine, The Crusaders: The Struggle for the Holy Land. Ignatius Press, 2003.
  • Joshua Prawer, The Latin Kingdom of Jerusalem: European Colonialism in the Middle Ages. London, 1972.
  • Joshua Prawer, Crusader Institutions. Oxford University Press, 1980.
  • Jonathan Riley-Smith, The Feudal Nobility and the Kingdom of Jerusalem, 1174–1277. The Macmillan Press, 1973.
  • Jonathan Riley-Smith, The First Crusade and the Idea of Crusading. University of Pennsylvania, 1991.
  • Jonathan Riley-Smith, ed., The Oxford History of the Crusades. Oxford, 2002.
  • Bản mẫu:Runciman-A History of the Crusades
  • Bản mẫu:Setton-A History of the Crusades
  • Steven Tibble, Monarchy and Lordships in the Latin Kingdom of Jerusalem, 1099–1291. Clarendon Press, 1989.
  • Verlinden, Charles (1970). The beginning of Modern Colonization. Ithica: Cornell University Press.
  • Jerusalem, Latin Kingdom of (1099–1291) – Article in the Catholic Encyclopedia

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan