Vườn quốc gia Galápagos

Vườn quốc gia Galápagos
Ảnh vệ tinh của quần đảo Galápagos với những cái tên tiếng Tây Ban Nha của các đảo.
Vị trí Ecuador
Quần đảo Galápagos
Diện tích7.995,4 km²
Thành lập1959

Vườn quốc gia Galápagos là vườn quốc gia đầu tiên của Ecuador. Nó được thành lập vào năm 1959 và bắt đầu hoạt động vào năm 1968 [1] và là một Di sản thế giới của UNESCO.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Ecuador đã đưa 97% diện tích đất của quần đảo Galápagos để hình thành vườn quốc gia đầu tiên của nước này. 3% còn lại là vùng dân cư của Santa Cruz, San Cristóbal, FloreanaIsabela.

Trong năm 1971, ban quản lý đầu tiên của vườn quốc gia được hình thành và đóng tại đảo Santa Cruz. Năm 1974, vườn quốc gia Galápagos lên kế hoạch quản lý với bộ máy bao gồm một Giám đốc, 2 cán bộ bảo tồn, 40 kiểm lâm viên để thực hiện mục tiêu quản lý. Tại đảo Santa Cruz là Trạm nghiên cứu Charles Darwin.

Năm 1979, UNESCO đã công nhận quần đảo Galápagos là Di sản thiên nhiên của nhân loại, các dịch vụ tại vườn quốc gia phải được thông qua bởi Giám đốc và công việc bảo vệ cũng phải diễn ra thường xuyên hơn tại các đảo.

Năm 1986. Khu bảo tồn Biển Galápagos được thành lập cùng với việc vườn quốc gia Galápagos đã được đưa vào danh sách các khu bảo tồn sinh quyển vì giá trị khoa học và giáo dục độc đáo của nó cần được bảo tồn vĩnh viễn cho các thế hệ sau.

Năm 2007, UNESCO đưa vườn quốc gia Galápagos vào danh sách Di sản thế giới trong tình trạng bị đe dọa,[2] bởi các mối nguy hiểm do tốc độ phát triển chóng mặt của con người trong mọi lĩnh vực bao gồm nhập cảnh, du lịch và thương mại, cùng khả năng về loài xâm lấn đến các đảo gây ảnh hưởng đến hệ động thực vật tại vườn quốc gia. Điều này thể hiện sự nguy hiểm trầm trọng đến hệ sinh thái mong manh đã tiến hóa qua hàng triệu năm trong sự cô lập của tự nhiên.[3][4]

Tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia là nơi có các loài chỉ có tại Galápagos bao gồm Rùa Galápagos, Cự đà biển Galápagos, cua Galapagos và nhiều loài chim được nhìn thấy rải rác dọc theo các bãi đá nham thạch lởm chởm trong vịnh Tortuga. Khu vực biển cũng là nơi có nhiều loài cá mập bao gồm cả cá mập đầu búa và cá mập mắt trắng kiếm ăn cùng nhiều loài cá nhỏ khác.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chúng tôi là ai”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2013. Truy cập 2 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ Galápagos Islands - UNESCO World Heritage Centre
  3. ^ “Cục Vườn quốc gia Galapagos: Sự nguy hiểm của các loài xâm lấn - Phần I: Động vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ “Cục Vườn quốc gia Galapagos: Sự nguy hiểm của các loài xâm lấn - Phần II: Thực vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan