Viện hàn lâm châu Âu (tiếng Latinh: Academia Europaea) là Viện hàn lâm được thành lập năm 1988, nhằm mục đích thúc đẩy học thuật, giáo dục và nghiên cứu. Viện xuất bản tạp chí European Review 3 tháng một lần, thông qua "Cambridge Journals".[1]
Ngoài ra, cho tới năm 2009 Viện còn xuất bản một bản tin thường kỳ tên là "The Tree", sau đó được thay thế bằng bản tin điện tử [2].
Khái niệm thành lập một Viện hàn lâm Khoa học châu Âu đã nẩy sinh trong cuộc họp các bộ trưởng bộ khoa học châu Âu ở Paris năm 1985. Sau đó Hội Hoàng gia Luân Đôn tổ chức một cuộc họp ở Luân Đôn trong tháng 6 năm 1986 gồm Arnold Burgen (vương quốc Anh), Hubert Curien (Pháp), Umberto Columbo (Ý), David Magnusson (Thụy Điển), Eugen Seibold (Đức) và Eugen Seibold, Ruud van Lieshout (Hà Lan), họ đồng ý cần phải lập một Viện hàn lâm châu Âu.
Viện hàn lâm châu Âu được chính thức thành lập như "Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên và Khoa học nhân văn" trong cuộc họp ở Cambridge trong tháng 9 năm 1988. Chủ tịch đầu tiên của Viện là Arnold Burgen. Bộ trưởng bộ Khoa học Pháp Hubert Curien - sau này trở thành chủ tịch thứ hai của Viện - đã đọc diễn văn khai mạc tại cuộc họp toàn thể lần đầu đã diễn ra ở London trong tháng 6 năm 1989, với 627 viện sĩ hiện diện.
Hiện nay Viện hàn lâm châu Âu có trên 2.000 viện sĩ từ 35 nước châu Âu và 8 nước ngoài châu Âu, trong đó có hơn 40 người đã đoạt giải Nobel. Trong số các viện sĩ có những chuyên gia hàng đầu thuộc các lãnh vực Vật lý học, Sinh học, Y học, Toán học, Công nghệ, Kinh tế học, Luật học, Khoa học nhân văn, Văn học, Khoa học xã hội và Khoa học nhận thức.
Sau đây là các giải thưởng của Viện hàn lâm châu Âu[3].