Jean-Marie Lehn

Jean-Marie Lehn
Sinh30 tháng 9, 1939 (85 tuổi)
Rosheim, Pháp
Quốc tịchPháp
Nổi tiếng vìcryptand
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học năm 1987
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học siêu phân tử (Supramolecular chemistry)

Jean-Marie Lehn (sinh ngày 30.9.1939) là nhà hóa học người Pháp đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1987 chung với Donald CramCharles J. Pedersen cho công trình nghiên cứu hóa học của ông, đặc biệt việc tổng hợp các cryptand[1]. Lehn là người sớm đổi mới lãnh vực Hóa học siêu phân tử (supramolecular chemistry), tức là môn hóa học của các tập hợp phân tử chủ-khách được tạo ra bằng các «tác động qua lại giữa các phân tử», và tiếp tục đổi mới trong lãnh vực này. Ông đã xuất bản hơn 800 bài khảo cứu khoa học về hóa học.

Một tập hợp vòng xoắn ốc do Jean-Marie Lehn và người cộng tác báo cáo ở Angew. Chem., Int. Ed. Engl. 1996, 35, 1838-1840.
Cấu trúc tinh thể của một foldamer do Lehn và người cộng tác báo cáo ở Helv. Chim. Acta., 2003, 86, 1598-1624.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Lehn sinh tại Rosheim, Pháp là con của Pierre và Marie Lehn. Cha ông là thợ làm bánh mì, nhưng thích âm nhạc nên sau đó đã trở thành người chơi đàn organ ở thành phố. Ngoài khoa học, Lehn cũng học nhạc và rất thích nhạc. Ông vẫn tiếp tục chơi đàn organ mặc dù say mê nghiên cứu khoa học.

Lehn học trung học ở Obernai từ năm 1950 tới 1957, học cả tiếng Latinh, Hy Lạp, ĐứcAnh, văn học Pháp; nên sau này ông rất tinh thông cả triết học lẫn khoa học, đặc biệt là hóa học. Tháng 7 năm 1957, ông đậu bằng tú tài triết học, và tới tháng 9 cùng năm đậu thêm bằng tú tài khoa học tự nhiên.

Đại học Strasbourg, mặc dù ban đầu ông học triết học, nhưng cuối cùng ông đã theo học các khóa học về khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, tham dự các bài giảng của giáo sư Guy Ourisson, và nhận ra rằng mình muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu trong ngành hóa hữu cơ. Ông vào làm việc trong phòng thí nghiệm của giáo sư Guy Ourisson, nghiên cứu để thi lấy bằng tiến sĩ. Tại đây, ông đã phụ trách phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân đầu tiên của phòng thí nghiệm, và xuất bản bài khảo cứu khoa học đầu tiên của mình, trong đó chỉ ra một quy tắc của sự cộng thêm chất cho các sự luân phiên gây ra thay thế của các tín hiệu "cộng hưởng từ hạt nhân" proton trong các chất dẫn xuất steroid.

Sau khi đậu bằng tiến sĩ, ông sang Hoa Kỳ làm việc 1 năm ở Phòng thí nghiệm của Robert Burns Woodward tại Đại học Harvard, nghiên cứu về việc tổng hợp vitamin B12 cùng nhiều môn khác.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1966, ông được bổ nhiệm làm maître de conférences (tương đương giáo sư phụ tá) ở Phân khoa Hóa học của Đại học Strasbourg. Ông tập trung nghiên cứu vào các đặc tính vật lý của các phân tử, tổng hợp các hợp chất đặc biệt thiết kế cho lộ ra một đặc tính nhất định, để hiểu rõ hơn về cách mà đặc tính đó liên quan đến cấu trúc ra sao.

Năm 1968, ông đạt được sự tổng hợp các phân tử giống như cái lồng, có một khoang bên trong có thể chứa một phân tử khác. Môn hóa hữu cơ đã giúp ông có thể thiết kế các lồng với hình dạng mong muốn, do đó chỉ cho phép một loại phân tử tự vào trong lồng. Đây là tiền đề cho một lĩnh vực hoàn toàn mới trong hóa học, các cảm biến. Các cơ chế như vậy cũng đóng một vai trò lớn trong sinh học phân tử.

Các cryptand này, như Lehn đã đặt tên cho chúng, đã trở thành mối quan tâm chính của ông, và đã khiến ông định nghĩa một loại hóa học mới - "hóa học siêu phân tử" - mà thay vì nghiên cứu các liên kết bên trong một phân tử, thì xem xét những sức hút giữa các phân tử, và cái mà sau này được gọi là "những vật dễ vỡ", chẳng hạn như những micelle, polymer, hoặc đất sét.

Năm 1980, ông được tuyển vào giảng dạy ở trường danh tiếng Collège de France, và năm 1987 ông được trao giải Nobel Hóa học, cùng với Donald Cram và Charles J. Pedersen cho công trình nghiên cứu cryptand của ông.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Lehn kết hôn với Sylvie Lederer năm 1956. Họ có hai người con trai: David và Mathias.

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Các cryptand là một họ các ligand tổng hợp 2 vòng hoặc đa vòng cho vài loại cation. Cryptand thông thường nhất là N[CH2CH2OCH2CH2OCH2CH2]3N; công thức của IUPAC là 1,10-diaza-4,7,13,16,21,24-hexaoxabicyclo[8.8.8]hexacosane
  • Goodman, Catherine (2007). “Jean-Marie Lehn”. Nat. Chem. Biol. 3 (11): 685. doi:10.1038/nchembio1107-685. PMID 17948011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn này sẽ làm thêm một ngày ấm áp trong bạn
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Bạn muốn du lịch nước ngoài trong dịp tết này cùng gia đình hay bạn bè? Sẽ có nhiều lựa chọn với những vùng đất đẹp như mơ trong mùa xuân này. Dưới đây là những địa điểm du lịch tại Châu Á mà bạn phải đến trong dịp Tết này.
Download Atri - Những hồi ức thân thương của tôi Việt hóa
Download Atri - Những hồi ức thân thương của tôi Việt hóa
Ở một tương lai xa xăm, sự dâng lên đột ngột và không thể lí giải của mực nước biển đã nhấn chìm hầu hết nền văn minh của nhân loại xuống đáy biển sâu thẳm
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng