Robert Huber

Robert Huber
Robert Huber năm 2010
Sinh20 tháng 2, 1937 (87 tuổi)
München
Quốc tịchĐức
Nổi tiếng vìVi khuẩn lam Tinh thể học
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học năm 1988
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa sinh

Robert Huber sinh ngày 20.2.1937, là nhà hóa sinh người Đức đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1988 chung với Johann DeisenhoferHartmut Michel.

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Robert Huber sinh tại München (Đức), là con đầu lòng của Sebastian và Helene Huber. Cha ông là một thủ quỹ ngân hàng còn người mẹ làm việc nội trợ. Ông học trường trung học "Humanistisches Karls-Gymnasium" từ năm 1947 tới 1956, sau đó vào học hóa họcĐại học Kỹ thuật München, và tốt nghiệp năm 1960. Ông ở lại làm việc ở trường, sử dụng tinh thể học để nghiên cứu cấu trúc của các hợp chất hữu cơ.

Năm 1971 ông trở thành giám đốc Viện Hóa sinh Max Planck, nơi đội ngũ khoa học của ông đã phát triển các phương pháp nghiên cứu tinh thể học của protein.

Năm 1988 ông đoạt Giải Nobel Hóa học chung với Johann DeisenhoferHartmut Michel, cho công trình nghiên cứu đầu tiên của họ về việc kết tinh một protein nội màng là quan trọng trong việc quang hợp ở các vi khuẩn tía (purple bacteria), và sau đó áp dụng khoa tinh thể học tia X trong nghiên cứu để làm sáng tỏ cấu trúc của protein.[1] Thông tin này đã cho một sự hiểu biết thấu đáo đầu tiên về những cơ quan cấu trúc đã thực hiện chức năng toàn bộ của sự quang hợp. Sự hiểu biết thấu đáo này có thể được diễn giải để hiểu sự tương tự phức tạp hơn của việc quang hợp ở các vi khuẩn lam[2][3] cái mà về thực chất cũng là cái giống như vậy trong lục lạp của các thực vật bậc cao.

Từ năm 2005 ông nghiên cứu ở Trung tâm Công nghệ Sinh học Y học của Đại học Duisburg-Essen

Gần đây ông đã đảm nhận một chức vụ bán thời gian ở Đại học Cardiff và sẽ là người đứng đầu việc nghiên cứu để phát triển khoa Sinh học cấu trúc ở đại học này.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đã kết hôn và có bốn người con.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Robert Huber là một trong các biên tập viên đầu tiên của Encyclopedia of Analytical Chemistry Lưu trữ 2010-02-16 tại Wayback Machine

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ J. Deisenhofer, O. Epp, K. Miki, R. Huber & H. Michel (1985). “Structure of the protein subunits in the photosynthetic reaction centre of Rhodopseudomonas viridis at 3Å resolution”. Nature. 318 (6047): 618–624. doi:10.1038/318618a0.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Zouni, A., Witt, H.T., Kern, J., Fromme, P., Krauss, N., Saenger, W., Orth, P. (2001). “Crystal structure of photosystem II from Synechococcus elongatus at 3.8 A resolution”. Nature. 409 (6821): 739–743. doi:10.1038/35055589. PMID 11217865.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Guskov, A., Kern, J., Gabdulkhakov, A., Broser, M., Zouni, A., Saenger, W. (2009). “Cyanobacterial photosystem II at 2.9-A resolution and the role of quinones, lipids, channels and chloride”. Nat.Struct.Mol.Biol. 16 (3): 334–342. doi:10.1038/nsmb.1559. PMID 19219048.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Review Dies Irae - Tuyệt tác của Chuuni Genre
Review Dies Irae - Tuyệt tác của Chuuni Genre
Những trận đánh lồng ghép trong triết lí của các nhân vật, những thần thoại từ ở phía Tây xa xôi, những câu bùa chú cùng tuyến nhân vật đã trở nên kinh điển
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau