Wikipedia:Miễn cấm IP

Cấm địa chỉ IP hay dãy địa chỉ IP trong khoảng thời gian dài hạn là một trong những biện pháp phòng chống phá hoại của Wikipedia. Việc ban hành các lệnh cấm IP này không hề gây ảnh hưởng tới các thành viên đã đăng ký tài khoản Wikipedia. Tuy nhiên, đôi khi vẫn phải cấm cả những thành viên đã đăng ký nếu hành vi phá hoại quá nghiêm trọng. Các bảo quản viên luôn nắm quyền miễn cấm IP, còn những thành viên khác có thể yêu cầu quyền này nếu họ có thể chứng minh rằng quyền này là thực sự cần thiết.

Quá trình miễn cấm IP cho phép người sửa đổi không gặp bất tiện trong quá trình đóng góp cho Wikipedia, nếu địa chỉ IP của họ bị cấm vì các lý do không phải do họ làm. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng quyền này (trong một số trường hợp đặc biệt) để cho phép sửa đổi dùng proxy vô danh hóa (VPN), ví dụ như Tor. Thành viên được miễn cấm IP cần lưu ý rằng nếu vi phạm quy định này, ví dụ như dùng proxy để thực hiện các sửa đổi mang tính phá hoại, hoặc nếu tài khoản bị lạm dụng hay bất cứ vấn đề gì khác, lệnh miễn cấm IP sẽ được vô hiệu hóa ngay lập tức.

Gửi bảo quản viên: Lúc xem xét những yêu cầu miễn cấm, xin hãy giải thích quyết định của bạn trong nhật trình để rút kinh nghiệm.

Yêu cầu và thực hiện cờ miễn cấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ miễn cấm IP có ích chủ yếu cho hai kiểu thành viên sau:

  • Thành viên không may bị ảnh hưởng bởi tác vụ cấm IP nhằm chống phá hoại. Với cờ miễn cấm IP, họ có thể sửa đổi một cách bình thường và không gặp ảnh hưởng của tác vụ cấm IP nào.
  • Trong những trường hợp đặc biệt, có thể cho phép các thành viên sử dụng mạng Tor hoặc proxy mở rộng để đóng góp. Trường hợp này nên được xử lý riêng để đảm bảo an toàn và chống phá hoại.

Để được bỏ qua lệnh cấm dãy IP

[sửa | sửa mã nguồn]

Các lệnh cấm dãy IP được sử dụng để chống phá hoại thường xuyên từ những tài khoản phá hoại và những tài khoản rối nằm trong một dãy địa chỉ IP. Thành viên nếu có lịch sử sửa đổi đáng tin cây mà bị ảnh hưởng bởi vụ cấm có thể được miễn cấm theo quyết định của nhóm bảo quản viên để có thể tiếp tục sửa đổi được kể cả bị cấm IP hay không.

Người dùng muốn xin quyền miễn cấm IP với lý do này cần phải tuân theo ba điều kiện dưới đây:

  • IP bình thường (không phải proxy) của người sửa đổi đang bị ảnh hưởng bởi một tác vụ cấm dãy IP trùng với dãy IP của họ, trong khi họ vô tội. (Có thể dùng các công cụ tự động cấm hoặc CheckUser để kiểm định.)
  • Người sửa đổi đồng ý và cam kết không bao giờ lạm dụng cờ miễn cấm để thực hiện các sửa đổi mang tính phá hoại dùng proxy mở rộng. (Cũng có công cụ để kiểm định điều này.)
  • Khi lệnh cấm dãy IP hết hạn hoặc không còn ảnh hưởng đến thành viên, bảo quản viên sẽ rút cờ miễn cấm.

Bảo quản viên cần báo người sửa đổi rằng, để chống phá hoại, dãy IP của họ đã bị cấm, nhưng họ đã được miễn cấm. Bảo quản viên cần khuyến khích người dùng nhớ các điều kiện trên, nhất là rằng cờ miễn cấm sẽ bị rút nếu tài khoản được sử dụng để thực hiện các sửa đổi mang tính phá hoại dùng proxy mở rộng. (Xem các thẻ và bản mẫu dưới đây.)

Ai có thể yêu cầu?
Người dùng bị ảnh hưởng bởi tác vụ cấm IP không liên quan đến họ và làm họ không thể sửa đổi, ngay cả khi họ đăng nhập.
Làm sao yêu cầu?
Hãy yêu cầu miễn cấm IP bằng cách chống lại quyết định cấm. Bạn cần phải đăng nhập trước khi yêu cầu. Các bảo quản viên sẽ từ chối ngay nếu bạn đăng yêu cầu lên trang thảo luận của địa chỉ IP. Bảo quản viên phong cờ này đôi khi cần liên lạc với kiểm định viên để hiểu vấn đề một cách chắc chắn và rõ vàng, và họ có thể nhờ một bảo quản viên khác xem xét tại một trang thảo luận như Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên nếu bảo quản viên hiện tại không quen với việc đang xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu tại trang Yêu cầu tại trang Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền/Miễn cấm IP.

Để sửa đổi dùng proxy mở rộng

[sửa | sửa mã nguồn]

Do các thành viên có thể lạm dụng cờ miễn cấm IP để thực hiện hành vi phá hoại thông qua proxy mở rộng nên chỉ cho phép trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ như bị tường lửa hạn chế; Wikipedia bị chặn ở nước sở tại; có lý do thực sự cần thiết cần phải sửa đổi dùng proxy mở rộng.) Những thành viên muốn yêu cầu miễn cấm phải chứng minh được rằng họ sẽ đóng góp cho Wikipedia một cách có ích trong tương lai gần và có lịch sử đóng góp có thể tin tưởng được.

Ai có thể yêu cầu?
Thành viên uy tín (giữ cờ Tự động tuần tra trở lên) thực sự cần thiết trong những trường hợp rất đặc biệt và được cộng đồng tin rằng thành viên sẽ không lạm dụng quyền này. Đây là độ tin cậy bằng với bảo quản viên, vì cờ miễn cấm IP là một công cụ của bảo quản viên.
Làm sao yêu cầu?
Yêu cầu tại trang Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền/Miễn cấm IP.

Rút cờ miễn cấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ miễn cấm IP là một quyền dành cho những thành viên thực sự cần có nó và được cộng đồng tin rằng thành viên đó sẽ không lạm dụng cờ này. Sau đây là một số lý do rút cờ khỏi tài khoản:

  • Cờ không còn cần thiết nữa, ví dụ lệnh cấm IP đã hết hạn và lệnh cấm có khả năng sẽ không còn trở lại nữa, thành viên đã có thể truy cập Wikipedia sử dụng IP không bị tường lửa kiểm soát hay thành viên đã trở thành một bảo quản viên.
  • Trong lý do yêu cầu có lý do trái với sự thật hoặc lừa dối.
  • Có chứng cứ hoặc một thành viên đáng tin cậy nghi ngờ rằng tài khoản đã bị lạm dụng, kể cả trong trường hợp xung đột lợi ích của bảo quản viên đã thực hiện cấp cờ. Trong trường hợp không rõ, cần phải thảo luận thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Rút cờ miễn cấm có thể cấm thành viên. Giống như tác vụ cấm thường, một bảo quản viên trung lập có thể rút cờ hay nhờ cộng đồng giải thích những vấn đề. Vì cờ này dễ bị lạm dụng, đôi khi có thể rút cờ chỉ vì lời nghi ngờ của một người được tin cậy trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, chỉ nên rút cờ miễn cấm để tránh các vấn đề phát sinh, chứ không phải để phạt thành viên đó.

Hướng dẫn cho bảo quản viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các lệnh miễn cấm IP có thể được xem xét và hủy bỏ. Cờ miễn cấm thường sẽ bị thu hồi nếu có chứng cớ hay người đáng tin nghi ngờ rằng tài khoản bị lạm dụng. Các bảo quản viên nên thảo luận kỹ càng trước khi phong cờ nếu không chắc chắn, vì cờ miễn cấm không có lý sẽ bị rút ngay lập tức.
  • Khi xem xét tác vụ miễn cấm IP, nên xem kỹ lịch sử sửa đổi của người sửa đổi và cả dãy IP bị lạm dụng trước khi tới lúc quyết định.
  • Trang Đặc biệt: Quyền thành viên được sử dụng để phong hay rút cờ miễn cấm IP. "Người được miễn cấm IP" sẽ hiện ra bên cạnh tên của mọi người có cờ miễn cấm tại Đặc biệt: Danh sách thành viên, và những người miễn cấm cũng được liệt kê riêng tại Đặc biệt:Danh sách thành viên/ipblock-exempt. (Lưu ý rằng các bảo quản viên sẽ không được liệt kê trong danh sách này.) Lý do phong hay rút cờ miễn cấm được lưu trong nhật trình cấp của thành viên.

Các thẻ và bản mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • {{subst:ipexemptgranted}} có lời mặc định báo người sửa đổi được miễn cấm IP để bỏ qua tác vụ cấm hẳn IP.
  • Cách giải thích vụ cấm hẳn dãy IP: "Dãy địa chỉ IP này đã bị cấm để phòng chống phá hoại. Nếu bạn là một trong những người dùng có thiện ý nằm trong dãy IP này và đang bị ảnh hưởng, xin hãy yêu cầu bỏ vụ cấm, rồi xin được kiểm định và được cờ miễn cấm IP."
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Ayaka theo quan điểm của họ sẽ ở thang điểm 3/5 , tức là ngang với xiao , hutao và đa số các nhân vật khá
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn
[Target Elimination - Vanishing Illusions] Hướng dẫn sơ lược về Clear và treo Auto ở boss Selena
[Target Elimination - Vanishing Illusions] Hướng dẫn sơ lược về Clear và treo Auto ở boss Selena
Do cơ chế Auto hiện tại của game không thể target mục tiêu có Max HP lớn hơn, nên khi Auto hầu như mọi đòn tấn công của AG đều nhắm vào Selena
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale