Đây là Wikipedia, bách khoa toàn thư mở. Nơi đây miễn phí đọc và sửa đổi. Hãy vươn xa hơn, và tham gia cộng đồng tình nguyện viên khắp thế giới.
Bạn không cần phải đăng ký để đóng góp, nhưng việc tạo mới tài khoản sẽ cho phép bạn:
Một khi bạn có một tài khoản 4 ngày tuổi, bạn sẽ được phép:
Và một khi bạn có một tài khoản 30 ngày tuổi và đã thực hiện ít nhất 500 lần sửa đổi, bạn sẽ được phép sửa đổi các trang bị khoá mở rộng!
Để biết thêm một chút chi tiết, hãy đọc tiếp. Hoặc để bắt đầu: đăng kí ngay – tham gia đóng góp vào Dự án Wikipedia theo cách mà chính bạn mong muốn.
Việc tạo mới tài khoản rất nhanh và hoàn toàn miễn phí.
Nếu bạn mở tài khoản, bạn có thể lựa chọn một tên người dùng miễn là chưa có ai dùng và duy nhất. Các sửa đổi do bạn thực hiện khi đăng nhập sẽ được gán cho cái tên đó. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ được ghi công đầy đủ đối với các đóng góp của mình trong lịch sử trang (khi không đăng nhập, các sửa đổi chỉ được gán cho địa chỉ IP của bạn). Bạn cũng có thể xem mọi đóng góp của mình bằng cách nhấn vào liên kết "Đóng góp của tôi", chỉ có khi bạn đã đăng nhập.
Bạn sẽ có một trang thành viên cố định của riêng mình, tại đó bạn có thể giới thiệu một tí về bản thân. Tuy Wikipedia không phải là nhà cung cấp trang chủ, bạn có thể dùng trang thành viên để hiển thị một số hình ảnh có giấy phép tự do, viết về những sở thích của bạn, v.v. Nhiều thành viên sử dụng trang thành viên của họ để ghi một danh sách các bài viết mà họ tự hào nhất, hoặc thu thập những thông tin có giá trị khác từ Wikipedia.
Bạn sẽ có một trang thảo luận thành viên cố định mà bạn có thể dùng để liên lạc với những thành viên khác. Bạn sẽ nhận được thông báo khi có ai đó viết tin nhắn lên trang thảo luận thành viên của bạn. Nếu bạn lựa chọn cung cấp địa chỉ thư điện tử của mình, những thành viên khác sẽ có thể liên hệ với bạn bằng thư điện tử. Tính này này là ẩn danh; thành viên gửi thư cho bạn sẽ không biết địa chỉ thư điện tử của bạn là gì.
Bạn không cần phải tiết lộ danh tính ngoài đời của mình, nhưng có một tài khoản có nghĩa là bạn có một danh tính cố định trên Wikipedia để giúp thành viên khác nhận ra. Mặc dù chúng tôi rất hoan nghênh các đóng góp vô danh, đăng nhập vào một bút danh cho phép bạn tạo dựng lòng tin và sự tôn trọng thông qua lịch sử các sửa đổi tốt. Cũng sẽ dễ dàng liên hệ và đóng góp với một biên tập viên nếu chúng tôi biết bạn là ai (ít ra thì bạn là ai trên Wikipedia). Nó cũng dễ hơn cho những thành viên kỳ cựu đánh giá bạn là có ý tốt nếu thành viên mới đã cố gắng mở một tài khoản (và chính bạn cũng rất có thể sẽ thành một thành viên kỳ cựu trong tương lai đấy!). Bạn sẽ hưởng được nhiều sự tiện dụng nếu bạn vượt qua được vấn đề...lựa chọn tên người dùng.
Khi bạn đã tạo dựng được thanh danh cho mình, bạn có thể sẽ được hưởng những đặc quyền như bảo quản viên, và những quyền khác. Tất nhiên không thể trao cho các thành viên vô danh những quyền lợi như vậy được.
Nếu bạn không đăng nhập, mọi đóng góp của bạn sẽ bị liên kết công khai với địa chỉ IP vào lúc bạn sửa đổi. Nếu bạn đăng nhập, mọi đóng góp của bạn sẽ liên kết công khai với tên tài khoản của bạn, và chỉ liên kết với địa chỉ IP ngầm bên trong. Xem Quy định quyền riêng tư của Wikipedia để có thêm thông tin về việc này.
Thực ra bạn sẽ càng ẩn danh tốt hơn (dù thông qua một biệt hiệu) khi đăng nhập so với khi bạn là một thành viên "vô danh", bởi vì bạn có thể giấu địa chỉ IP của mình. Bạn có thể sẽ muốn xem xét một vài yếu tố khác nhau, như quyền riêng tư và khả năng bị quấy rối ngoài đời, khi lựa chọn một tên người dùng.
Tác động đối với sự riêng tư này khác nhau, tùy thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn, luật pháp và quy định tại nơi bạn sinh sống, và bản chất và lượng sửa đổi của bạn trên Wikipedia. Hãy ghi nhớ là công nghệ và quy định của Wikipedia có thể thay đổi.
Wikipedia cung cấp một số tính năng mà chỉ có thành viên đã đăng ký mới có:
Là một thành viên đã đăng ký, bạn có thể tùy chỉnh hành vi của MediaWiki một cách rất chi tiết bằng cách thay đổi trong Tùy chọn cá nhân tại đặc biệt:tùy chọn. Tại đó bạn có thể thay đổi các thiết lập hiển thị sau:
Và các tùy chọn sửa đổi khác:
Các địa chỉ IP dùng chung như các mạng tại trường hay công ty hoặc máy chủ proxy thường bị cấm vì các lý do phá hoại, mà thật không may là nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người vô tội trên cùng mạng. Tuy nhiên, những thành viên đã đăng ký và có lịch sử tốt có thể yêu cầu điều chỉnh tác vụ cấm trên địa chỉ IP của họ để chỉ ảnh hưởng đến thành viên vô danh để họ có tiếp tục đóng góp trên Wikipedia. Nếu bạn hiện đang bị cấm không được mở tài khoản, chúng tôi đề nghị bạn thực hiện một trong những điều sau: