![]() | Đây là trang giải thích bổ sung cho nhiều quy định và hướng dẫn. Mục đích là để bổ sung thông tin cho các khái niệm trong các trang chính. Trang này chưa được cộng đồng thông qua nên không phải là quy định hay hướng dẫn chính thức. |
Đây là bài viết cung cấp cái nhìn toàn diện về nguồn tự xuất bản, bao gồm cách nhận diện, các ví dụ cụ thể, cũng như cách phân biệt nguồn tự xuất bản với các khái niệm như nguồn sơ cấp và nguồn độc lập. Đồng thời, bài viết sẽ giải thích lý do tại sao nguồn tự xuất bản thường không được chấp nhận trong các bài viết bách khoa trên Wikipedia, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt và cách sử dụng sao cho hợp lệ.
Nguồn tự xuất bản là tài liệu tự viết tự phát hành, không qua quá trình kiểm duyệt, đánh giá bởi các bên trung gian hoặc chuyên gia trong lĩnh vực, đôi khi có thể không được khách quan, có thiên hướng tự quảng bá, phục vụ cho lợi ích của người viết.
Nếu người tạo ra tài liệu cũng là người phát hành tài liệu thì đó là nguồn tự xuất bản. Nếu người viết không phải là người phát hành thì đó không phải là nguồn tự xuất bản. Không cần phải cân nhắc các yếu tố khác như nội dung, quy mô của đơn vị xuất bản, định dạng (giấy hay điện tử), tác giả có phải chuyên gia nổi tiếng hay không… Nếu đó là nhân viên viết bài cho công ty của mình (ví dụ, tài liệu tiếp thị quảng cáo, trang web của các doanh nghiệp…) thì người viết và người xuất bản cũng được tính là một người. Những trang web không rõ đơn vị xuất bản và tổ chức đứng sau cũng có thể được coi là nội dung tự xuất bản.[1]
Sách tự xuất bản là sách tác giả tự viết và tự chi trả chi phí xuất bản, đồng thời chịu toàn bộ rủi ro tài chính. Trong quá trình này, tác giả nắm toàn quyền kiểm soát và không phải thông qua quy trình xuất bản truyền thống.[2] Ngoài ra, còn có hình thức xuất bản kết hợp: tác giả trả phí cho các dịch vụ xuất bản, trong khi nhà xuất bản đảm nhận một phần chi phí như chỉnh sửa, hiệu đính, tiếp thị, phân phối… và chịu trách nhiệm sản xuất cũng như đưa sách ra thị trường.[3] Cũng có trường hợp có nhà xuất bản (NXB) được lập ra chỉ để phát hành sách cho một tác giả duy nhất, hoặc thậm chí có những đơn vị cố tình tạo ra ấn hiệu riêng, khiến người đọc tưởng tác giả và nhà xuất bản là hai thực thể độc lập.
Các NXB tự xuất bản: Wikipedia:List of self-publishing companies (tiếng Anh) tổng hợp danh sách các NXB quốc tế chuyên kinh doanh loại hình này. Nếu NXB bạn cần tìm không có tên trong danh sách này: hãy tra cứu tên trên các công cụ tìm kiếm, nếu không có thông tin gì mấy thì khả năng cao là tự xuất bản hoặc không phải là NXB uy tín. Một số dịch vụ tự xuất bản trực tuyến nổi bật là Kindle Direct Publishing, Smashwords, CreateSpace…[4]
Đối lập với tự xuất bản là xuất bản truyền thống: bản thảo của người viết phải được NXB duyệt. Sau đó, NXB sẽ tiến hành biên tập, kiểm duyệt, thẩm định nội dung, chỉnh lý, thiết kế, làm bìa, quyết định số lượng in... chi trả chi phí xuất bản, quảng bá và phân phối tác phẩm ra thị trường, và quan trọng nhất là bảo chứng cho chất lượng sách.[5][3][6] Cơ chế này áp dụng cho hầu hết tất cả các xuất bản phẩm trong ngành xuất bản truyền thống: tác phẩm nào cũng phải được đánh giá và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi xuất bản. Các biên tập viên ăn lương của NXB, không phải của tác giả nên họ có thể đánh giá khách quan và công tâm.
Ở Việt Nam không tồn tại các NXB tư nhân chỉ chuyên cung cấp dịch vụ tự xuất bản như nước ngoài vì pháp luật không cho phép tư nhân lập NXB.[7] Tất cả các NXB đều thuộc nhà nước hoặc có chủ sở hữu thuộc nhà nước. Tất cả các sách muốn xuất bản hợp pháp đều phải có giấy phép xuất bản từ các NXB chính thống.[8] Khi tự xuất bản sách, tác giả tự chịu trách nhiệm về chi phí xuất bản (lời ăn lỗ chịu),[9] ngoài ra cũng có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất bản[2][10] nhưng không thể tự cấp phép mà vẫn cần một NXB chính thống xin giấy phép giúp (gọi là "liên kết xuất bản với tác giả", "hợp tác xuất bản").[11][12] NXB sẽ thực hiện kiểm duyệt để đảm bảo nội dung sách không vi phạm các quy định của pháp luật, đáp ứng các yêu cầu về văn hóa, đạo đức, chính trị và chịu trách pháp lý cho tác phẩm.[a] Còn trong quy trình tự xuất bản ở Hoa Kỳ, tác giả chịu trách nhiệm toàn bộ, không có kiểm duyệt từ bên thứ ba, nếu vi phạm pháp luật thì sẽ bị kiện (ví dụ, đạo văn, phỉ báng xúc phạm nhân phẩm của người khác…).
Do đó, sách tự xuất bản ở Việt Nam vẫn được đứng tên bởi các NXB chính thống, chẳng hạn như NXB Phụ nữ Việt Nam, NXB Kim đồng, NXB Lao động…[14][15] nên Wikipedia tiếng Việt không thể lập một danh sách liệt kê các NXB như bên tiếng Anh được.
Hướng dẫn cách phân biệt nguồn tự xuất bản với các khái niệm nguồn sơ cấp và nguồn độc lập.
Tùy trường hợp mà nguồn tự xuất bản có thể là nguồn sơ cấp, thứ cấp, hay tổng hợp hạng ba. Ví dụ, blog cá nhân luôn luôn là nguồn tự xuất bản, nhưng:
Tự xuất bản | Thường | |
---|---|---|
Nguồn sơ cấp | Chuyên gia Nguyễn A viết blog báo cáo kết quả thí nghiệm mình vừa thực hiện. | Chuyên gia Nguyễn A viết blog báo cáo kết quả thí nghiệm mình vừa thực hiện. Sau đó, các biên tập viên đưa kết quả thí nghiệm này vào tạp chí nghiên cứu khoa học. |
Nguồn thứ cấp | Chuyên gia Nguyễn A lấy dữ liệu từ mười hai thí nghiệm của người khác, viết một bài phân tích tổng hợp rồi đăng lên blog. | Chuyên gia Nguyễn A lấy dữ liệu từ mười hai thí nghiệm của người khác, viết một bài phân tích tổng hợp rồi đăng lên blog. Sau đó, kết quả này được các biên tập viên đưa vào tạp chí nghiên cứu khoa học. |
Tùy trường hợp mà nguồn tự xuất bản có thể là nguồn độc lập hay không độc lập. Ví dụ:
Trong đa số trường hợp, việc sử dụng nguồn tự xuất bản trong bài bách khoa là không hợp lệ vì loại nguồn này không được đảm bảo về tính xác thực, độ tin cậy và chất lượng, trong khi Wikipedia lại yêu cầu độ chính xác cao. Nguồn tự xuất bản không trải qua quy trình kiểm tra chất lượng nội dung bởi một bên độc lập không có ràng buộc về lợi ích hay tài chính với tác giả. Đơn vị kiểm duyệt độc lập cần phải được quyền bất đồng ý kiến với tác giả mà không cần phải lo sợ điều này có thể ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo. Ví dụ:
Vô vàn trang web bạn thấy trên Internet đều là nguồn tự xuất bản, vì chưa có ai đứng ra kiểm tra xem các thông tin đó có chính xác không trước khi bấm nút đăng bài. Nhiều trang web muốn lôi kéo bạn mua hàng, sử dụng dịch vụ hoặc hoặc tuyên truyền quảng bá.[17]
Trong một số trường hợp, việc sử dụng nguồn tự xuất bản vẫn có thể được chấp nhận nếu đáp ứng những tiêu chí nhất định. Do đó, không thể chỉ dựa vào yếu tố "tự xuất bản" để vội vàng kết luận rằng nguồn này nguồn kia là "yếu" hay "không đáng tin". Một số nguồn tự xuất bản vẫn có thể cung cấp thông tin chính xác, chất lượng cao, đã qua kiểm chứng và được chuyên gia đánh giá. Nếu không muốn nói, trong một số trường hợp, đó có thể là nguồn mạnh nhất.
Ngược lại, không phải mọi nguồn xuất bản đều "chính xác", "mạnh", "đáng tin", "uy tín". Việc được xuất bản chính thức không đảm bảo rằng nội dung trong đó sẽ chính xác, khách quan, chất lượng cao, đã qua kiểm chứng chặt chẽ. Một số nguồn vẫn có thể chứa thông tin sai, thiên vị, quảng bá, phục vụ cho lợi ích riêng.
Trước khi lấy làm nguồn, cần xem xét kỹ lưỡng để xác định liệu các nguồn tự xuất bản có phải là nguồn đáng tin cậy cho thông tin đó trong bài bách khoa hay không. Nếu có nguồn thường cũng chứng minh thông tin đó thì cần ưu tiên nguồn thường hơn. Nếu không rõ nguồn nào tốt hơn thì có thể đưa cả hai vào.
Không phải nguồn tự xuất bản nào cũng giống nhau. Ví dụ, cũng cùng là blog nhưng blog của người không có chuyên môn không thể được đặt ngang bàn cân với blog về vật lý của trưởng khoa Vật lý tại một trường đại học lớn.
Việc sử dụng nguồn tự xuất bản trong bài bách khoa sẽ hợp lệ trong các trường hợp sau:
Việc sử dụng nguồn tự xuất bản trong bài bách khoa là không hợp lệ trong các trường hợp:
Ví dụ:
Nguồn chưa xuất bản là những thông tin chưa được công khai với công chúng, chưa xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, chưa được đưa vào tài liệu, hồ sơ lưu trữ, thư viện. Ví dụ:
Nguồn chưa xuất bản hoàn toàn không hợp lệ để làm nguồn cho bách khoa toàn thư. Không có ngoại lệ cho quy tắc này.
{{Chú thích sách}}
: Quản lý CS1: địa điểm thiếu nhà xuất bản (liên kết)