Trợ giúp:Hộp thông tin

Một ví dụ về hộp thông tin

Một hộp thông tin (tiếng Anh: Infobox) là một bảng định dạng sẵn thường được đặt vào góc trên bên phải của một bài viết để tóm tắt một cách nhất quán những lĩnh vực nhất định của bài viết và thỉnh thoảng cũng để tăng cường khả năng định hướng đến các bài viết liên quan. Nhiều hộp thông tin cũng đưa ra các cấu trúc siêu dữ liệu có nguồn gốc từ DBpedia và những người dùng lại bên thứ ba khác. Các tính năng của hộp thông tin nói chung được phát triển từ các taxobox (taxonomy infoboxes – hộp thông tin phân loại) nguyên thủy – thứ do các biên tập viên phát triển để biểu diễn một cách trực quan sự phân loại khoa học của các loài sinh vật.

Việc sử dụng hộp thông tin không phải là bắt buộc hoặc bị cấm ở mọi bài viết. Việc nhúng một hộp thông tin, nhúng hộp thông tin nào và dùng phần nào của hộp thông tin, đều phải được xác định thông qua thảo luận và đồng thuận giữa các thành viên với mỗi bài viết.

Hộp thông tin dùng để làm gì?

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bản mẫu hộp thông tin có chứa các sự thật hiển nhiên và số liệu của một thể loại thường liên quan đến bài viết. Ví dụ: các loại động vật đều có một mục phân loại khoa học (loài, họ,…) cũng như tình trạng bảo tồn. Thêm một {{taxobox}} vào bài viết về động vật sẽ giúp người đọc tìm thông tin nhanh hơn và so sánh nó với các bài viết khác.

Các bản mẫu hộp thông tin giống như các tờ thông tin và thanh bên trong các bài viết ở tạp chí. Chúng nhanh chóng tóm lược các điểm quan trọng theo một định dạng dễ đọc. Dù sao, chúng cũng không phải là bảng "số liệu" (nói chung) chỉ tóm tắt tài liệu từ một bài viết. Nói cách khác, các thông tin vẫn phải được trình bày trong văn bản chính, bởi vì không phải ai cũng có thể tiếp cận được hộp thông tin. Cụ thể, nếu bản mẫu hộp thông tin ẩn các cột dài của dữ liệu bên trong các bảng đã sập[note 1] thì những người sử dụng công nghệ hỗ trợ (trình đọc màn hình dành cho người khiếm thị) sẽ hoàn toàn mất đi sự hiện diện của họ.

Nhiều hộp thông tin cũng phát ra các siêu dữ liệu chẳng hạn như "vi định dạng" (microformat).

Hộp thông tin nên chứa những gì?

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung, dữ liệu trong hộp thông tin nên:

  • Có thể so sánh được: Nếu nhiều chủ thể khác nhau đều có cùng các thuộc tính (ví dụ: mỗi người đều có một cái tên và một ngày sinh), thì việc so sánh giữa các trang sẽ dễ dàng hơn. Nó cúng ngụ ý rằng nếu được, các tài liệu nên được trình bày ở định dạng tiêu chuẩn.
  • Ngắn gọn: Các bản mẫu hộp thông tin là "thoáng qua" ("at-a-glance"), và được dùng để kiểm tra thông tin nhanh chóng.
  • Liên quan đến chủ thể.
  • Được chú thích sẵn trong bài viết: Hộp thông tin, giống như phần mở bài, nên chứa những tài liệu được mở rộng hoặc hỗ trợ bởi các chú thích đến các nguồn đáng tin cậy nằm đâu đó trong bài viết. Dù sao thì, nếu cần (vd: vì bài viết hiện chưa hoàn thành), người viết vẫn có thể nhúng cước chú và hộp thông tin.

Hộp thông tin không nên chứa những gì?

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung, dữ liệu trong hộp thông tin không nên:

  • Quá dài: Hộp thông tin không nên chứa các văn bản dài, hoặc các thông số rất chi tiết. Chúng thuộc về phần chính của bài viết.
  • Bao gồm thông tin không đáng nói: Một vấn đề phổ biến là thêm các tài liệu không đáng nói vào hộp thông tin và phần thân bài viết. Ví dụ: nhóm máu của một nhân vật hư cấu có thể được tiết lộ trong tác phẩm, nhưng chúng không giúp ích gì cho việc hiểu về đối tượng. Các bản mẫu hộp thông tin không nên được dùng cho các chi tiết quá tầm thường để xuất hiện ở phần thân bài viết (trừ một số ngoại lệ, chẳng hạn như các tính chất hóa học).
  • Chứa các lá cờ: Các biểu tượng lá cờ nhìn chung không nên được dùng trong hộp thông tin, kể các khi các một mục "quốc gia", "quốc tịch", "ngôn ngữ" và tương tự ở đó. Chúng gây ra sự sao nhãng không cần thiết cho người đọc và làm nổi bật một mục giữa các mục khác một cách thái quá. Các ngoại lệ được chấp nhận gồm các bài viết về các cuộc chiến giữa nhiều nước và các cuộc thi, giải đấu quốc tế.

Thêm hộp thông tin vào bài viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai bước cơ bản để thêm một hộp thông tin vào một bài viết:

  1. Tìm hộp thông tin
  2. Chỉnh sửa bài viết

Tìm hộp thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Để sử dụng hộp thông tin trong bài viết, một biên tập viên phải biết tên, các tham số của nó và cách các tham số sắp được sử dụng. Bởi vì hộp thông tin được đặt ở một không gian tên khác với bài viết, sẽ mất một chút thời gian để tìm thấy hộp thông tin bằng tên. Một khi biên tập viên đã tìm được tên, chỉ cần nhìn thẳng vào phần tài liệu của hộp thông tin.

Có hai cách mà biên tập viên thường dùng để xác định hộp thông tin mà người đó cần dùng:

Ví dụ: Bài viết HDMI có chứa một hộp thông tin. Để xác định nó, chỉ cần vào mục sửa mã nguồn của nó:

{{Thông tin cổng kết nối
...
}}

Phần "{{Thông tin cổng kết nối" cho biết phần ngoặc nhọn bao quanh là phần chứa dữ liệu của hộp thông tin "cổng kết nối". Biên tập viên có thể nghiên cứu phần tài liệu của bản mẫu – bao gồm danh sách các tham số – ở phần không gian tên bản mẫu có dạng Bản mẫu:Thông tin cổng kết nối.

Chỉnh sửa bài viết đã chọn

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Cẩm nang biên soạn, hộp thông tin nên được đặt lên đầu bài viết và sau bất cứ liên kết đổi hướng hoặc bản mẫu thông báo nào.

Trang tài liệu của hộp thông tin chường chứa một bản mẫu "rỗng" mà người viết có thể chép y hệt vào bài viết. Nó gồm ngoặc nhọn mở ({{) và đóng (}}) có chứa tên hộp thông tin và các tham số để biên tập viên điền vào. Biên tập viên sẽ điền giá trị vào bên phải dấu bằng tương ứng với mỗi mục.

Ví dụ:

{{Thông tin nhân vật
| tên    =
| hình   =
| ghi chú hình =
...
| website =
}}

có thể được thêm thông tin vào thành:

{{Thông tin nhân vật
| tên = Hồ Chí Minh
| hình = Ho Chi Minh 1946.jpg
| ghi chú hình = Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946
...
| website =
}}

Trong ví dụ này, tên của các tham số ("tên", "hình", "ghi chú hình", "website") là cố định trong thiết kế của hộp thông tin và được miêu tả ở phần tài liệu của nó. Một tham số bị viết sai chính tả, viết hoa không đúng hoặc không được hộp thông tin hỗ trợ sẽ không hiển thị ra. Để xem tham số nào có chức năng, hãy nhìn vào phần tài liệu của hộp thông tin. Những cái không được liệt kê ở đó sẽ bị bỏ qua, kể cả khi chúng hoạt động ở những hộp thông tin khác. Nếu bạn muốn một tham số nào đó được thêm vào hộp thông tin nào đó, hãy gợi ý ở trang thảo luận của hộp thông tin.

Phần tài liệu của hộp thông tin cho biết tham số nào là bắt buộc và tham số nào là tùy chọn (không bắt buộc phải điền). Tham số bắt buộc sẽ hiển thị giữa ba dấu ngoặc nhọn đóng và mở (ví dụ: {{{requiredparametername}}}) khi xem trước hoặc xuất bản. Các tham số tùy chọn có thể sẽ không hiển thị hoặc bị bỏ qua hoàn toàn.

Vấn đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn đã thêm một hộp thông tin và nó không hiển thị một cách bình thường, đây là một số lỗi cơ bản:

  • Bạn đã dùng một tham số không có thật hoặc không hợp lệ: Bạn chỉ có thể sử dụng các tham số đã được lập trình sẵn cho hộp thông tin đó.
  • Bạn đã viết sai chính tả hoặc bỏ dấu câu cần thiết đi (VD: bỏ dấu gạch chân ở ngày_sinh). Mặc dù đa số các hộp thông tin ở Wikipedia tiếng Việt thường không sử dụng dấu gạch chân trong tên tham số, nhưng vẫn có một số ngoại lệ.
  • Bạn đã viết hoa tên tham số: Các tham số có phân biệt hoa – thường. Gần như mọi hộp thông tin đều sử dụng chữ viết thường cho tên tham số.
  • Bạn đã viết thêm tiền tố Hình:, Tập tin: hay File: trước tên hình ảnh (hoặc bạn không viết vào, nhưng hộp thông tin đó lại cần tiền tố đó).
  • Bạn đã điền một tham số từ hai lần trở lên: Chỉ tham số cuối cùng mới hiển thị.

Thêm ảnh vào hộp thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh thường được định nghĩ bởi các tham số hìnhghi chú hình. Dù sao thì, mỗi hộp thông tin có thể sẽ dùng tác tên khác nhau đối với tham số này. Ví dụ, {{Thông tin album nhạc}} dùng "Hình" và "Ghi chú hình" thay vì "hình" và "ghi chú hình".

Tham số hình thỉnh thoảng yêu cầu Wikipedia:Cú pháp hình ảnh mở rộng; còn lại thì nó chỉ yêu cầu tên hình ảnh (tùy thuộc vào "khẩu vị" của viên tập viên đã tạo ra hộp thông tin đó). Một biên tập viên có thể xác định điều này này bằng cách thử nghiệm (sử dụng chức năng "xem trước") hoặc nghiên cứu phần tài liệu của hộp thông tin.

Nhiều hình trong hộp thông tin nên có một văn bản thay thế đặc biệt cho những người không nhìn được ảnh.

Thiết kế hộp thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Sẽ tốt hơn nếu hỏi ý kiến các biên tập viên khác trước khi thiết kế (hoặc thiết kế lại) một hộp thông tin. Hầu hết các yêu cầu đều đã được đáp ứng bởi một hộp thông tin hiện có và hầu hết các phần còn lại có thể được đáp ứng với một điều chỉnh. Sự trùng lặp không cần thiết dẫn đến sự lộn xộn và phân mảnh bài viết. Hãy trình bày nguyên mẫu thiết kế của bạn ở không gian tên người dùng của bạn. Sau khi trình bày nguyên mẫu, hãy đề nghị thay đổi hộp thông tin ở Wikipedia:Dự án thích hợp và đạt được sự đồng thuận của mọi người trước khi áp dụng nó vào không gian tên bản mẫu.

Xóa hộp thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Các yêu cầu xóa hộp thông tin nên được thảo luận ở Wikipedia:Thảo luận về bản mẫu và bất cứ dự án nào liên quan đến hộp thông tin đó. Một bản mẫu có thể hợp nhất với bản mẫu khác hơn là xóa nó đi.

  1. ^ "Sập" ở đây là "thu gọn lại"

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Meredith - The nigh unkillable Octopus
Giới thiệu AG Meredith - The nigh unkillable Octopus
Meredith gần như bất tử trên chiến trường nhờ Bubble Form và rất khó bị hạ nếu không có những hero chuyên dụng
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Danh sách các nhân vật trong Overlord
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên
Những đôi môi gây nghiện
Những đôi môi gây nghiện
Đắm chìm vào sự ngọt ngào của những đôi môi