Worawongsathirat วรวงศาธิราช | |
---|---|
Vua Ayutthaya | |
Vua Xiêm (tranh chấp) | |
Tại vị | trướcngày 10 tháng 6 năm 1548[cần giải thích] |
Đăng quang | Ngày 11 tháng 11 năm 1548[1] |
Tiền nhiệm | Yotfa |
Kế nhiệm | Maha Chakkraphat |
Thông tin chung | |
Mất | Ngày 11 tháng 11 năm 1548[cần dẫn nguồn] Kênh Plamo, cạnh kênh Sabua, Vương quốc Ayutthaya |
Phối ngẫu | Sri Sudachan |
Worawongsathirat (tiếng Thái: วรวงศาธิราช, Varavaṅśādhirāja) là một người chiếm đoạt ngôi tại Vương quốc Ayutthaya, trị vì trong vòng 42 ngày vào năm 1548 trước khi bị ám sát. Biên niên sử Xiêm ghi lại rằng Worawongsathirat đã giành được ngai vàng — quyền lực của ông không được hầu hết các nhà sử học truyền thống chấp nhận.
Tên thật của ông là Bunsi (tiếng Thái: บุญศรี). Cho đến khi được tiến cung làm người giữ Đền thờ Hoàng gia (หอพระเทพบิดร), một tu viện bên trong cung điện (có nhiệm vụ tổ chức các nghi lễ và nghi thức khác nhau) Bunsi sau đó được phong thành Phan Butsithep (tiếng Thái: พันบุตรศรีเทพ). Sau đó ông được thăng cấp bậc Khun và gọi là Khun Chinnarat (tiếng Thái: ขุนชินราช); điều này xảy ra ngay cả khi ông thông gian với Sri Sudachan (tiếng Thái: ศรีสุดาจันทร์), một vương phi của Vua Chairachathirat. (Sri Sudachan không phải tên của bà, nhưng nó là một trong những tên của tứ vương phi bao gồm Inthrasuren, Sri Sudachan, Inthrathewi và Si Chulalak. Tên thật phối ngẫu của Vua Chairachathirat không được đề cập trong lịch sử.)
Vua Chairachathirat mất vào năm 1546, do bị hạ độc bởi Sri Sudachan. Hoàng tử Yotfa lên ngôi trở thành Vua Yotfa cùng với mẹ nhiếp chính. (Trong khi Sri Sudachan và Khun Chinnarat có mối quan hệ thân mật trước hoặc sau khi Yotfa lên ngôi là một chủ đề tranh cãi. Ký ức của Jeremias van Vliet kể lại rằng họ đã gặp nhau sau khi Yotfa đăng quang trái ngược với những gì của Fernão Mendes Pinto.[2])
Vào năm 1548, Yotfa bị giết và Sri Sudachan, vẫn tiếp tục nhiếp chính, đưa Khun Chinnarat lên ngôi với hiệu "Khun Worawongsathirat". Các nhà sử học truyền thống chỉ trích điều này như một sự cướp đoạt và vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Một vài sử học hiện tại, có một vài ánh nhìn khác. Trong cách giải thích này, cả Sri Sudachan và Worawongsathirat, đều là gia tộc Lawo-Ayothaya bị phế truất, có ý định khôi phục ngôi Ayutthayan.[3] Vì vậy triều đại của Worawongsathirat có thể xem là sự khôi phục của gia tộc Lawo-Ayothaya đối với người Ayutthaya, với sự chi phối của gia tộc Suphannaphum và gia tộc khác.
Những người thuộc gia tộc Suphannaphum đã phản ứng bằng cách liên minh với gia tộc Sukhothai lãnh đạo bởi Khun Phirenthorathep và Si Thammasok, và gia tộc Nakhon Si Thammarat lãnh đạo bởi Khun Intharathep.[2] Âm mưu lật đổ của họ liên quan đến việc tìm thấy bạch tượng ở Lop Buri vào năm 1548. Bạch tượng được xem là vật linh thiêng và là biểu tượng của quyền lực hoàng gia; tất cả những gì được phát hiện thường được trình lên vua. Người ta bảo nhà vua rằng người quản tượng không thể thuần hóa được con voi, nên nhà vua được mời đến để đích thân thuần hóa nó. Khởi hành bằng thuyền hoàng gia dọc theo kênh Plamo (tiếng Thái: คลองปลาหมอ), bên cạnh kênh Sabua (tiếng Thái: คลองสระบัว) (nhà sử học Jeremias van Vliet cho biết nó ở phía gần Cổng Cung điện hơn), Worawongsathirat đã bị súng bắn. Đầu của ông và người tình của ông sau đó bị treo trên cọc nhọn, và xác của họ bị bỏ lại cho kền kền.
Những người tổ chức cuộc đảo chính, Khun Phirenthorathep và các cận thần đã trao lại ngai vàng cho Hoàng tử Thienracha, người được tuyên bố là vua Mahachakkraphat, nghĩa là "Đại Đế".[4]:37–39