Thong Lan

Quốc vương Thong Lan
สมเด็จพระเจ้าทองลัน
Vua Ayutthaya
Tập tin:Drawing of King Thong Lan.jpg
Quốc vương Xiêm
Tại vịBảy ngày trong năm 750 lịch Chu La (tức năm 1388 hoặc 1389)
Tiền nhiệmBorommaracha I
Kế nhiệmRamesuan
Thông tin chung
Sinh1373 hoặc 1374
Mất1388 hoặc 1389
Wat Khok Phraya (nay thuộc tỉnh Phra Nakhon Si Ayutthaya, Thái Lan)
Tên đầy đủ
Thong Lan
Hoàng tộcVương tộc Suphannaphum
Thân phụBorommaracha I

Thong Lan (tiếng Thái: สมเด็จพระเจ้าทองลัน), là vua thứ 4 của Vương quốc Ayutthaya trong lịch sử Thái Lan.

Là con trai của tiền vương Borommaracha I và là thành viên của Vương tộc Suphannaphum, Thong Lan đã kế vị cha mình lên ngôi vua Ayutthaya vào năm 750 lịch Chu La (tức Phật lịch 1931, Tây lịch 1388 hoặc 1389) khi mới 15 tuổi. Tuy nhiên vị vua xấu số chỉ trị vì được có 7 ngày trước khi bị lật đổ và xử tử bởi một cuộc đảo chính dẫn đầu bởi người họ hàng là Ramesuan thuộc gia tộc Vương tộc Uthong.[1]

Thong Lan là vị vua đầu tiên của Ayutthaya bị xử tử.[2]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị vua trẻ tuổi được gọi là Thong Lan (tiếng Thái: ทองลัน; Bản mẫu:Ipa-th) trong hầu hết các tư liệu lịch sử, bao gồm Biên niên sử Bảo tàng Anh,[3] the Biên niên sử Luang Prasoet,[4] and the Biên niên sử Phan Channumat.[5]

Thong (tiếng Thái: ทอง) có nghĩa là "vàng" trong tiếng Thái. Lan (tiếng Thái: ลัน) là một từ cổ mà ý nghĩa của nó không được biết đến.[6]

Sử gia Suchit Wongthet (tiếng Thái: สุจิตต์ วงษ์เทศ) bày tỏ quan điểm lan rằng cái tên lan là một thuật ngữ TháiLào thời cổ xưa, chỉ một loại "bẫy lươn làm bằng tre". Nhà sử học này cũng cho rằng việc đặt tên người theo dụng cụ bẫy động vật là một tục lệ cổ xưa, trích dẫn tên riêng của Vua Rama I, tức Thong Duang (tiếng Thái: ทองด้วง), nghĩa là cái bẫy bằng vàng.[7]

Biên niên sử Bradley lại cho rằng cái tên Thong Lan (tiếng Thái: ท้องลั่น; Bản mẫu:Ipa-th; "tiếng khóc của dạ dày").[8]

Ngoài ra theo Biên niên sử Phonnarat[9]Biên niên sử Hoàng gia Chronicle.[10], thì tên của ông lại là Thong Chan (tiếng Thái: ทองจันทร์; Bản mẫu:Ipa-th; "trăng vàng"). Gần sát với quan điểm này là Biên niên sử Minor Wars, gọi nhà vua theo tên tiếng bằng PaliSuvaṇṇacanda (theo chữ Thái: สุวณฺณจนฺท; cũng có nghĩa là "trăng vàng").[11]

Biên niên sử Van Vliet, một tài liệu được viết bởi học giả người Hà Lan Jeremias Van Vliet vào năm 1640 gọi ông là Thong t'Jan.[12]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các tài liệu lịch sử đều nói Thong Lan là con trai của vua Borommaracha I.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Ayutthaya được thành lập bởi sự chung tay của hai dòng họ là Uthong va Suphannaphum, những người có mối liên hệ với nhau qua hôn nhân.[13] Quốc vương đầu tiên của Ayutthaya, Ramathibodi I, đến từ nhà Uthong. Ông đã bổ nhiệm con trai mình, Ramesuan, đến cai trị Lop Buri.[14] lại đem đất Suphan Buri khoán cho người anh em vợ là Boromracha I thuộc dòng họ Suphannaphum.[15]

Năm 731 lịch Chula (Phật lịch 1912, Tây lịch 1369 hoặc 1370), Ramathibodi I tạ thế. Ramesuan từ Lop Buri quay về Ayutthaya để kế vị.[16] Nhưng chưa đầy một năm thì Borommaracha đem quân từ Suphan Buri đến Ayutthaya giành ngôi. Ramesuan sau đó đã phải "dâng tặng" ngai vàng cho người dượng rồi trở về cai quản Lop Buri như trước.[15]

Năm 750 lịch Chula (Phật lịch 1931, Tây lịch 1388/89), Borommaracha I dẫn quân tấn công Chakangrao. Nhưng rồi nhà vua bị bệnh và chết trên tuyến hành quân.[17] Hoàng tử Thong Lan vì thế được đưa lên kế vị ngai vàng của Vương quốc Ayutthaya.[12]

Biên niên sử Thái Lan ghi rằng Thong Lan 15 tuổi khi lên ngôi.[1] Based on this information, Dựa trên thông tin này, Thong Lan có thể sinh vào năm 735 lịch Chula (tức năm 1373 hoặc 1374). Song theo Biên niên sử Van Vliet thì khi lên ngôi ông đã 17 tuổi.[12]

Sau khi Thong Lan trị vì được bảy ngày, Cựu vương Ramesuan đem quân từ Lop Buri quay về Ayutthaya để chiếm lại ngai vàng. Ramesuan đã ra lệnh xử tử Thong Lan tại một ngôi chùa có tên là Wat Khok Phraya (tiếng Thái: วัดโคกพระยา).[10] Thong Lan đã bị giết bằng cách một cây gậy làm bằng gỗ đàn hương đánh vào cổ, đó được coi là cách hành hình của người Thái đối với những nhân vật có dòng máu tôn quý.[18] Ramesuan sau đó bước lên ngai vàng Ayutthaya lần thứ hai.[19]

Sử gia Damrong Rajanubhab đã đưa ra một giả thuyết rằng: Boromracha I đã mang quân đội của mình đến Ayutthaya vào năm 732 lịch Chula vì một số vấn đề chính trị mà Ramesuan không thể giải quyết. Hai người có thể đã thỏa thuận rằng Ramesuan sẽ nhường quyền cai trị Ayutthaya cho Boromracha, đổi lại bản thân sẽ là trữ quân kế nhiệm. Nhưng khi có vẻ như thỏa thuận đã bị vi phạm và Boromracha lại truyền ngôi cho con trai mình - Thong Lan. Vì thế Ramesuan đã dùng vũ lực để chiếm lấy ngai vàng và giết chết Thong Lan.[20]

Các học giả hiện đại có suy nghĩ ngược lại. Suchit Wongthet (tiếng Thái: สุจิตต์ วงษ์เทศ) bày tỏ quan điểm rằng việc Boromracha đến Ayutthaya cùng quân đội rõ ràng là để "giành ngôi bằng vũ lực" (tức đảo chính theo thuật ngữ hiện đại), và Ramesuan trở về Lop Buri nhằm mục đích tích lũy thêm quyền lực và chờ cơ hội phản công.[21] Pramin Khrueathong (tiếng Thái: ปรามินทร์ เครือทอง) cũng tin rằng Boromracha đã dùng vũ lực để ép Ramesuan rời khỏi ngai vàng, và rằng đây có thể là lý do khiến Ramesuan căm hận và trút mối oán thù lên đầu con trai nhỏ của Boromracha - tức Thong Lan, để rồi giết chết đứa trẻ một cách dã man.[22]

Những sự kiện này là một phần của một loạt các cuộc xung đột giữa hai gia tộc Uthong va Suphannaphum. Tình trạng này sẽ còn kéo dài đến khi Suphannaphum giành được chiến thắng quyết định trước nhà Uthong vào cuối triều đại của vua Ramracha, để rồi cai trị Ayutthaya thêm hơn một thế kỷ rưỡi tiếp theo (1409 - 1569).[23]

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh mục nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Čhansuwan, ‘Ēkkarāt (2011). Samretthōt nư̄a rātchabanlang สำเร็จโทษเหนือราชบัลลังก์ [Deaths Over the Throne] (bằng tiếng Thái). Bangkok: Yipsī. ISBN 9786167071329.
  • Kasētsiri, Chānwit (2005). Phetlœ̄t‘anan, Thamrongsak (biên tập). 'Ayutthayā prawattisāt læ kānmư̄ang อยุธยา ประวัติศาสตร์และการเมือง [Ayutthaya: History and Politics] (bằng tiếng Thái) (ấn bản thứ 4). Bangkok: Foundation for Promotion of Social Sciences and Humanities Textbooks Project. ISBN 9749157273.
  • Khrư̄athǭng, Prāmin (2 tháng 5 năm 2011). “Krung sī patiwat pritsanā ratthaprahān ngīap khǭng khunlūang phǭ ngūa yǭm rư̄ yưt sǭng” กรุงศรีปฏิวัติ ปริศนารัฐประหารเงียบของขุนหลวงพ่องั่ว 'ยอม' หรือ 'ยึด' (2) [Ayutthayan Revolutions: Mysteries About Silent Coup of Khunluang Pho Ngua – 'Giving Willingly' or 'Forced to Give' (2)]. Matichon.co.th (bằng tiếng Thai). Bangkok: Matichon. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Phrarātchaphongsāwadān chabap phrarātchahatthalēkhā lem nưng พระราชพงศาวดาร ฉบับพระราชหัตถเลขา เล่ม ๑ [Royal Autograph Chronicle, Volume 1] (bằng tiếng Thái) (ấn bản thứ 8). Bangkok: Fine Arts Department of Thailand. 1991. ISBN 9744171448.
  • Phrarātchaphongsāwadān krung sayām chabap mǭ bratle พระราชพงศาวดารกรุงสยาม ฉบับหมอบรัดเล [Doctor Bradley Royal Chronicle of Siam] (bằng tiếng Thái) (ấn bản thứ 2). Bangkok: Khōsit. 2006. ISBN 9749489993.
  • Phrarātchaphongsāwadān krung sī 'ayutthayā chabap phan čhannumāt (čhœ̄m) læ 'ēkkasān 'ư̄n พระราชพงศาวดารกรุงศรีอยุธยา ฉบับพันจันทนุมาศ (เจิม) และเอกสารอื่น [Phan Channumat (Choem)'s Royal Chronicle of Ayutthaya, and Other Documents] (bằng tiếng Thái). Nonthaburī: Sī Panyā. 2010. ISBN 9786167146089.
  • Prachum phongsāwadān chabap kānčhanāphisēk lem nưng ประชุมพงศาวดาร ฉบับกาญจนาภิเษก เล่ม ๑ [Golden Jubilee Collection of Historical Archives, Volume 1] (bằng tiếng Thái). Bangkok: Fine Arts Department of Thailand. 1999. ISBN 9744192151.
  • Prachum phongsāwadān phāk thī pǣtsip sǭng rư̄ang phrarātchaphongsāwadān krung sayām čhāk tonchabap khǭng britit miosīam krung london ประชุมพงศาวดาร ภาคที่ ๘๒ เรื่อง พระราชพงศาวดารกรุงสยามจากต้นฉบับของบริติชมิวเซียม กรุงลอนดอน [Collection of Historical Archives, Volume 82: A Royal Chronicle of the Kingdom of Siam from the Original Manuscripts of the British Museum, London] (bằng tiếng Thái) (ấn bản thứ 2). Bangkok: Fine Arts Department of Thailand. 1994. ISBN 9744190256.
  • Princess Maha Chakri Sirindhorn Foundation (2011). Nāmānukrom phramahākasat thai นามานุกรมพระมหากษัตริย์ไทย [Directory of Thai Kings] (bằng tiếng Thái). Bangkok: Princess Maha Chakri Sirindhorn Foundation. ISBN 9786167308258.
  • Somdet Phra Phonnarat (Kǣo) (1932). Čhunlayutthakārawong Phūk Sǭng จุลยุทธการวงศ ผูก ๒ [Chronicle of Minor Wars, Second Bundle] (bằng tiếng Thai). Bangkok: Sōphon Phiphat Thanākǭn.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Somdet Phra Phonnarat (Kǣo) (2015). Phakdīkham, Sānti (biên tập). Phrarātchaphongsāwadān chabap somdet phra phonnarat wat phra chēttuphon trūatsǭp chamra čhāk 'ēkkasān tūakhīan พระราชพงศาวดาร ฉบับสมเด็จพระพนรัตน์วัดพระเชตุพน ตรวจสอบชำระจากเอกสารตัวเขียน [Royal Chronicle: Version by His Holiness Phonnarat of Wat Phra Chettuphon, Checked Against Manuscripts] (bằng tiếng Thái). Bangkok: Rama I Scholarship Foundation Under His Majesty's Patronage. ISBN 9786169235101.
  • Van Vliet, Jeremias (2003). Wongthēt, Sučhit (biên tập). Phongsāwadā krung sī 'ayutthayā chabap wan walit phutthasakkarāt song phan nưng rǭi pǣtsip sǭng พงศาวดารกรุงศรีอยุธยา ฉบับวันวลิต พ.ศ. ๒๑๘๒ [Van Vliet Chronicle of Ayutthaya, 2182 BE (1640 CE)] (bằng tiếng Thái). Translated by Wanāsī Sāmanasēn (ấn bản thứ 2). Bangkok: Matichon. ISBN 9743229221.
  • Wongthēt, Sučhit (24 tháng 12 năm 2013). “Khunlūang pha ngūa mư̄ang suphan yưt 'amnāt ratthaprahān 'ayutthayā” ขุนหลวงพะงั่วเมืองสุพรรณยึดอำนาจรัฐประหารอยุธยา [Khunluang Pha Ngua from Suphan Seized Power in Ayutthaya]. Sujitwongthes.com (bằng tiếng Thái). Bangkok: Matichon. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.
  • Wongthēt, Sučhit (31 tháng 1 năm 2014). “Rāmēsūan mư̄ang lawō lāng rātchawong suphannaphūm” ราเมศวรเมืองละโว้ล้างราชวงศ์สุพรรณภูมิ [Ramesuan from Lavo Overthrew Suphannaphum Dynasty]. Sujitwongthes.com (bằng tiếng Thái). Bangkok: Matichon. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.
Thong Lan
Sinh: , 1373 - 1388
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Borommarachathirat I
Vua Ayutthaya
Bảy ngày trong năm 1388
Kế nhiệm
Ramesuan
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Decarabian có thực sự là bạo chúa - Venti là kẻ phản động
Decarabian có thực sự là bạo chúa - Venti là kẻ phản động
Bài viết này viết theo quan điểm của mình ở góc độ của Decarabian, mục đích mọi người có thể hiểu/tranh luận về góc nhìn toàn cảnh hơn
Sinh vật mà Sam đã chiến đấu trong đường hầm của Cirith Ungol kinh khủng hơn chúng ta nghĩ
Sinh vật mà Sam đã chiến đấu trong đường hầm của Cirith Ungol kinh khủng hơn chúng ta nghĩ
Shelob tức Mụ Nhện là đứa con cuối cùng của Ungoliant - thực thể đen tối từ thời hồng hoang. Mụ Nhện đã sống từ tận Kỷ Đệ Nhất và đã ăn thịt vô số Con Người, Tiên, Orc
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Albedo là một sub-DPS hệ Nham, tức sẽ không gặp nhiều tình huống khắc chế