World of Warships

World of Warships
Ảnh bìa của World of Warships
Nhà phát triểnLesta Studio
Wargaming
Nhà phát hànhWargaming Sửa đổi tại Wikidata
Nhà sản xuấtAlexander Bogomolsky[1]
Thiết kếAnton Oparin[2]
Âm nhạcArtur Tokhtash[3]
Dòng trò chơiWorld of War Sửa đổi tại Wikidata
Công nghệBigWorld
Nền tảngMicrosoft Windows
MacOS
Phát hành17 tháng 9 năm 2015
Thể loạiMMO
Chế độ chơiChơi mạng

World of Warshipstrò chơi điện tử hành động với chủ đề hải chiến do nhà phát triển trò chơi quốc tế và nhà phát hành Wargaming sản xuất. Trò chơi có khía cạnh tương tự như World of TanksWorld of Warplanes, có nhiều loại tàu chiến thực hiện các vai trò khác nhau với đồng đội trong các trận đấu đa người chơi. Nó đã được phát hành vào ngày 17 tháng 9 năm 2015.

Cách chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi thuộc thể loại team play. Hai loại khí tài chính là pháo hàng hải và ngư lôi. Có bốn loại tàu chiến khác nhau với các tàu từ những năm đầu của thế kỷ XX đến những năm 1950 bao gồm: Khu trục hạm, tuần dương hạm, thiết giáp hạm, và hàng không mẫu hạm;[4] những con tàu này trải qua mười tầng trong sơ đồ công nghệ của một số quốc gia. Các cây công nghệ cao, bao gồm: Hải quân Hoa Kỳ, Hải quân Đế quốc Nhật Bản,Hải quân Đức Quốc xã,Hải quân Hoàng gia Anh, Hải quân Liên Xô, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hải quân Pháp, Hải quân Ý, Hải quân các nước Châu Âu (Ba Lan, Thụy Điển,...) và Hải quân Hà Lan.[5] Qua nghiên cứu từng con tàu từ mỗi tầng, người chơi có thể tiến bộ hơn thông qua các trận đánh trong trò chơi. Mỗi con tàu cụ thể đều có một số mô-đun được nghiên cứu thông qua kinh nghiệm. Kinh nghiệm đó được sử dụng để nghiên cứu mô-đun và khi một con tàu đã được nghiên cứu toàn bộ mô-đun, người chơi có thể tiếp tục nghiên cứu con tàu tiếp theo và con tàu đã được nghiên cứu toàn bộ mô-đun sẽ trở thành tàu "Elite". Ngoài ra còn có thêm một vài tính năng khác như Chỉ huy (Commanders) cho phép ngưới chơi truy cập vào một số kĩ năng theo từng phương diện bằng những điểm tích lũy giúp cho người chơi cải thiện khả năng của tàu. Tiền thưởng kinh tế (Economy bonus) là cơ chế sử dụng những bonus dùng một lần mỗi trận với mục đích tăng lượng tiền và lượng kinh nghiệm nhận được trong trận đó nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu tàu, thay thế cho việc sử dụng ngụy trang và cờ hiệu tăng hiệu quả kinh tế. Cờ hiệu (Signal flags) giúp cải thiện khả năng chiến đấu như tăng khả năng gây ra ngập lụt cho tàu địch, tăng khả năng cháy của đạn khi bắn vào địch, tăng sát thương mà AA (phòng không) gây ra,.v.v. hoặc làm tăng đáng kể khả năng sống sót của tàu như tăng lượng máu có thể hồi lại, giảm thời gian ngập lụt (flood) hoặc cháy (fire) tàu địch gây ra lên tàu mình, xóa hoàn toàn khả năng bị nổ hầm đạn (detonation, nếu như hầm đạn tàu bị bắn trúng, tàu sẽ nổ và ngay lập tức giết chết con tàu),.v.v.. Sơn ngụy trang (Camouflages) giúp tăng độ thẩm mĩ của tàu. Một loại yếu tố khác là vật phẩm (Consumables) như kiểm soát thiệt hại, máy bay do thám, tăng tốc,... Hệ thống nâng cấp cũng góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả của tàu. Tàu ngầm từng xuất hiện trong sự kiện Halloween 2018, hiện đang được thử nghiệm rộng rãi và sẽ sớm ra mắt.[6]

Người chơi được phân chia vào một đội ngẫu nhiên và thường và chống lại các tàu cùng cấp hoặc cao hơn. Chế độ Co-op Battles là chiến đấu chống lại các tàu đối thủ được điều khiển bởi hệ thống máy tính, trong khi chế độ Random Battles (Trận đấu Ngẫu nhiên) là chiến đấu chống lại các tàu đối thủ được điều khiển bởi người chơi. Các trận đấu diễn ra trên một số bản đồ, mỗi bản đồ miêu tả một vị trí cụ thể với địa lý khác nhau. Tiêu chí để chiến thắng trong trận đấu được nêu lúc bắt đầu trò chơi, thường là yêu cầu chiếm các địa điểm trên bản đồ, hoặc tiêu diệt tất cả kẻ thù, người chơi trong hai mươi phút hoặc là sớm hơn nếu hoàn thành một trong các tiêu chí đó. Mỗi tàu có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, và những khả năng chiến thắng trong một trận đấu được quyết định bởi sự làm việc hợp tác của người chơi, kĩ năng cá nhân và kiến thức mỗi người.

Tính năng Division giống như với tính năng Equivalent of Flights trong World of Warplanes và Trung đội trong World of Tanks, cho phép một nhóm ba người để tham gia vào các trận đấu cùng với nhau. Tính năng Clan War (Chiến tranh Bang hội) là một chế độ chơi cho phép thành viên của các hội (Clan) giao đấu với nhau để thu thập thêm một loại tài nguyên đặc biệt: thép (Steel) có thể dùng để mua tàu. Scenarios là chế độ chơi cho phép người chơi tham gia vào các chiến dịch được truyền cảm hứng bởi lịch sử bằng những loại tàu được quy định với tối đa 7 người chơi. Người chơi có thể tạo đội từ 4 đến 7 người hoặc tham gia với người chơi ngẫu nhiên trong các chiến dịch. Ngoài ra còn có một số chế độ đặc biệt như Space Battles, Rogue Waves,... theo từng sự kiện. Ngoài ra con có chế độ Rank nơi trình độ sẽ được xếp hạng theo đồng bạc và vàng, và cũng là nguồn kiếm thép thứ hai ngoài clan war đã được đề cập phía trên (dù không nhanh bằng)

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2011, trang chủ của công ty Wargaming.net (nhà phát triển và xuất bản của World of TanksWorld of Warplanes), đã công bố World of Battleships (một trò chơi MMO hành động chủ đề về hải chiến, với ý định để hoàn thành bộ ba game nói về Chiến tranh thế giới thứ hai (là World of Warships, World of TanksWorld of Warplanes) được phát triển bởi công ty này.[7] Vào ngày 2 tháng 8 năm 2012, trò chơi đã được đổi tên thành World of Warships.[8] Vào năm 2013, trò chơi bước vào quá trình phát hành alpha.[9]

Trong Tokyo Gameshow 2014, giám đốc điều hành Victor Kislyi đã công bố một sự hợp tác giữa giữa World of Warships và phim hoạt hình Arpeggio of Blue Steel.[10] Sự hợp tác này liên quan đến việc cho phép người chơi mở khóa các tàu trong Hạm đội Sương mù từ phim hoạt hình và làm các nhiệm vụ đặc biệt liên quan đến họ. Một sự hợp tác khác với phim hoạt hình Haifuri đã được công bố vào tháng 9 năm 2016.[11]

Phiên bản beta của World of Warships bắt đầu vào 12/3/2015, ngay sau khi cuộc thử nghiệm alpha kết thúc, với một cuộc thỏa thuận không được tiết lộ bao gồm việc các phiên bản alpha đang được nâng lên cùng lúc đó.[12] Vào ngày 4/9/2015, các gói tàu "premium" đã được bán cho người chơi.[13]

Bản thử nghiệm beta World of Warships đã được bắt đầu vào 2/7/2015, là bước cuối cùng trước khi trò chơi chính thức ra mắt.[14] Trong cuộc phỏng vấn Famitsu với giám đốc toàn cầu Ivan Moroz, họ đã tiết lộ rằng, khi họ mở các cuộc thử nghiệm beta, khoảng 85% trò chơi đã hoàn tất và bọn họ đã có  kế hoạch giới thiệu các hiệu ứng thời tiết và các trận đánh ban đêm sau khi trò chơi chính thức được phát hành.[15]

Vào 3/9/2015, Wargaming đã thông báo rằng game không còn là phiên bản beta nữa, mà đã trở thành trò chơi chính thức của Microsoft Windows vào 17/9/2015.

Trong số tất cả các máy chủ trò chơi, máy chủ Trung Quốc có số người chơi cao nhất, với lượng người chơi lên tới 120.000 người vào tháng 12/2015, những kế hoạch thực hiện máy chủ đa cụm cuối cùng là vì nó.[1]

Các lớp tàu trong game (Kí hiệu theo Hải quân Mĩ), phân loại trong game và cách chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết giáp hạm (BB): có 2 loại chia ra theo lối chơi chính mỗi con:

+Sniper (bắn tỉa): Đúng như cái tên, chúng là những tay bắn tỉa trên chiến trường khi chúng thường đổi việc có lượng giáp tương đối và có nhiều điểm yếu chí mạng để có được một cái độ tản đạn (dispersion) thấp hơn nhiều và khẩu pháo to hơn so với những con còn lại. Nhiệm vụ chúng là kết liễu và cấu rỉa các mục tiêu ở tầm xa, cũng như làm tanker nếu như trường hợp bắt buộc phải như vậy

+Tanker: Với lượng giáp dày, trâu bò, khả năng cận chiến tốt hòng bù lại cho khẩu pháo không được tin cậy cho lắm. Chúng thường sử dụng để chiến đấu ở đầu tuyến cũng như mở đường cho một cuộc tiến công vào cứ điểm địch

Tàu khu trục (DD): Được chia ra làm 3 loại:

+DD gunboat (bắn súng): thường có tốc độ cao, cơ động tốt, nhiều máu hơn, dễ bị phát hiện hơn,thủy lôi ở mức trung bình kém nhưng lại có pháo có thời gian nạp lại từ nhanh (3s) tới rất nhanh (1.5s, kỉ lục hiện tại của Forrest Sherman). Đây là những con tàu sinh ra để săn những con tàu khu trục khác, đồng thời khiến địch phải lui xuống mỗi khi có ý định muốn đẩy lên cứ điểm

+DD torpedo (thả ngư lôi): thường có tốc độ trung bình, lượng máu khiêm tốn, khó bị phát hiện, cơ động kém nhưng lại có lượng thủy lôi và sát thương đủ để khiến bất cứ tàu nào lên bảng đếm số nếu không may đụng phải. Chúng thường cung cấp thông tin địch cho đồng minh, tranh chấp cứ điểm và quấy nhiễu đội hình địch hay còn gọi là "du kích"

+DD Hybrid (lai): dung hòa đầy đủ các yếu tố trên, pháo bắn nhanh, thủy lôi sát thương cao, khó bị phát hiện, lượng máu ổn, phục vụ cho mục đích chính của chúng là chiếm các cứ điểm và các vị trí quan trọng trên bản đồ

Tuần dương hạm: Chia thành 2 loại:

+Tuần dương hạm hạng nhẹ (CL): thường có giáp thuộc hàng "giấy", lượng máu với tốc độ khá khiêm tốn nhưng có một lượng pháo rất lớn và nạp rất nhanh, cộng thêm khả năng phòng không thuộc top đầu giúp chúng trở thành mối lo lớn nhất của tàu sân bay và tàu khu trục đối phương.

+Tuần dương hạm hạng nặng (CA): giáp thường khá dày, phóng không ở mức tốt, lượng máu ở mức trung bình cao, không mang nhiều pháo nhưng bù lại là chất lượng khi mà chúng thường có cỡ nòng từ 200mm trở lên-đủ để tiêu diệt thiết giáp hạm ở tầm trung hoặc gần. Chúng là những "kẻ săn tuần dương" kiêm vị trí tanker trong một số trường hợp

Tàu sân bay (CV): Có khả năng mang theo máy bay cho các cuộc tấn công với bom và ngư lôi hoặc đánh chặn máy bay khác. Chủ yếu ở phòng tuyến dưới hoặc sau một vật cản to do dễ ăn đạn và máu yếu cùng độ cơ động như rùa bò, luôn là mục tiêu số 1 do tính quan trọng của chúng trong trận đấu. Một con tàu sân bay vào tay đúng người có thể lật ngược được cả trận đấu.

Tàu ngầm (SS): Mới xuất hiện trong năm 2019, có khả năng lặn xuống dưới mặt biển để tránh bị phát hiện. Có hỏa lực chính là ngư lôi truy đuổi sát thương thấp hoặc ngư lôi bắn thẳng sát thương cao. Nhưng lại cực yếu về pháo và giáp bảo vệ. Thường được chơi theo lối đánh "du kích" như khu trục thủy lôi hoặc hổ báo hơn bằng việc sử dụng ngư lôi sát thương cao tầm gần hòng áp sát và kết liễu kẻ địch

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Đón nhận
Các điểm số tổng gộp
Nhà tổng gộpĐiểm số
GameRankings80.93/100[21]
Metacritic81/100[20]
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩmĐiểm số
EGM6.5/10[19]
GameSpot8/10[16]
IGN8.3/10[17]
PC Gamer (Hoa Kỳ)80/100[18]
GameStar79/100[22]
The Escapist4/5[23]
Hardcore Gamer4/5[24]
Eurogamer Italy9/10[25]

World of Warships có điểm số trên 81%.  IGN  đã đánh giá nó với số điểm 8,3 trên 10,  họ nói rằng các phần chiến đấu có vẻ tốt và đáp ứng được nhu cầu làm việc theo nhóm. GameSpot đánh giá nó với điểm số 8.0 trên 10, họ nói: "Những điều kì diệu đang chờ đợi cùng với những lời hứa hẹn mở khóa những con tàu đã làm cho World of Warships trở thành một game free-to-play hấp dẫn như là một đoàn thám hiểm đôi khi vào một cuộc hỗn loạn trên mặt nước." Escapist đã đánh giá với số điểm là 4 trên 5 và nói rằng: "Với những trận hải chiến căng thảng và hàng loạt các tàu trong lịch sử, World of Warships là một game MMO free-to-play mà bất cứ wargamer đều có thể tham gia." Vào năm 2015, World of Warships đã được đề cử giải British Academy Games Award Multiplayer, nhưng cuối cùng họ lại để mất cuộc đề cử Rocket League

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b "Час разработчика" 26 декабря на "Wargaming FM. Корабли". Стенограмма” [The hour of developer. December 26. on Wargaming FM. Ships. Stenograph.]. ProShips (bằng tiếng Nga). ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ Nathan Lawrence (ngày 24 tháng 7 năm 2015). “How World of Warships Sails Across History and Fun”. Red Bull.
  3. ^ “Interview with Artur Tokhtash, Head of Sound at Wargaming Saint Petersburg”. Wargaming NA. 9 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “Game World of Warships”. World of Warships. Wargaming.net. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2016.
  5. ^ “What's Next for World of Warships?”. Wargaming America. ngày 27 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ “Questions and answers”. Wargaming Europe. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ “Wargaming.net Declares Naval Warfare”. Wargaming America. ngày 16 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  8. ^ “Wargaming Renames World of Battleships to World of Warships”. Wargaming America. ngày 2 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ “World of Warships enters Closed Alpha Test”. Wargaming America. ngày 14 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  10. ^ “World of Warships, Arpeggio of Blue Steel Join Forces”. Anime News Network. ngày 18 tháng 9 năm 2014.
  11. ^ “Collaboration with Anime Series "High School Fleet" Announced!”. World of Warships Asia. ngày 15 tháng 9 năm 2016.
  12. ^ “Closed Beta: Full Steam Ahead”. Wargaming America. ngày 12 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  13. ^ “World of Warships Pre-Order Packages Now Available”. Wargaming Asia. ngày 9 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  14. ^ “World of Warships Now in Open Beta”. ngày 2 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  15. ^ “オープンベータテスト開幕! 『World of Warships』開発のキーマンに聞く from サンクトペテルブルク【その1】”. Famitsu (bằng tiếng Nhật). ngày 9 tháng 7 năm 2015.
  16. ^ Cameron Woolsey (ngày 17 tháng 9 năm 2015). “World of Warships Review”. GameSpot. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  17. ^ Rob Zacny (ngày 23 tháng 9 năm 2015). “World of Warships Review”. IGN. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ “World of Warships”. PC Gamer US.
  19. ^ Joe Layton (ngày 13 tháng 10 năm 2015). “World of Warships review”. Electronic Gaming Monthly. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  20. ^ “World of Warships”. Metacritic. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  21. ^ “World of Warships”. GameRankings. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  22. ^ “World of Warships Test Der 15-Minuten-Admiral”. GameStar (bằng tiếng Đức). ngày 7 tháng 7 năm 2015.
  23. ^ “World of Warships Launch Review”. The Escapist. ngày 17 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  24. ^ “Review: World of Warships”. Hardcore Gamer. ngày 23 tháng 9 năm 2015.
  25. ^ “World of Warships, battaglie navali come non se ne sono mai viste - recensione”. Eurogamer Italy (bằng tiếng Ý). ngày 24 tháng 9 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tìm hiểu cách phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp chi tiết nhất
Tổng quan về các nền tảng game
Tổng quan về các nền tảng game
Bài viết này ghi nhận lại những hiểu biết sơ sơ của mình về các nền tảng game dành cho những ai mới bắt đầu chơi game
Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Sean Rad, Justin Mateen, và Jonathan Badeen thành lập Tinder vào năm 2012
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Một cuốn sách rất đáng đọc, chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng vô cùng giản dị. Chú chó lớn lên cùng với sự trưởng thành của cặp vợ chồng, của gia đình nhỏ đấy