X quang ngực | |
---|---|
Phương pháp can thiệp | |
ICD-9-CM | 87.3-87.4 |
MeSH | D013902 |
MedlinePlus | 003804 |
X quang ngực là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dùng để đánh giá tình trạng của ngực, các thành phần của nó và các cấu trúc lân cận. X quang ngực là phim được chụp nhiều nhất trong y khoa.
Giống như những phương pháp chụp X quang khác, X quang ngực dùng tia phóng xạ tạo thành tia X từ đó chụp được hình ảnh ngực. Liều phóng xạ trung bình cho người lớn là khoảng 0.02 mSv (2 mrem) cho một phim ngực thẳng (PA hay posterior-anterior) và 0.08 mSv (8 mrem) cho phim chụp nghiên (LL hay latero-lateral).[1]
Các bệnh lý thường gặp trên phim X quang ngực:
Có thể đọc các vùng phim X quang ngực theo thứ tự chữ cái đầu tên tiếng Anh của chúng:[2]
Bình thường cơ hoành thường nằm giữa cung trước xương sườn 5 đến 7 tại đường giữa đườn, và cung sau xương sườn 7 đến 10. Trường hợp quan sát được nhiều xương sườn có thể xuất hiện trong tăng thông khí ở bệnh phổi tắc nghẽn hoặc hít vào quá mức. Giảm thông khí có thể xảy ra ở bệnh phổi hạn chế, tràn dịch màng phổi hoặc xẹp phổi. Tăng thông khí có thể gây các dấu hiệu như bệnh phổi kẽ. Tăng kích thước của động mạch phổi xuống phải có thể phản ánh giản tiếp tình trạng tăng áp động mạch phổi, với tăng trên 16mm ở nam và trên 15mm ở nữ.[3]
Tia phù hợp với phim có thể được xác định bằng nhìn mờ cột sống và ranh giới phổi sau tim. Cơ hoành phải thường cao hơn trái do gan. Khe ngang đôi khi có thể quan sát thấy dưới dạng một đường nằm ngang ngang mức xương sườn 5 - 6. Thay đổi góc carina có thể nghi ngờ có khối u hoặc bệnh lý ở trung thất giữa hoặc phì đại nhĩ trái. Góc bình thường của carina là 60 độ. Đánh giá đường cạnh khí quản phải giúp nhận biết các bệnh lý ở trung thất sau, đặc biệt là cột sống và các mô mềm cạnh cột sống; kích thước của nó thường nhỏ hơn hoặc bằng 3mm. Đường cạnh khí quảntrái thay đổi hơn, thường quan sát được ở khoảng 25% bệnh nhân.[4]
Xác định vị trí tổn thương hoặc nhiễm trùng có thể khá khó khăn trong phim x quang ngực nhưng có thể dựa vào dấu hiệu bóng mờ và dấu hiệu che lấp rốn phổi. Nếu mờ một bên cơ hoành thì có thể tổn thương liên quan đến thùy dưới. Nếu bờ phải tim mờ, có thể có bệnh lý ở thùy giữa hoặc biến dạng ngực lõm lòng thuyền. Nếu mờ bờ trái tim thì có thể có bệnh lý ở thùy lưỡi.[5]
Các nốt cản quang ở phổi thường bị gây ra bởi:
Các yếu tố giúp hỗ trợ chẩn đoán:
Trường hợp nhiều nốt:
Hang là cấu trúc có thành bao quanh. Chẩn đoán cần chú ý:
Nguyên nhân:
Tràn dịch màng phổi là tình trạng có dịch xuất hiện trong khoang giữa thành ngực và phổi. Cần ít nhất 75ml dịch để làm mờ góc sườn hoành ở phim chụp nghiêng, và 200ml trên phim chụp thẳng. Tràn dịch màng phổi thường thấy hình có hình thấu kính trên phim ngực thẳng nhưng với tràn dịch khu trú có thể tạo thành hình thoi (dịch tạo thành góc nhọn với thành ngực).
Dày màng phổi cũng có thể gây ra tù góc sườn hoành nhưng có thể phân biệt với dịch màng phổi bằng tính chất chúng tiến triển theo đường thẳng đứng và bám vào các xương sườn.
Các dấu hiệu giả bệnh lý là các cấu trúc giải phẫu bình thường hoặc biến thể lành tính có thể gây nhầm lẫn là bệnh lý hoặc bất thường.