Alseodaphnopsis

Alseodaphnopsis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliids
Bộ (ordo)Laurales
Họ (familia)Lauraceae
Tông (tribus)Perseeae
Chi (genus)Alseodaphnopsis
H. W. Li & J. Li, 2017
Loài điển hình
Alseodaphnopsis petiolaris
Các loài
Xem văn bản

Alseodaphnopsis là danh pháp khoa học của một chi thực vật hạt kín thuộc họ Lauraceae. Năm 2017 chi này được tách ra từ chi Alseodaphne trên cơ sở một số nghiên cứu phát sinh chủng loài.[1][2]

Cây gỗ thường xanh. Chồi tận cùng có vảy. Cành nhỏ mập, đường kính 4–10 mm, không có màu trắng. Lá mọc so le, gân lá lông chim, luôn mọc thành cụm ở đầu cành, mặt xa trục màu xám hoặc không. Cụm hoa ở nách lá, hình chùy, lá bắc và lá bắc con sớm rụng. Hoa lưỡng tính, mẫu 3. Đế hoa ngắn; thùy bao hoa 6, gần như không đều hoặc cực kỳ không đều, hơi giãn ra sau khi nở hoa và bền ở các mức độ khác nhau ít nhất là ở quả non. Nhị sinh sản 9, mọc thành 3 vòng; các nhị của vòng 1 và 2 không có tuyến, các nhị của vòng 3, mỗi nhị có 2 tuyến ở đáy; bao phấn 4 ngăn; các ngăn của vòng 1 và 2 hướng vào trong, các ngăn của vòng 3 hướng ra ngoài hoặc các ngăn trên ở bên còn các ngăn dưới hướng ra ngoài. Nhị lép 3, thuộc vòng trong cùng nhất, nhỏ, hình chùy hoặc hình mũi tên. Bầu nhụy chìm một phần vào đế hoa nông; vòi nhụy ngắn hơn bầu nhụy; đầu nhụy hình đĩa. Quả có kích thước từ trung bình đến lớn, đường kính 3–5 cm, không có gân, khi thuần thục có màu đen hoặc đen ánh tía, hình thuôn dài hoặc gần hình cầu; cuống quả hơi phình to hoặc phình to nhiều, màu đỏ, lục hay vàng, gần như hình trụ hoặc hình nón ngược, nhiều thịt hoặc hơi hóa gỗ, luôn có mụn cơm. Về hình thái học, rất giống với Alseodaphne nghĩa hẹp, nhưng khác ở một số điểm như: các cành con dầy hơn, màu ánh trắng không rõ, các thùy bao hoa bền, cụm hoa tương đối lớn (dài 8,5-35 cm), nhiều hoa, với 3-4 bậc phân nhánh, quả từ trung bình tới lớn (3-5 cm), không có gân.[2]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Alseodaphnopsis chủ yếu phân bố tại rìa phía bắc của vùng nhiệt đới tại tây nam Trung Quốc, đông bắc Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái LanViệt Nam. Môi trường sống ưa thích là rừng trên núi đá vôi.[2]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]