Boris Petrovich Kornilov

Boris Kornilov
Sinh29 tháng 7 năm 1907
Nizhny Novgorod, Đế chế Nga
Mất21 tháng 2 năm 1938
Leningrad, Liên Xô
Nghề nghiệpNhà thơ, Nhà văn
Thể loạiThơ

Boris Petrovich Kornilov (tiếng Nga: Бори́с Петро́вич Корни́лов, 29 tháng 7 năm 1907 – 21 tháng 2 năm 1938) – nhà thơ Nga Xô Viết, tác giả của bài thơ nổi tiếng Bài ca gặp gỡ (Песня о встречном - The Song of the Meeting).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Boris Kornilov sinh ở làng Pokrovskoye, huyện Semyonov, tỉnh Nizhny Novgorod. Bố mẹ là những giáo viên trường làng. Năm 1922 lên thị trấn Semyonov làm thơ và tham gia tích cực vào công tác Đội và Đoàn Côm-sô-môn. Những bài thơ đầu tiên in ở báo tường và sau đó là báo huyện rồi báo tỉnh. Năm 1925 Boris Kornilov viết đơn lên huyện đoàn đề nghị xin đi học "ở một trường báo chí hoặc trường viết văn nào đấy". Kết quả là cuối năm 1925 được cử đi học ở Leningrad. Boris Kornilov hy vọng sẽ được gặp và đọc thơ mình cho Sergei Yesenin nghe nhưng điều này đã không thành hiện thực – khi Kornilov đến Leningrad thì Esenin đã không còn.

Kornilov tham gia nhóm Смена và được thừa nhận là một trong những nhà thơ trẻ tài năng nhất của nước Nga. Năm 1926 làm đám cưới với Olga Fyodorovna Berggolts (cũng là một thành viên của nhóm này). Cuộc hôn nhân này không được lâu nhưng nó là nguồn cảm hứng của một số bài thơ nổi tiếng của Olga Berggolts, từng được dịch ra tiếng Việt và được bạn đọc Việt Nam yêu thích. Có thể là do bạn đọc Việt Nam thương cảm cho số phận nghiệt ngã của những nhà thơ tài hoa mà bạc mệnh của nước Nga. Olga Berggolts có ba đời chồng nhưng có thể nói những bài thơ viết về Boris Kornilov, hoặc qua người khác nhưng nhắc tới Boris Kornilov là những tình cảm chân thành và xúc động nhất.

Năm 1928 Kornilov in tập thơ đầu tiên Молодость. Năm 1933 in 2 tập: Книга стиховСтихи и поэмы. Thập niên 1930 Kornilov in nhiều trường ca và đặc biệt là Bài ca gặp gỡ - là tác phẩm nổi tiếng nhất của Kornilov được nhạc sĩ Dmitry Shostakovich phổ nhạc, trở thành biểu tượng của một thời đại.

Giữa thập niên 1930 Kornilov sa vào một cơn khủng hoảng tinh thần và đâm ra nghiện rượu nặng. Năm 1936 bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Năm 1937, trong cuộc Đại thanh trừng, Kornilov bị bắt tại Leningrad và bị xử bắn ngày 21 tháng 2 năm 1938. Hiện không rõ phần mộ ở đâu. Sau khi chết được phục hồi danh dự và thành viên Hội Nhà văn. Tại thành phố Semyonov có tượng đài và bảo tàng Boris Kornilov, còn ở Nizhny Novgorod có đường phố mang tên ông.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Молодость, 1928
  • Первая книга, 1931
  • Стихи и поэмы, 1933
  • Новое, 1935
  • Триполье // «Звезда», 1935, № 1
  • Моя Африка // «Новый мир», 1935, № 3
  • Стихотворения и поэмы, 1957, 2-е изд. — 1960
  • Стихотворения и поэмы, 1966
  • Продолжение жизни, 1972
  • Избранное, 1977
  • Поэмы, 1984.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Цурикова Г., Борис Корнилов, М.— Л., 1963;
  • Берггольц О., Борис Корнилов. 1907—1938. Продолжение жизни, в кн.: Русские поэты. Антология, т. 4, М., 1968.
  • Казак В. Лексикон русской литературы XX века = Lexikon der russischen Literatur ab 1917. — М.: РИК «Культура», 1996. — 492 с. — 5000 экз. — ISBN 5-8334-0019-8

Bài thơ nổi tiếng nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài ca gặp gỡ
Buổi sáng đón ta bằng luồng hơi mát rượi
Sông đó ta bằng ngọn gió của sông.
Cô gái tóc xoăn, sao em chẳng vui mừng
Với khúc ca vui của còi tầm đang thổi?
Em đừng ngủ nữa, thức dậy đi em gái!
Trong xưởng máy ngân vang
Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
Đón chào ngày mới.
Và niềm vui không dứt đang hát lên
Và bài ca đang bước ra gặp gỡ
Và nhân dân đang cười vui hớn hở
Và mặt trời chào đón đang bước lên.
Hùng dũng và nóng bừng
Cho anh phấn khích thêm.
Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
Đón chào ngày mới.
Tổ lao động đón ta bằng việc làm
Hãy mỉm cười với bạn bè em nhé
Cùng lao động, cùng chung mối quan tâm
Và gặp gỡ, và cuộc đời – phân nửa.
Và ở sau miền ngoại ô thành phố
Trong ánh lửa và trong tiếng sấm rền
Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
Đón chào ngày mới.
Cùng đất nước đi đến miền thắng lợi
Em, tuổi trẻ của ta, rồi sẽ đi qua
Một khi tuổi trẻ còn chưa đi qua
Thì tuổi trẻ với em đón đợi.
Thành đám đông vào cuộc đời sẽ chạy
Thay thế cha anh mình.
Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
Đón chào ngày mới.
Và niềm vui không thể nào giấu nổi
Khi mà tiếng trống đang vang lên
Những bạn trẻ Tháng Mười sau ta bước lên
Hát những bài ca hãy còn ngọng ngịu.
Đả đớt và gan dạ
Họ bước đi, ngân vang
Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
Đón chào ngày mới.
Bằng lời tuyệt vời như vậy
Em hãy nói lên sự thật của mình.
Ta bước ra với cuộc đời gặp gỡ
Với lao động, với tình!
Yêu là lỗi lầm chăng, em gái
Một khi đang vang lên
Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
Đón chào ngày mới.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Песня о встречном
Нас утро встречает прохладой,
Нас ветром встречает река.
Кудрявая, что ж ты не рада
Весёлому пенью гудка?
Не спи, вставай, кудрявая!
В цехах звеня,
Страна встаёт со славою
На встречу дня.
И радость поёт, не скончая,
И песня навстречу идёт,
И люди смеются, встречая,
И встречное солнце встаёт.
Горячее и бравое,
Бодрит меня.
Страна встаёт со славою
На встречу дня.
Бригада нас встретит работой,
И ты улыбнёшься друзьям,
С которыми труд и забота,
И встречный, и жизнь — пополам.
За нарвскою заставою
В громах, в огнях,
Страна встаёт со славою
На встречу дня.
И с ней до победного края
Ты, молодость наша, пройдёшь,
Покуда не выйдет вторая
Навстречу тебе молодёжь.
И в жизнь вбежит оравою,
Отцов сменя.
Страна встаёт со славою
На встречу дня.
И радость никак не запрятать,
Когда барабанщики бьют:
За нами идут октябрята,
Картавые песни поют.
Отважные, картавые,
Идут, звеня.
Страна встаёт со славою
На встречу дня.
Такою прекрасною речью
О правде своей заяви.
Мы жизни выходим навстречу,
Навстречу труду и любви!
Любить грешно ль, кудрявая,
Когда, звеня,
Страна встаёт со славою
На встречу дня.

Olga Berggolts viết về Boris Kornilov

[sửa | sửa mã nguồn]
Buổi tối em đã để mất một lời
Gửi B. K
Buổi tối em đã để mất một lời
Dành riêng cho anh mà em đã nghĩ.
Và em lại đã bắt đầu lần nữa
Bài ca này – hết giận rồi thương…
Rồi thiếp đi trong nước mắt, không tin
Điều em thấy trong mơ khi gần sáng
Sao anh tìm ra mất mát của em
Khi bắt đầu viết bài hát về em.
Xin đừng nhìn ngoái lại
Ôi, xin đừng nhìn ngoái lại
vào tảng băng này
vào bóng tối này
có ánh mắt ai
đang nhìn ở đấy
không thể nào không đáp lại ánh mắt đâu.
Ngày hôm nay tôi ngoái nhìn … và bỗng thấy:
người bạn của tôi đang nhìn từ tảng băng
ánh mắt của người bạn tôi sống động vô cùng
người duy nhất của tôi – muôn đời, mãi mãi.
Chuyện là thế mà tôi đã không biết rằng
Tôi đã nghĩ rằng tôi thở bằng người khác
Nhưng, tử hình của tôi, niềm vui của tôi, mơ ước
tôi chỉ sống được bằng ánh mắt của anh!
Tôi vẫn hãy còn chung thủy chỉ với anh
và chỉ với điều này tôi vẫn đúng:
tôi là vợ anh – với những người còn sống
là góa phụ của anh – với tôi và anh.
Ngải cứu
Tôi mím miệng một cách bướng bỉnh
Giữ lại tất cả mọi lời
Ngải cứu, ngải cứu, hoa cỏ của tôi
Hoa cỏ của tôi đã lớn.
Ta đã không thể tha thứ cho nhau bằng hết
Mà mọi điều ta lại đã giấu nhau
Anh lấy của tôi chiếc khăn màu
Giật tung đường viền cạp…
Anh làm gì với chiếc khăn đã rách
Anh làm gì với những đường viền?...
Còn tôi cần gì con tim đã mòn
Vì những bước đi trên đất?...
Tôi đâu có cần những lời dễ thương
Từ những người không yêu, người xa lạ?...
Hoa cỏ của tôi, ngải cứu, ngải cứu
Nằm trên tất cả mọi con đường…
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Потеряла я вечером слово
Б. К.
Потеряла я вечером слово,
что придумала для тебя.
Начинала снова и снова
эту песнь — сердясь, любя...
И уснула в слезах, не веря,
что увижу к утру во сне,
как найдешь ты мою потерю,
начиная песнь обо мне.
О, не оглядывайтесь назад...
О, не оглядывайтесь назад,
на этот лед,
на эту тьму;
там жадно ждет вас
чей-то взгляд,
не сможете вы не ответить ему.
Вот я оглянулась сегодня... Вдруг
вижу: глядит на меня изо льда
живыми глазами живой мой друг,
единственный мой - навсегда, навсегда.
А я и не знала, что это так.
Я думала, что дышу иным.
Но, казнь моя, радость моя, мечта,
жива я только под взглядом твоим!
Я только ему еще верна,
я только этим еще права:
для всех живущих - его жена,
для нас с тобою - твоя вдова.
Полынь
Но сжала рот упрямо я,
замкнула все слова.
Полынь, полынь, трава моя,
цвела моя трава.
Все не могли проститься мы,
все утаили мы.
Ты взял платок мой ситцевый,
сорвал кусок каймы...
Зачем платок мой порванный,
что сделал ты с каймой?..
Зачем мне сердце торное
от поступи земной?..
Зачем мне милые слова
от нелюбых - чужих?..
Полынь, полынь, моя трава,
на всех путях лежит...

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]