Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 8/2021) |
Tên khác | Canh chua cá, canh cá kiểu nam bộ |
---|---|
Loại | Canh |
Xuất xứ | Tây Nam Bộ, Việt Nam |
Thành phần chính | Cá, dứa, cà chua, giá đỗ, nước cốt me, các loại rau củ,... |
Canh chua là tên gọi của những món ăn nhiều nước và có vị chua do được nấu bằng các nguyên liệu phối trộn với gia vị tạo chua. Là một món canh Việt Nam có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Nam Bộ Việt Nam (miền Trung Việt Nam cũng có món canh chua riêng). Món này thường được làm từ cá từ đồng bằng sông Cửu Long, dứa, cà chua, giá đỗ và nước cốt me. Món này được trang trí bằng rau ngò gai, tỏi phi và hành lá thái nhỏ, cũng như các loại rau thơm khác, tùy theo loại canh chua cụ thể; các loại rau thơm khác này có thể bao gồm rau răm, ngò om và rau húng quế. Món này có thể được dùng riêng, với cơm trắng, bún hay thậm chí là mì gói. Các biến thể có thể bao gồm tôm, mực, sườn non, chả cá và trứng cút.
Vị chua của cốt me, cà chua và dứa được trộn với một lượng nhỏ nước nóng; sau đó khuấy hỗn hợp trong vài phút để giải phóng hết tinh chất, và phần chất lỏng (trừ hạt me và các chất rắn khác, được loại bỏ) sau đó được thêm vào canh.
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì riêu là món ăn lỏng nấu bằng cua hoặc cá với chất chua và gia vị. Do đó nguyên liệu chính để nấu canh chua là loại rau củ quả, các loại thịt hay thủy sản (cá, tôm, cua, ốc, hến, trai, sò) khác nhau, trong đó thường dùng một gia vị chua để tạo vị chua thơm ngon cho nước canh. Rất phổ biến các món canh chua sử dụng nguyên liệu chính là một loại thủy sản, hải sản, do chất tạo chua có tác dụng khử mùi vị tanh của nguyên liệu này. Cũng không hiếm khi canh chua chỉ là một tô nước luộc rau cho thêm chút nước cốt chanh, chút lá me hoặc lá giang hay vài quả sấu xanh.
Các nguyên liệu làm canh có vị chua, hay có thể coi đó là một dạng gia vị, rất đa dạng, bao gồm các loại rau quả có chất chua hoặc các thực phẩm lên men khác:
Một số nguyên liệu lên men vi sinh cũng thường xuyên được sử dụng để tạo vị chua cho canh: mẻ, bỗng rượu và đặc biệt là dấm thanh.
Ngoài thành phần chính của mỗi món canh chua, đôi khi còn có nhiều món ăn kèm được nấu cùng. Ví dụ như: chả cá, xíu mại, thịt bằm, riêu, bò viên, cá viên, thịt nạc thái mỏng, thanh cua, trứng cút,...
Đôi khi, acid citric được dùng như chất tạo chua thay thế nước cốt chanh.
Một đặc điểm rất quan trọng đã được dân gian đúc kết bao đời là để nấu ngon các món canh chua, tùy theo nguyên liệu chính là gì, sẽ được sử dụng chất tạo chua và liều lượng chua khác nhau. Các loại canh cá nấu chua không bao giờ dùng quả sấu hay chanh mà bắt buộc phải dùng bỗng rượu, dọc, trái thơm(khóm) v.v. Nước rau muống luộc để nguội vắt nước cốt chanh, hoặc cho quả sấu hay vài lát tai chua khi nước còn nóng. Canh riêu cua nấu dấm bỗng hoặc quả dọc nướng chín bóc vỏ. Canh riêu hến, trai, trùng trục phải nấu với me. Sự phối trộn gia vị tạo chua và nguyên liệu chính có thể linh động, thường dựa trên kinh nghiệm ẩm thực của người nội trợ.
Thêm vào đó, các loại rau gia vị (như hành, thì là, lá gấc, rau răm v.v.) được gia vào món canh chua phải tùy theo loại, như canh riêu cua không thể thiếu hành, canh cá nấu chua phải dùng thì là, canh hến dùng rau răm v.v. Các loại rau gia vị không được gia vào nồi canh trong lúc nấu, thậm chí không nên để dưới đáy tô múc canh lên vì dưới tác dụng của vị chua rau sẽ vàng, trông mất ngon. Thường thường người ta hay múc canh ra tô và rắc rau gia vị lên trên.
Một phần của loạt bài về |
Ẩm thực |
---|
Kỹ thuật chuẩn bị và nấu |
Dụng cụ nấu • Kỹ thuật nấu • Đo lường |
Thành phần và chủng loại thức ăn |
Gia vị • Rau thơm • Xốt • Xúp • Nguyên liệu • Các công thức nấu • Món khai vị • Món chính • Món tráng miệng |
Ẩm thực quốc gia |
Việt Nam • Trung Quốc • Pháp • Ý Các nước khác |
Xem thêm |
Các đầu bếp nổi tiếng • Bếp • Món ăn • Sách nấu ăn |