Xíu mại

Xíu mại
Shumai
Tên khácNhiều cách phiên âm shaomai, shui mai, shu mai, sui mai, shui mei, siu mai, shao mai, siew mai, siomay,
BữaDim sum
Xuất xứTrung Quốc
Vùng hoặc bangBắc Kinh
Thành phần chínhThịt lợn băm được tẩm ướp gia vị, thịt cừu toàn bộ thái nhỏ, nấm đen Trung Hoa, bột nhồi nước tro tàu
Biến thểMón bánh bao cá hấp của Indonesia Siomay
  • [[wikibooks:vi:Đặc biệt:Tìm kiếm/Nấu ăn: Xíu mại
    Shumai|Nấu ăn: Xíu mại
    Shumai]]
  •   Media: Xíu mại
    Shumai
Xíu mại
Tên tiếng Trung
Phồn thể燒賣
Giản thể烧卖
Việt bínhsīumáai
Bính âm Hán ngữshāomài
Nghĩa đenNấu để bán
Tên tiếng Việt
Tiếng Việtxíu mại
Tên tiếng Thái
Tiếng Tháiขนมจีบ [kʰā.nǒm.t͡ɕìːp]
Hệ thống Chuyển tự Tiếng Thái Hoàng giakhanom chip
Tên tiếng Nhật
Kanji焼売
Kanaシュウマイ
Tên tiếng Indonesia
IndonesiaSomay
Tên tiếng Filipino
Tagalogsiomai
Tên tiếng Hindi
Hindiपकौड़ी

Xíu mại hay Sú mại (giản thể: 烧卖; phồn thể: 燒賣; Hán-Việt: Thiêu Mại; bính âm: shāomài; Việt bính: siu1 maai2; Yale Quảng Đông: sīumáai) là một món của ẩm thực Trung Hoa, có nguồn gốc từ thành phố Hồi Hột, Nội Mông. Trong ẩm thực Quảng Đông, món này thường được phục vụ như món dim sum ăn nhẹ.[1] Ngoài việc gắn liền với cộng đồng người Hoa, một số biến thể của xíu mại cũng xuất hiện tại Nhật Bản (焼売, Shūmai) và một vài quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Một phần xíu mại thịt cừu hấp theo truyền thống ăn kèm với dấm tại Hồi Hột.
Món siomai dùng kèm với quả quất và ớt Siling labuy.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Xíu mại được tin là bắt nguồn từ Hồi Hột, giữa thời Minhthời Thanh. Theo mô tả trong các tài liệu lịch sử, xíu mại được phục vụ tại các quán trà làm món phụ.[2][3] Món này được lấy tên "捎卖" ("siếu mại" tạm dịch mang kèm đi bán) với nghĩa món ăn được bán như một mặt hàng phụ kèm với trà.

Các thương nhân từ Sơn Tây được cho rằng đã mang món này tới Bắc KinhThiên Tân khiến cho nó được biết đến rộng rãi. Tên gọi sau này được chuyển thành dạng mới như "烧麦", "稍美" and "烧卖", thay đổi các ký tự trong khi vẫn giữ phát âm gốc. Món này ban đầu có dạng thịt và rau được gói trong những tấm giấy gói mỏng, được bán bằng cân đo mỗi vỏ bánh, một truyền thống vẫn được giữ ở thành phố Hồi Hột.

Phục vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hồi Hột, món này được phục vụ như thực phẩm thiết yếu, đặc biệt vào bữa sáng. Đây được coi là một món ngon địa phương trong các khu vực xung quanh Hồi Hột. Các món hấp được đặt trong từng tầng của xửng hấp tre và những món chiên được phục vụ trong các đĩa, thường là 8 viên mỗi phần. Giấm thường được sử dụng làm món khai vị. Các món ăn được kết hợp kèm với trà. Trong truyền thống ẩm thực dim sum ở miền nam Trung Quốc, thiếu mại là một trong những món ăn tiêu chuẩn nhất.[1] Món này được dùng kèm với há cảo, một loại bánh bao hấp khác có chứa tôm, mỡ lợn băm nhỏ, măng và hành lá; gọi chung là há cảo-xíu mại (蝦餃燒賣).

Trong các quán ăn ở Indonesia, siomai (hay "siomay" theo phương ngữ địa phương) được ăn cùng với rau và đậu phụ hấp và ăn kèm với xốt đậu phộng cay. Còn tại các quán và nhà hàng thức ăn nhanh của Philippines, siomai được xiên vào que để thuận tiện ăn kèm hoặc dùng kèm với cơm (sử dụng muỗng và nĩa).

Biến thể tại một số quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Philipines: siomai

[sửa | sửa mã nguồn]

Siomai (Tiếng VisayasTiếng Tagalog: siyomay) ở Philippines thường là thịt lợn xay, thịt bò, tôm, gồm những loại khác, kết hợp với các phần gia vị như tỏi, đậu xanh, cà rốt và những nguyên liệu tương tự sau đó được bọc trong giấy gói hoành thánh. Nó thường được hấp với một hình thể biến thể phổ biến là chiên và làm vỏ ngoài giòn. Món này thường được dùng kèm nước tương pha nước ép quất. Dầu tỏi ớt đôi khi được cho thêm vào nước xốt.

Gần đây, món siomai được biến thể với việc gói thêm lớp rong biển Nori sau lớp vỏ hoành thánh được bán với tên gọi "kiểu Nhật Bản".

Việt Nam: xíu mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Xíu mại trong ẩm thực Việt Nam với nguyên liệu chính có thịt lợn băm, hành lá, hành tây và bánh mì vụn được nấu với cà chua xốt cách làm: món hấp Món này được ăn kèm với bánh mì hoặc với cơm trắng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Hsiung, Deh-Ta. Simonds, Nina. Lowe, Jason. [2005] (2005). The food of China: a journey for food lovers. Bay Books. ISBN 978-0-681-02584-4. p 38.
  2. ^ “烧麦的名称由来”. news.ganji.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ 绥远通志稿. Innermongolia, China: 内蒙古人民出版社. 2010. ISBN 9787204090808.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan