Cá nóc vằn

Cá nóc vằn
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Tetraodontiformes
Họ: Tetraodontidae
Chi: Takifugu
Loài:
T. oblongus
Danh pháp hai phần
Takifugu oblongus
(Bloch, 1786)
Các đồng nghĩa
  • Tetraodon waandersii [1]
  • Fugu oblongus
  • Sphaeroides oblongus
  • Sphoeroides oblongus
  • Takyfugu oblongus
  • Tetraodon oblongus
  • Tetrodon oblongus
  • Torquigener oblongus

Cá nóc vằn,[2][3] tên khoa họcTakifugu oblongus, là một loài cá biển thuộc chi Takifugu trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1786.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh oblongus trong tiếng Latinh có nghĩa là "có hình thuôn", hàm ý đề cập đến cơ thể của loài cá này thuôn dài hơn so với Sphoeroides testudineus, đồng loại cùng chi của chúng vào thời điểm được mô tả.[4]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Nam Phi, MadagascarRéunion,[5] cá nóc vằn T. oblongus được phân bố trải dài về phía đông đến Ấn Độ và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, ngược lên phía bắc đến Nhật Bản, phía nam trải dài đến Úc.[6]

Ngoài ra, cá nóc vằn đã được ghi nhận bổ sung ở nhiều địa điểm, bao gồm vịnh Ba Tư (ngoài khơi Iraq[7]Bandar-Abbas, Iran[8]), vịnh Oman[9] và bờ biển Pakistan.[10]

Cá nóc vằn sống ở vùng biển có độ sâu đến ít nhất là 20 m, tuy nhiên loài này có thể được tìm thấy ở cả vùng nước lợ của rừng ngập mặn.[6]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc vằn T. oblongus là 40 cm.[11] Loài này có màu nâu ở thân trên với nhiều vết đốm trắng, nửa thân dưới màu vàng nhạt/trắng; toàn thân phủ đầy gai nhỏ.

Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số tia vây ở vây hậu môn: 10–12.[11]

Cá độc

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam, theo thống kê, đa phần những vụ ngộ độc cá nóc là do ăn phải cá nóc vằn T. oblongus, cá nóc đầu thỏ chấm tròn (Lagocephalus sceleratus) và cá nóc chấm cam (Torquigener gloerfelti).[12]

Vào năm 2002, một vụ ngộ độc cá nóc vằn đã xảy ra ở huyện Khulna (Bangladesh). Tổng cộng có 36 nạn nhân bị ngộ độc, trong đó có 7 người tử vong. Các nạn nhân gặp tình trạng khó thở, tê môi, liệt người và đau bụng, sau đó nôn mửa, đều là những triệu chứng có liên quan đến ngộ độc tetrodotoxin, dù chất độc thực sự gây ra vẫn chưa xác định được.[13]

Ngoài tetrodotoxin, cá nóc vằn còn mang cả saxitoxin, một độc tố được sản xuất tự nhiên bởi một số loài tảo biển ngành Dinoflagellatatảo lam nước ngọt.[14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kottelat, M. (2013). The Fishes of the Inland Waters of Southeast Asia: A Catalogue and Core Bibliography of the Fishes Known to Occur in Freshwaters, Mangroves and Estuaries. The Raffles Bulletin of Zoology, 2013, Supplement No. 27: 1–663.
  2. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Nguyễn Hữu Hoàng (2008). “Nghiên cứu độc tố trong một số loài cá Nóc độc ở biển Việt Nam” (PDF). Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 1–88. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  4. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  5. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Tetrodon oblongus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ a b Shao, K.; Liu, M.; Jing, L.; Hardy, G.; Leis, J. L. & Matsuura, K. (2014). Takifugu oblongus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T193810A2280706. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T193810A2280706.en. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Jawad, L. A.; Faddagh Ziyadi, M. S.; Näslund, J.; Pohl, T.; Al-Mukhtar, M. A. (2015). “Checklist of the fishes of the newly discovered coral reef in Iraq, north-west Arabian Gulf, with 10 new records to the Arabian Gulf” (PDF). aqua, Journal of Ichthyology and Aquatic Biology. 24 (3): 89–138.
  8. ^ Naderi, M.; Zare, P.; Azvar, E.; Pitassy, D. (2018). “A new record of the puffer fish Takifugu oblongus (Bloch, 1786) from the northern Persian Gulf, Iran” (PDF). Iranian Scientific Fisheries Journal (bằng tiếng Ả Rập). 22 (4): 134–138.
  9. ^ Jawad, L. A.; Pitassy, D. E. (2015). “Record of lattice blaasop, Takifugu oblongus (Bloch, 1786) from the Sea of Oman”. Journal of Applied Ichthyology. 31 (1): 199–200. doi:10.1111/jai.12640.
  10. ^ Psomadakis, P. N.; Osmany, H. B. & Moazzam, M. (2015). Field identification guide to the living marine resources of Pakistan (PDF). Rome: FAO. tr. 338. ISBN 978-92-5-108876-0. ISSN 1020-6868.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Takifugu oblongus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  12. ^ Dao, Viet Ha; Nguyen, Tien Dung; Nguyen, Thu Hong; Takata, Yoshinobu; Sato, Shigeru; Kodama, Masaaki; Fukuyo, Yasuwo (2012). “High individual variation in the toxicity of three species of marine puffer in Vietnam” (PDF). Coastal Marine Science. 35 (1): 1–6.
  13. ^ Ahmed, S (2006). “Puffer fish tragedy in Bangladesh: an incident of Takifugu oblongus poisoning in Degholia, Khulna” (PDF). African Journal of Marine Science. 28 (2): 457–458. doi:10.2989/18142320609504197. ISSN 1814-232X.
  14. ^ Ngy, L.; Yu, C-F.; Taniyama, S.; Takatani, T.; Arakawa, O. (2009). “Co-occurrence of tetrodotoxin and saxitoxin in Cambodian marine pufferfish Takifugu oblongus”. African Journal of Marine Science. 31 (3): 349–354. doi:10.2989/AJMS.2009.31.3.7.995. ISSN 1814-232X.