HMS Jaguar (F34)

Tàu khu trục HMS Jaguar (F34) đang thả mìn sâu, 1940
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Jaguar (F34)
Xưởng đóng tàu William Denny and Brothers
Đặt lườn 25 tháng 11 năm 1937
Hạ thủy 22 tháng 11 năm 1938
Nhập biên chế 12 tháng 9 năm 1939
Số phận Đắm do trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-boat Đức U-652 26 tháng 3 năm 1942
Đặc điểm khái quát[1]
Lớp tàu Lớp tàu khu trục J
Trọng tải choán nước
  • 1.690 tấn Anh (1.720 t) (tiêu chuẩn)
  • 1.965 tấn Anh (1.997 t) (đầy tải)
Chiều dài 356 ft 6 in (108,66 m) (chung)
Sườn ngang 35 ft 8 in (10,87 m)
Mớn nước 9 ft (2,7 m) (đầy tải)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 2 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.500 nmi (10.190 km; 6.330 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 183
Vũ khí

HMS Jaguar (F34) là một tàu khu trục lớp J được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Jaguar đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh chìm do trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-boat Đức U-652 tại Địa Trung Hải vào ngày 26 tháng 3 năm 1942.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Jaguar được đặt hàng vào ngày 25 tháng 5 năm 1937.[3] Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng William Denny, Brothers and Company Ltd. ở Dumbarton, Scotland vào ngày 25 tháng 11 năm 1937, được hạ thủy vào ngày 22 tháng 11 năm 1938 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 12 tháng 9 năm 1939.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 5 năm 1940, trong cuộc triệt thoái Dunkirk (Chiến dịch Dynamo), Jaguar và các tàu khu trục khác đã cứu vớt những người sống sót của chiếc SS Abukir bị đánh chìm.[4][5]

Vào tháng 2 năm 1941, nó tham gia Chiến dịch Abstention, nơi nó đối đầu với tàu khu trục Ý Crispi ngoài khơi Kastelorizo mà không mang lại kết quả, và tham gia trận chiến mũi Matapan vào tháng 3 tiếp theo. Jaguar bị trúng hai quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức U-652 và bị đắm ngoài khơi Sidi Barrani, Ai Cập ở tọa độ 31°53′B 26°18′Đ / 31,883°B 26,3°Đ / 31.883; 26.300 vào ngày 26 tháng 3 năm 1942 với tổn thất nhân mạng 3 sĩ quan và 190 thủy thủ. 8 sĩ quan và 45 thủy thủ khác được chiếc tàu đánh cá hải quân HMS Klo cứu vớt.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Whitley 2000, tr. 117
  2. ^ Gardiner & Chesneau 1980, tr. 41
  3. ^ Whitley 2000, tr. 118
  4. ^ Mason, Geoffrey B (2004). Smith, Gordon (biên tập). “HMS Codrington (D 65) – A-class Flotilla Leader”. Service Histories of Royal Navy Warships in World War 2. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2013.
  5. ^ Mason, Geoffrey B (2004). Smith, Gordon (biên tập). “HMS Grenade (H 86) – G-class Destroyer”. Service Histories of Royal Navy Warships in World War 2. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2013.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]