Lãng Sơn

Lãng Sơn
Xã Lãng Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhBắc Giang
Thành phốBắc Giang
Địa lý
Tọa độ: 21°13′17″B 106°17′11″Đ / 21,22139°B 106,28639°Đ / 21.22139; 106.28639
Lãng Sơn trên bản đồ Việt Nam
Lãng Sơn
Lãng Sơn
Vị trí xã Lãng Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9,25 km²[1]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng8.022 người[1]
Mật độ867 người/km²
Khác
Mã hành chính07723[2]

Lãng Sơn là một thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Lãng Sơn có diện tích 9,25 km², dân số năm 2023 là 8.022 người,[1] mật độ dân số đạt 867 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Lãng Sơn được chia thành 9 thôn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc thành lập tỉnh Hà Bắc trên cơ sở tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Lãng Sơn thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[4] về việc chia tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Lãng Sơn thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[5] Theo đó, sáp nhập xã Lãng Sơn thuộc huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang quản lý.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Lãng Sơn là một xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích, trong đó là đồng bằng ven sông Thương, chỉ sản xuất một vụ, còn vụ còn lại là có lũ tràn về. Chính vì được phù sa bồi đắp hàng năm nên sản lượng lúa cũng như năng suất bình quân tăng hàng năm. Ngoài ra, xã cũng rất phát triển trong chăn nuôi, nhưng chăn nuôi theo hộ gia đình trong đó có chăn nuôi gia súc, gia cầm và thả cá.

Ngoài nghề nông, xã cũng nổi tiếng với nghề mộc đã truyền qua nhiều đời và có tiếng trong vùng, trong đó làng nghề mộc Đông Thượng đã trở thành thương hiệu. Với bàn tay khéo léo của những người thợ, những sản phẩm từ đơn giản đến cao cấp từ gỗ đã được cung cấp và được đánh giá cao trên thị trường.

Xã có 9 thôn, với 100% thôn đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 1 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, cũng là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, và năm 2020 là 1 trong 2 xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Với đặc trưng mang tính làng xã của đồng bằng Bắc Bộ, xã Lãng Sơn vẫn giữ được những phong tục, tập quán từ lâu đời. Trong đó, nghệ thuật “nói tức” Đông Loan được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay. Mặc dù cái tên Đông Loan nay chỉ còn vang bóng nhưng nghệ thuật nói tức Đông Loan thì chưa bao giờ bị mai một, thậm chí ngày càng đậm đà hơn, cao cấp hơn. Vì thế người dân nơi đây ai cũng biết tới câu ca “Đông Loan nói tức để chơi. Người nghe vừa bực, vừa cười, vừa khen”. Câu ca dao ấy để nói lên rằng “nói tức” đã trở thành nét văn hóa sinh hoạt hiện hữu trong cuộc sống thường ngày của người dân nơi này. Bất cứ nơi đâu, làm gì, bất cứ không gian thời gian nào, người dân Đông Loan cũng có thể nói tức một cách tự nhiên như chính sự chất phác giản dị trong cuộc sống lao động của họ.

Di tích văn hóa, lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đền Đà Hy
  • Chùa Ngọc Lâm
  • Cây gạo - miếu Bà Cô

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c UBND H. Yên Dũng (20 tháng 3 năm 2024). “Biểu số liệu thu thập 2023 huyện Yên Dũng”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 7 tháng 11 năm 1949. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Nghị quyết năm 1996 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 6 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]