Macrodactyla doreensis

Macrodactyla doreensis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Cnidaria
Lớp (class)Anthozoa
Bộ (ordo)Actiniaria
Họ (familia)Actiniidae
Chi (genus)Macrodactyla
Loài (species)M. doreensis
Danh pháp hai phần
Macrodactyla doreensis
(Quoy & Gaimard, 1833)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Actinia doreensis Quoy & Gaimard, 1833
    • Condylactis gelam Haddon & Shackleton, 1893
    • Macrodactyla doorensis
    • Macrodactyla doreenensis
    • Macrodactyla gelam
    • Paractis doreyensis

Macrodactyla doreensis là một loài hải quỳ thuộc chi Macrodactyla trong họ Actiniidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1833.

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

M. doreensis có phạm vi phân bố giới hạn ở Tây Thái Bình Dương, từ vùng biển Nhật Bản trải dài về phía nam đến đảo New Guinea và bờ bắc Úc[1]. Loài hải quỳ này cũng đã được ghi nhận ngoài khơi đảo Avis (thuộc quần đảo Andaman)[2].

M. doreensis ưa sống trên nền đáy bùn[1]. Độ sâu tối thiểu mà M. doreensis được tìm thấy là 11 m[2].

M. doreensisxúc tu nhưng lại dài (đến 17,5 cm), thuôn nhọn đều nhau, đôi khi có dạng xoắn ốc, cùng màu với đĩa miệng nhưng phần ngọn có thể đậm hoặc nhạt màu hơn. Đĩa miệng rộng, đường kính có thể đạt đến 50 cm (nhưng hiếm), thường có màu xám tía đến nâu, đôi khi phớt màu xanh lục. Cuống hải quỳ chôn vùi dưới nền đáy, phần dưới màu cam sẫm đến đỏ tươi, phần trên màu nâu[1].

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị chạm vào, các xúc tu của M. doreensis có thể co lại hoặc dính chặt vào tay người thu gom (có thể đứt ra khỏi hải quỳ)[1]. M. doreensis là hải quỳ cộng sinh của những loài cá hề sau đây:

Cá thia của loài Dascyllus trimaculatus cũng chọn hải quỳ M. doreensis làm nơi cư trú[4].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 1. Sea anemones”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b C. Raghunathan; R. Raghuraman; Smitanjali Choudhury; K. Venkataraman (2014). “Diversity and distribution of sea anemones in India with special reference to Andaman and Nicobar Islands” (PDF). Records of the Zoological Survey of India. 114 (2): 282–283.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Ollerton, Jeff; McCollin, Duncan; Fautin, Daphne G.; Allen, Gerald R. (2007). “Finding NEMO: nestedness engendered by mutualistic organization in anemonefish and their hosts”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 274 (1609): 591–598. doi:10.1098/rspb.2006.3758. ISSN 0962-8452. PMC 1766375. PMID 17476781.
  4. ^ Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 2. Anemonefishes”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)