Nguyễn Thị Oanh (sinh 1995)

Nguyễn Thị Oanh
Nguyễn Thị Oanh
Thông tin cá nhân
Tên thổ ngữNguyễn Thị Oanh
Họ và tênNguyễn Thị Oanh
Biệt danhOanh ỉn
Cô bé hạt tiêu
Quốc tịchViệt Nam
Sinh15 tháng 8, 1995 (29 tuổi)[1]
Lạng Giang, Hà Bắc, Việt Nam
Cư trúBắc Giang, Việt Nam
Học vấnĐại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Nghề nghiệp
  • Vận động viên điền kinh
  • Kinh doanh
Năm hoạt động2010–nay
EmployerTrung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Bắc Giang
Cao1,50 m (4 ft 11+116 in)[1]
Nặng46 kg (101 lb)[1]
Thể thao
Quốc gia Việt Nam
Môn thể thaoĐiền kinh
Nội dungChạy trung bình (1.500 m)
Chạy dài (5.000 m)
Vượt chướng ngại vật (3.000 m)
Chạy băng đồng
Câu lạc bộĐội điền kinh tỉnh Bắc Giang
Huấn luyện bởi
Thành tích và danh hiệu
Thành tích cá nhân tốt nhất
  • 1.500 m: 4:14,98 (Hà Nội 2021)
  • 5.000 m: 16:24,20 (TP.HCM 2019)
  • Vượt chướng ngại vật 3.000 m: 9:43,83 (Jakarta 2018)
Thành tích huy chương
Cập nhật ngày 12 tháng 5 năm 2023.

Nguyễn Thị Oanh (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1995) là một vận động viên điền kinh người Việt Nam. Cô thường tham gia môn chạy trong bộ môn điền kinh, các cự ly cô thường thi đấu là chạy 1.500 m, 5.000 m, vượt chướng ngại vật 3.000 m,... Cô là một trong những vận động viên điền kinh tiêu biểu của Việt Nam trong 10 năm (2013-2023) khi cô giành được 1 HCĐ Asiad; 1 HCV, 1 HCB Asian Beach Games và 12 HCV cá nhân ở SEA Games. Ngoài ra, cô giành được 846 điểm và về nhất ở cuộc bầu chọn Vận động viên tiêu biểu toàn quốc năm 2019 sau thành tích đáng nhớ tại SEA Games 30.[2][3][4] Năm 2023, tại SEA Games 32, cô lập được thành tích kinh ngạc khi trở thành vận động viên Việt Nam đầu tiên giành 4 HCV cá nhân môn điền kinh trong một kỳ SEA Games,[5] trong đó có kỳ tích đoạt được 2 HCV chỉ trong vòng 20 phút.[6]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thị Oanh sinh năm 1995 trong một gia đình thuần nông ở thôn Nhuần, Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc, Việt Nam. Hiện nay là xã Mỹ Hà huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.[7][8] Một miền quê nghèo khó nằm ở khu vực Trung du đồng bằng Bắc Bộ cách Hà Nội khoảng 70 km về phía Đông Bắc. Trong gia đình, Nguyễn Thị Oanh là người con gái thứ 7 trong một gia đình có tới 8 chị em, dưới Oanh là cậu em út duy nhất trong nhà.[9] Bố cô tên Chuyền và mẹ là bà Nguyễn Thị Hưởng, đều có xuất thân là nông dân.[8]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

2010–2013: Giai đoạn đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Thị Oanh bắt đầu theo nghiệp điền kinh từ năm cô 15 tuổi (năm 2010). Cô chia sẻ những ngày đầu tiên khi đội điền kinh tỉnh chiêu sinh thì cô bị chê là thể hình hạn chế do nặng chưa tới 40 kg và chỉ cao khoảng mét rưỡi nên suýt nữa đã không được tuyển.[10] Nhưng nhờ tinh thần luyện tập nghiêm túc, sự cố gắng rèn luyện đã giúp cô lấy được lòng tin của Ban Huấn luyện và từ đó được gọi vào đội tuyển quốc gia.
  • Năm 2013, tại SEA Games 27 cô giành được một tấm huy chương bạc ở nội dung chạy vượt chướng ngại vật 3.000 m khi về đích sau nhà vô địch của kỳ SEA Games trước là vận động viên Rini Budiarti của Indonesia.

2014–2016: Nghỉ chữa bệnh và trở lại thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cuối năm 2014, sau khi kết thúc Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII một thời gian ngắn, Oanh xuất hiện triệu chứng phù nề đột ngột. Nhập viện, cô được chẩn đoán mắc bệnh viêm cầu thận cấp. Sau đó, cô phải tạm dời xa đường pitch để tập trung vào việc điều trị bệnh.[11] Vì vậy, Nguyễn Thị Oanh lỡ hẹn với SEA Games 28 diễn ra ở Singapore năm 2015.
  • Tháng 9 năm 2016, Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 diễn ra ở Đà Nẵng, Việt Nam: Cô giành được một huy chương bạc ở nội dung chạy băng đồng cá nhân khi về sau đồng đội Phạm Thị Huệ. Chuyển sang nội dung chạy băng đồng đồng đội thì chính Oanh, Huệ cùng với 3 vận động viên khác đã giúp Việt Nam giành thêm một huy chương vàng nữa khi vượt qua các đồng nghiệp đến từ Thái Lan.

2017–2019: Liên tiếp thành công

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đến SEA Games 29, nội dung sở trường vượt chướng ngại vật 3.000 m của Nguyễn Thị Oanh không có trong nội dung thi đấu do chủ nhà Malaysia bất ngờ hủy nội dung này với lý do chỉ mình Việt Nam đăng ký dự thi.[12] Vì thế, Ban Huấn luyện đành phải chuyển cô sang đăng ký thi đấu ở nội dung 1.500 m5.000 m vốn đang thiếu người nhưng cô bé hạt tiêu đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng ở cả hai cự ly khá khó khăn này dù thời gian luyện tập trước giải khá gấp rút.[9][12][13][14]
  • Tháng 4 năm 2018, tại Giải Điền kinh Singapore mở rộng cô tiếp tục giành thêm 2 HCV nữa về cho Đội tuyển Việt Nam ở các nội dung 1.500 m và vượt chướng ngại vật 3.000 m.[15]
  • Tháng 8 năm 2018, tại Asiad 18 diễn ra ở Jakarta: Oanh tiếp tục thi đấu ở nội dung vượt chướng ngại vật 3.000 m và giành được tấm huy chương đồng lịch sử cho điền kinh Việt Nam. Đây chính là lần đầu tiên điền kinh Việt Nam có huy chương tại nội dung này. Với cột mốc thành tích 9 phút 43 giây 83 thì Oanh cũng phá rất sâu kỷ lục quốc gia của đàn chị Nguyễn Thị Phương tới 19,15 giây.[9] Ngoài ra, cô cũng tham dự nội dung chạy 1.500 m nhưng chỉ về đích thứ tư khi kém vận động viên giành huy chương đồng của đoàn Ấn Độ 2,93 giây.[16]
  • Cuối năm 2018, sau chiếc HCĐ Á vận hội Oanh trở về khoác áo Đoàn Thể thao tỉnh Bắc Giang tham dự Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VIII. Cô tiếp tục giành được 3 huy chương vàng ở 3 nội dung thế mạnh của mình là 1.500 m, 5.000 m và vượt chướng ngại vật 3.000 m. Đặc biệt hơn nữa, cả ba chiếc HCV vàng đó đều là 3 kỷ lục mới của Đại hội. Qua đó, cô bé hạt tiêu khép lại một năm 2018 thành công ngoài mong đợi.[17]
  • Năm 2019, cô tiếp tục tham dự SEA Games 30 diễn ra tại Philippines, cô đã thi đấu xuất sắc để bảo vệ thành công 2 tấm huy chương vàng kỳ Đại hội trước và lần đầu giành vàng ở nội dung sở trường vượt chướng ngại vật 3.000 m. Hơn thế nữa, với thành tích 10 phút 00 giây 02 đạt được ở nội dung vượt chướng ngại vật 3.000 m cô đã xác lập một kỷ lục mới của SEA Games khi nhanh hơn kỷ lục cũ 0,56 giây do Rini Budiarti lập được ở SEA Games 26.[18]

2020: Giấc mơ Thế vận hội

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sau khi SEA Games 30 kết thúc, cô chia sẻ sẽ nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn tham dự Thế vận hội Tokyo 2020 (9 phút 30 giây) ở nội dung vượt chướng ngại vật 3.000 m dù biết là hết sức khó khăn khi thành tích tốt nhất của cô tại Asiad 18 vẫn còn kém chuẩn Thế vận hội tới 13,83 giây.[19]

Thành tích tốt nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Nội dung Thành tích Giải đấu Địa điểm Ngày
1.500 m
4:14,98 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam 14 tháng 5 năm 2021
5.000 m
16:24,20 Giải vô địch quốc gia 2019 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 16 tháng 9 năm 2019
10.000 m
35:11,53 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 Sân vận động Quốc gia Morodok Techo, Phnôm Pênh, Campuchia 12 tháng 5 năm 2023
Vượt chướng ngại vật 3.000 m
9:43,83 Đại hội Thể thao châu Á 2018 Sân vận động Gelora Bung Karno, Jakarta, Indonesia 27 tháng 8 năm 2018

Đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngoài đời, cô có biệt danh là Oanh ỉn.[note 1] Ngoài ra, do có vóc dáng thấp bé nhẹ cân nhưng thi đấu giỏi nên cô được truyền thông Việt Nam gắn cho một biệt danh khác là cô bé hạt tiêu

Trùng tên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong làng điền kinh Việt Nam cũng có một vận động viên khá nổi bật và cùng tên với Oanh ỉn là vận động viên Nguyễn Thị Oanh sinh năm 1996 thuộc đoàn Hà Nội. Cô là một vận động viên chuyên chạy nước rút. Các nội dung cô thường tham dự là chạy 200 m, 400 m, tiếp sức 4×400 m,... Cô tham dự rất nhiều các giải đấu quốc tế cùng đội tuyển điền kinh Việt Nam từ kỳ SEA Games 26 năm 2011 đến nay và cũng giành rất nhiều huy chương vàng về cho đội tuyển. Chính vì có tuổi đời gần bằng nhau, cùng thi đấu trong nhiều giải đấu quốc tế và giành nhiều thành tích về cho đội tuyển điền kinh Việt Nam nên gây ra không ít sự nhầm lẫn từ cổ động viên về 2 vận động viên tài năng này.
  • Ngoài ra, có một điểm khác để phân biệt giữa 2 vận động viên này là trong khi Oanh ỉn có vóc dáng nhỏ nhắn thì đồng nghiệp đến từ Hà Nội có ngoại hình khá nổi bật khi cao 1 mét 70 và vóc dáng được khen ngợi chuẩn siêu mẫu.[20]
  • Ngoài đời, 2 vận động viên cùng tên này cũng là những người bạn khá thân thiết và Oanh ỉn thường gọi cô bạn là Oanh 400 m để phân biệt.
  1. ^ Biệt danh này có thể là do Oanh đẻ năm Ất Hợi theo lịch Can Chi, nên theo tín ngưỡng Việt Nam thì cô cầm tinh con lợn hay con ỉn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Thanh Mai (ngày 20 tháng 12 năm 2019). “Nguyễn Thị Oanh: Ứng viên sáng giá danh hiệu Nữ VĐV của năm Cúp Chiến thắng 2019”. webthethao.vn. Công ty Cổ phần Thể thao 24h. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “Nguyễn Thị Oanh (Bắc Giang) dẫn đầu danh sách 10 VĐV tiêu biểu toàn quốc 2019”. voc.org.vn. Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC). ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  3. ^ Khương Xuân (ngày 30 tháng 12 năm 2019). “Nguyễn Thị Oanh là VĐV số 1 của thể thao Việt Nam năm 2019”. tuoitre.vn. Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ Nhật Hà (ngày 30 tháng 12 năm 2019). “Nguyễn Thị Oanh trở thành vận động viên tiêu biểu nhất toàn quốc năm 2019”. hanoimoi.com.vn. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ Nguyễn Thị Oanh đi vào lịch sử điền kinh Việt Nam tại SEA Games 32
  6. ^ Vì sao kỳ tích của Nguyễn Thị Oanh khiến điền kinh thế giới kinh ngạc?
  7. ^ “UBND tỉnh Bắc Giang tuyên dương, khen thưởng VĐV điền kinh Nguyễn Thị Oanh”. baobacgiang.com.vn. Báo Bắc Giang điện tử. ngày 13 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ a b Long Quyền (ngày 14 tháng 12 năm 2019). “Bố mẹ của nữ VĐV điền kinh giành 3 HCV rồi ngã gục tại SEA Games: "Chỉ mong con cố gắng vì màu cờ sắc áo chứ không mong tiền mang về". ttvn.vn. Báo điện tử Tri thức trẻ. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.[liên kết hỏng]
  9. ^ a b c Đông Linh (ngày 1 tháng 2 năm 2019). “Nguyễn Thị Oanh: VĐV tí hon chinh phục đỉnh cao châu lục”. nld.com.vn. Báo Người Lao động. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ Việt Thắng (ngày 30 tháng 9 năm 2017). “Nguyễn Thị Oanh - Bền bỉ trên đường chạy”. vtv.vn. Báo điện tử VTV. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ Thanh Quỳnh (ngày 18 tháng 12 năm 2018). “Nguyễn Thị Oanh - 'cô gái mét rưỡi' và 4 kỷ lục quốc gia”. ione.vnexpress.net. iOne - Chuyên mục dành cho giới trẻ của VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ a b Trọng Đạt (ngày 24 tháng 8 năm 2017). “Nguyễn Thị Oanh và tấm HCV SEA Games 'bất đắc dĩ'. www.tienphong.vn. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  13. ^ KL2017 29th SEA Games Athletics - Women's 1,500m FINALS 24/08/2017 trên YouTube
  14. ^ KL2017 29th SEA Games Athletics - Women's 5,000m FINALS 25/08/2017 trên YouTube
  15. ^ Thế Hưng (ngày 12 tháng 4 năm 2018). “Nguyễn Thị Oanh giành thêm 1 HCV, Điền kinh Việt Nam thắng lớn tại Singapore mở rộng 2018”. vtv.vn. Báo điện tử VTV. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  16. ^ Điền kinh nữ ASIAD 2018: Nguyễn Thị Oanh chỉ về thứ 4 chung kết 1500m trên YouTube
  17. ^ Quốc Trường (ngày 1 tháng 12 năm 2018). “Nữ vận động viên Bắc Giang lần thứ ba phá kỷ lục Đại hội Thể thao toàn quốc”. baobacgiang.com.vn. Báo Bắc Giang điện tử. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  18. ^ Minh Quang; Ng.Dung (ngày 11 tháng 12 năm 2019). “Chỉ vàng tặng mẹ và hat trick vàng của Nguyễn Thị Oanh”. plo.vn. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  19. ^ Vũ Lê (ngày 31 tháng 12 năm 2019). “Nguyễn Thị Oanh giành vị trí số 1”. thethaovanhoa.vn. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  20. ^ Thanh Mai (ngày 29 tháng 11 năm 2019). “Có số đo 3 vòng như người mẫu, hoa khôi điền kinh Nguyễn Thị Oanh càng thêm yêu đường chạy”. webthethao.vn. Công ty Cổ phần Thể thao 24h. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin tức

YouTube