Thành Được

Nghệ sĩ
Thành Được
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Châu Văn Được
Ngày sinh
(1934-08-08)8 tháng 8 năm 1934
Nơi sinh
Kế Sách, Sóc Trăng, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
16 tháng 11 năm 2023(2023-11-16) (89 tuổi)
Nơi mất
San Jose, California, Hoa Kỳ
Nơi cư trúCalifornia, Hoa Kỳ
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam
 Hoa Kỳ
Nghề nghiệpTài tử kịch trường
Gia đình
Vợ
NSƯT Út Bạch Lan (vợ cũ)
Ca sĩ Kim Anh / Liên
Lĩnh vựcTuồng cải lương, điện ảnh
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcTân cổ, vọng cổ, nhạc Vàng
Hợp tác vớiThanh Nga
Út Bạch Lan
Tấn Tài
Tác phẩmBiệt kinh kỳ
Đêm lạnh trong tù
Yêu...
Sự nghiệp sân khấu
Tác phẩmNửa đời hương phấn (vai Tùng)
Tiếng hạc trong trăng (vai Thi Đằng)
Đời cô Lựu (vai Võ Minh Thành)
...
Giải thưởng
Giải Thanh Tâm (1966)

Thành Được (8 tháng 8 năm 1934 – 16 tháng 11 năm 2023) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Mỹ gốc Việt, thành danh cùng thế hệ với các nghệ sĩ như: Năm Châu, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Hữu Phước, Hùng Cường, Nam Hùng, Diệp Lang, Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Văn Hường, Phùng Há.[1]

Sinh thời, ông được mệnh danh Ông vua không ngai, Ông hoàng sân khấu hay Kép hát thượng thặng'"[2] trong làng sân khấu cải lương Nam Bộ.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có nguyên danh Châu Văn Được[3], sinh ngày 8 tháng 8 năm 1934, tại An Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng,[2], trong gia đình phú nông.

Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát.[2] và lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Sau đó 2 năm, ông đã nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng Khi hoa anh đào nở). Năm 1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.[3]

Năm 1961, ông kết hôn với nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành đôi giọng ca vàng qua các vở Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17, Tình Xuân muôn tuổi, Rồi 30 năm sau, Giấc mộng giữa hoàng lăng...,[3] nhưng đặc biệt hơn cả là vở Nửa đời hương phấn.[2] Đến năm 1964, hôn nhân của họ tan vỡ.

Theo kí giả Phạm Công Luận, năm 1962, trong trào lưu chung của giới tuồng cải lương, nghệ sĩ Thành Được đã đứng ra chủ trương tờ giai phẩm Xuân Cải Lương, "rất đáng khen về mặt kỹ thuật". Tuy nhiên vì tình hình chính trường miền Nam bấy giờ có nhiều lộn xộn nên chỉ ra được một kì. Nhưng đến năm 1967, Thành Được vẫn góp mặt trên giai phẩm Thanh Minh Thanh Nga với bài nghị luận Hai tiếng cải lương "trao đổi về các vấn đề học thuật sân khấu, như xuất phát cải lương từ đâu, cải lương khác ca kịch và thoại kịch thế nào, phân tích nghệ thuật diễn xuất của các nghệ sĩ nổi tiếng có thành tựu trong diễn xuất, hoặc bàn về kỹ thuật thiết kế sân khấu".[4]

Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (tuồng Tiếng hạc trong trăng).[5] Ngay sau đó, ông được huy động vào Đoàn Văn nghệ Việt Nam lưu diễn tại Đài Loan, Nhật Bản và nhiều quốc gia Âu châu. Cho đến nay các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Paris vẫn gìn giữ nhiều cuốn băng hình quay lại những buổi biểu diễn của tài tử Thành Được trong giai đoạn này. Cũng theo hồi ức của nhà văn Vương Trí Nhàn[6] và ca sĩ Ái Vân[7], ngay từ đầu thập niên 1960 khi chiến tranh hai miền chưa sảy ra, các dĩa hát và băng cối ghi giọng ca Thành Được đã hiện diện tại trụ sở Hội Nhà văn Việt NamHà Nội. Tên tuổi ông cùng với những Út Trà Ôn, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Út Bạch Lan đã được ngay cả giới văn nghệ sĩ trí thức miền Bắc biết, mặc dù khi đó ông vẫn chỉ là kép hát trẻ chưa có nhiều danh vọng.

Tựu trung, trong suốt các thập niên 1960 và 1970, Thành Được liên tục được báo giới liệt vào Tứ Tử của dòng tuồng cải lương cổ trang kiếm hiệp. Bấy giờ ca sĩ Hùng Cường rất đắt sô ở mảng tuồng cải lương xã hội, nên thường được so sánh với Thành Được như thể hai ông hoàng của hai dòng ca kịch ăn khách nhất nhì. Tuy vậy, theo hồi ức của các bạn nghệ sĩ đương thời, hai ông chưa bao giờ có cơ hội hợp tác hoặc đứng chung sân khấu, không hiểu vì lí do gì.

Năm 1984, Thành Được đi lưu diễn tại Đức và bị một nhóm người quá khích bắt cóc đưa sang Tây Berlin, nhân đó ông xin tị nạn chính trị tại đây.[8] Ban đầu nghệ sĩ Thành Được sinh nhai bằng nghề nhà hàng tại Đức rồi năm 1995 sang Hoa Kỳ mở nhà hàng Thành Được tại Milpitas, California, một phố nhỏ sát San Jose, California.[9] Từ thời điểm đó ông xin cư trú vĩnh viễn tại Mỹ và hàng năm vẫn về Việt Nam biểu diễn theo lời mời của các nghệ sĩ bạn hữu.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Đài truyền hình CNN Mỹ thông báo với VnExpress và một số các báo chí khác biết ông qua đời lúc 8 giờ 20 phút (giờ California) ngày 16 tháng 11 năm 2023 tại thành phố San Jose,[10] hưởng thọ 90 tuổi (tính theo âm lịch truyền thống Nam Bộ). Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đây cũng là ngày giỗ vị hiền thê một thời của ông - sầu nữ Út Bạch Lan.[11][12][13][14][15][16]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Liệt theo nhan đề thứ tự ABC.

Cải lương

[sửa | sửa mã nguồn]

Vọng cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ MacLeod, Mark W.; Nguyen, Thị Diệu (2001). “9.Performing Arts”. Culture and Customs of Vietnam. Greenwood Press. tr. 179. ISBN 0-313-30485-8.
  2. ^ a b c d Nguyễn Phương (ngày 2 tháng 12 năm 2006). “Nghệ sĩ:Thành Được”.
  3. ^ a b c Viễn Châu (ngày 25 tháng 5 năm 2012). “Gã si tình nặng nghiệp cầm ca: Mối tình Út Bạch Lan - Thành Được”.
  4. ^ Bốn giai phẩm của đoàn Thanh Minh Thanh Nga // 19:22 | Chủ Nhật, 18/09/2022
  5. ^ Soạn giả Nguyễn Phương (ngày 4 tháng 5 năm 2008). “Nghệ sĩ Tấn Giao, giống nghệ sĩ Thành Được như một phiên bản thứ 2”.
  6. ^ Talk with researcher Vương Trí Nhàn about Southern literature : 1 2
  7. ^ Chân Dung Nghệ Sĩ - Ái Vân | Hồi Ức 1 Bông Hồng: Cuộc Vượt Thoát Từ Đông Âu
  8. ^ Vở cải lương kinh điển và vụ bắt cóc nghệ sĩ giữa trời Tây
  9. ^ “Nghệ sĩ Thành Được Kỷ Niệm 50 Năm Ca Diễn Cải Lương”. ngày 19 tháng 11 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ “Legendary cai luong singer Thanh Duoc passes away in US”. VN Express. 16 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2023.
  11. ^ Nghệ sĩ Thành Được qua đời tại Mỹ // 17/11/2023 07:36 GMT+7
  12. ^ Nghệ sĩ Thành Được qua đời trong ngày giỗ sầu nữ Út Bạch Lan
  13. ^ VnExpress. “Thành Được - một đời kép chánh hào hoa”. vnexpress.net. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
  14. ^ Trí, Dân (17 tháng 11 năm 2023). "Ông hoàng sân khấu" Thành Được qua đời ở Mỹ đúng ngày giỗ Út Bạch Lan”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
  15. ^ “Nghệ sĩ Thành Được trong kí ức của NSND Lệ Thủy, Minh Vương”. laodong.vn. 17 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
  16. ^ Minh, Báo Pháp Luật TP Hồ Chí (17 tháng 11 năm 2023). “Nghệ sĩ Thành Được qua đời ở tuổi 90”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]