Triosteum | |
---|---|
Quả của Triosteum himalayanum | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Dipsacales |
Họ (familia) | Caprifoliaceae |
Chi (genus) | Triosteum |
Triosteum, thường được gọi chung là long đởm[1], hay đình tử biều chúc (莛子藨属) trong tiếng Hán, là một chi thực vật có hoa nằm trong họ Kim ngân, bao gồm 6 loài chính thức, trong đó có ba loài có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, còn lại là ở Đông Á.
Trong tiếng Hy Lạp, tria có nghĩa là "số 3", và osteon là "xương", ám chỉ đến 3 khía rãnh trên hột của quả[2].
Triosteum là cây thân thảo lâu năm. Mỗi cây đều có một hoặc nhiều thân rỗng, đứng thẳng, phủ đầy lông tơ, cao tầm 30 cm đến 1,2 mét. Lá mọc xen kẽ, có dạng hình trứng hoặc hình mũi giáo, lông tơ thưa thớt. Hoa có màu trắng hoặc màu tím, mọc ở các nách lá. Quả hạch, có nhiều màu như trắng, vàng, cam hoặc đỏ, tùy thuộc vào các loài[3].
5 loài và 1 thứ là được chính thức công nhận[4]. Loài thứ 6 (Triosteum himalayanum) được cho là thuộc chi Lasianthus của họ Thiến thảo[5]:
5 loại ancaloit indol (vincosamide-6′-O-β-d-glucopyranoside (1), vincosamide (2), strictosamide (3), strictosidine (4) và 5(S)-5-carboxystrictosidine (5)), hai loại glycoside (urceolide (6) và 4(S)-4-hydroxyurceolide (7)), 10 loại iridoid (triohimas A–C, naucledal, secologanin dimethyl acetal, grandifloroside, sweroside, loganin, vogeloside and (E)-aldosecologanin) được tìm thấy bên trong rễ của loài Triosteum pinnatifidum. Trong đó loganin và secologanin chất đặc trưng của họ Kim ngân và cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa Triosteum và chi Kim ngân (Lonicera)[9][10].
Một số loài trong chi được trồng làm cảnh vì màu sắc sặc sỡ của quả, mặc dù chúng bị coi là một loại cỏ dại. Tuy nhiên, hoa của chúng lại nhỏ hơn và không đẹp bằng hoa của chi Kim ngân[11].