Truyền kỳ mạn lục

Truyền kỳ mạn lục
Ảnh chụp sách Tân biên truyền kỳ mạn lục
Thông tin sách
Tác giảNguyễn Dữ
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữVăn ngôn
Bộ sáchTruyền kỳ mạn lục
Chủ đềTruyền thuyết
Thể loạiTruyền kỳ
Bản tiếng Việt
Người dịchNguyễn Thế Nghi
(dịch Nôm)
Trúc Khê
(dịch Quốc ngữ)

Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Ghi chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Hải Dương, Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi[1] dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702–?) đánh giá là một "áng thiên cổ kỳ bút".

Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau, nhiều học giả tên tuổi như: Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Trần Ích Nguyên (Đài Loan)... đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và đánh giá tác phẩm này.

Nhiều bản dịch ra chữ quốc ngữ, trong đó bản dịch của Trúc Khê năm 1943 được coi như đặc sắc nhất.

Thời điểm và nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời Tựa của ông Liêm (người cùng thời) viết năm 1547, thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.[2]

Trong Từ điển Văn học (bộ mới), nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực... Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước... Cho nên Nguyễn Dư đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16...

Giới thiệu sơ lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại truyền kì, xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời , đời Trần, đời Hồ hoặc đời sơ từ Nghệ An trở ra Bắc.

Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục, hình như Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Tuy nhiên, cũng theo Bùi Duy Tân, căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam trích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.

Giới thiệu sơ lược nội dung, PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh viết:

Mở đầu tác phẩm là lời tựa của Hà Thiện HánNguyễn Lập Phu.[4] 20 truyện trong Truyền kỳ mạn lục bao gồm:

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Trích ý kiến của GS. Bùi Duy Tân:

Đúc kết lại, theo Tạ Ngọc Liễn, thì:

Thông tin liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Lê Quý ĐônPhan Huy Chú đều cho rằng Truyền kỳ mạn lục do Nguyễn Dư soạn, đại khái "bắt chước" Tiễn đăng tập. Theo Trần Văn Giáp thì sách ấy rất có thể là cuốn Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (13461427, tự là Tông Cát), một học giả đời Minh.[7]

Gần đây, vấn đề này lại được đặt ra. Trong một bài nghiên cứu, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nga B. Riftin viết:

Tuy nhiên, việc "bắt chước" hay "phỏng theo" này đã không tìm được sự đồng thuận. PGS. TS. Nguyễn Đăng Na viết:

Trích thêm ý kiến của:

  • GS. Bùi Duy Tân:
  • PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Thế Nghi, người Mộ Trạch (Hải Dương), làm quan dưới triều Mạc, sống cùng thời Nguyễn Dư.
  2. ^ Theo TS. Nguyễn Phạm Hùng Truyền kỳ mạn lục trong khoảng thời gian trước năm 1527, dưới triều Lê (Xem thêm Đoán định lại thân thế Nguyễn Dư và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục [1] Lưu trữ 2016-03-06 tại Wayback Machine)
  3. ^ Trích Lời tựa của Bùi Duy Tân và Trần Thị Băng Thanh (Truyền kỳ mạn lục, bản điện tử, không rõ nhà xuất bản & năm xuất bản)
  4. ^ Lời tựa có trong Cựu biên Truyền kỳ mạn lục
  5. ^ Theo Từ điển Văn học (bộ mới), tr. 1125.
  6. ^ Trích trong Danh nhân văn hóa trong lịch sử, tr. 173.
  7. ^ Theo Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tr. 1117.
  8. ^ Xem bài "Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) với Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Cà tỳ tử của Asai rey (Nhật Bản)" của Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nga B. Riftin [2].
  9. ^ Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam (Tập 1), tr. 212-213.
  10. ^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1124.
  11. ^ Văn học thế kỷ XV-XVII. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2004, tr. 599.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ điển Văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004. Mục từ do Bùi Duy Tân soạn (tr.1124-1125).
  • Truyền kỳ mạn lục, bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện. NXb Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, in lại năm 1988.
  • Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Tập 1 và Tập 2 in chung), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.
  • Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam (Tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
  • Tạ Ngọc Liễn, Danh nhân văn hóa trong lịch sử. Nhà xuất bản Thanh Niên, 2008.