Tóc tiên hồng

Tóc tiên hồng
Phân loại khoa học
Liên giới (superregnum)Eukaryota
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Amaryllidaceae
Tông (tribus)Hippeastreae
Phân tông (subtribus)Zephyranthinea
Chi (genus)Zephyranthes
Loài (species)Z. rosea
Danh pháp hai phần
Zephyranthes rosea
Lindl., 1824

Tóc tiên hồng[1] hay còn gọi báo vũ[2], ngải nàng mơn, ngải nàng hồng, huệ mưa, ... (danh pháp hai phần: Zephyranthes rosea) là một loài bản địa thuộc chi Zephyranthes của vùng Caribe. Chúng được trồng rộng rãi để làm cây cảnh và đã trở thành loài cây nhập tịch tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. Chúng chỉ nở hoa sau các cơn mưa lớn. Loài này có chứa các chất độc có khả năng gây chết người.

Một cây tóc tiên hồng ở Philippines
Một cây tóc tiên hồng ở Kooveri, Kerala, Ấn Độ

Tóc tiên hồng là loài thân thảo lâu năm có một lá mầm. Chúng là loài thực vật nhỏ, chỉ đạt chiều cao 15 đến 20 cm (5,9 đến 7,9 in).[3] Chúng có từ năm đến sáu chiếc lá dài thẳng hẹp và dẹt., rộng khoảng 3 đến 4 mm (0,12 đến 0,16 in), thân hành có vỏ với đường kính khoảng 1,5 đến 2,5 cm.[4][5][6]

Các bông hoa đơn lẻ hình phễu hướng thẳng đứng hoặc hơi nghiêng với cán hoa dài 10 đến 15 cm (3,9 đến 5,9 in). Mo hoa dài khoảng 2 đến 2,8 cm và chỉ phân chia không đáng kể ở đỉnh.[7] Các bông hoa có sáu cánh với đường kính khoảng 2,5 cm (0,98 in) và chiều dài 3 đến 3,5 cm. Bao hoa có màu hồng tươi với một ống tràng bao hoa trung tâm màu xanh lá cây dài ít hơn 5 mm (0,20 in).[5][8][9] Sáu nhị hoa có chiều dài khác nhau, một dài 11 mm (0,43 in), một dài 16 mm (0,63 in), và bốn nhị hoa còn lại dài từ 12 đến 13 mm (0,47 đến 0,51 in).[5] Chúng ngắn hơn so với vòi nhụy và lồng vào miệng của bao hoa.[7] Bao phấn dài 3 đến 6 mm (0,12 đến 0,24 in).[10]

Những bông hoa phát triển thành các quả nang và được chia tiếp thành ba thùy.[11] Hạt đen bóng và phẳng bẹt.[4]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Z. rosea thuộc chi Zephyranthes (loa kèn mưa) thuộc phân tông Zephyranthinea của tông Hippeastreae.[12] Nó được phân loại thuộc phân họ Amaryllidoideae của họ Amaryllis (Amaryllidaceae). Nếu theo phân loại rộng hơn, đôi khi nó cũng được liệt kê vào họ loa kèn (Liliaceae).[13]

Danh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tóc tiên hồng (giống như các loại loa kèn mưa khác) chỉ mọc ra những bông hoa chóng tàn sau các cơn mưa hay bão lớn theo mùa.[5][14][15] và hoa thường nở vào cuối mùa hè.[16][17] Tên chi Zephyranthes có nghĩa là "những bông hoa của gió tây", từ tiếng Hy Lạp ζέφυρος (zéphuros, một thần Anemoi) và ἄνθος (anthos, 'hoa').[18] Zephyrus là hiện thân của gió tây, cũng liên hệ đến mưa rào.[16] Tên loài xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là 'hồng sẫm' hay 'hồng đỏ'.

Tóc tiên hồng là một trong hai loài thuộc chi Zephyranthes được biết đến với cái tên 'tóc tiên hồng'. Loài còn lại là Tóc tiên hồng to (Zephyranthes carinata), thường được gọi không chính xác là Zephyranthes grandiflora. Tóc tiên hồng to thường được các thương nhân dán nhãn sai là Tóc tiên hồng.[16][19] Ta có thể phân biệt Tóc tiên hồng lớn với Tóc tiên hồng vì "tóc tiên hồng to" nó có hoa lớn hơn nhiều với màu hồng thắm hơn.[20][21][22] Tóc tiên hồng cũng có 24 tế bào thân thể nhiễm sắc thể lưỡng bội, so với 48 của tóc tiên hồng to.[23]

Một loài có tên khoa học là Habranthus robustus cũng có một số đặc điểm giống với "tóc tiên hồng". Ta có thể phân biệt chúng với Tóc tiên hồng vì hoa của nó lớn hơn và có màu hồng nhạt hơn.

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Tóc tiên hồng là thực vật bản địa của vùng Caribe, đặc biệt là Cuba, Puerto Rico, Guadeloupe, và Martinique.[13] Nó đã được đưa đến và trở thành loại nhập tịch ở các vùng nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, Úc, và một số quốc đảo Thái Bình Dương.[24] Chúng thường bị nhiễu loạn tại các vùng đất và đồng cỏ nhận được lượng mưa định kỳ.[8][9]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tóc tiên hồng thường được nhân giống bằng cách phân tách các cụm thân hành, song cũng có thể trồng bằng hạt giống. Chúng được sử dụng rộng rãi làm cây cảnh.[7] Chúng duy trì tương đối thấp, ở trạng thái ngủ trong suốt thời kỳ hạn hán. Tuy nhiên, chúng chịu lạnh kém hơn các loài khác trong chi Zephyranthes.[16]

Tại Ấn Độ, chúng cũng được sử dụng trong y học dân gian, cùng với Zephyranthes flava.[25]

Độc tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân hành của Tóc tiên hồng, giống như các thành viên khác trong chi ZephyranthesHabranthus, có chứa nhiều loại ancaloit độc hại khác nhau gồm lycorinehaemanthamine.[26] Chúng có thể gây nôn, co giật, và tử vong cho người, gia súc, và gia cầm.[16]

Sâu bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài gây hại đối với Tóc tiên hồng bao gồm các côn trùng nhai. Chúng cũng dễ bị tổn thương bởi nấm ký sinh Botrytis cinerea.[17]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Zephyranthes rosea”. BotanyVN. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ “phần 2: Tự nhiên và dân cư”. Địa chí Đà Lạt. UBND Thành phố Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ Kirti Mathura (2007). The Arizona Low Desert Flower Garden: A Seasonal Guide to Bloom, Height, Color, and Texture. Gibbs Smith. tr. 134. ISBN 978-1-58685-896-4.
  4. ^ a b Pedro Acevedo-Rodríguez & Mark T. Strong (2005). “Monocotyledons and Gymnosperms of Puerto Rico and the Virgin Islands” (PDF). Contributions from the United States National Herbarium. Smithsonian Institution. 52: 1–415. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2009. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ a b c d José Luis Fernández-Alonso & Jeroen P. Groenendijk (2004). “A New Species of Zephyranthes Herb. S. L. (Amaryllidaceae, Hippeastreae), with Notes on the Genus in Colombia” (PDF). Rev. Acad. Colomb. Cienc. 28 (107): 177–186. ISSN 0370-3908. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2011. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ Zephyranthes rosea Lindl”. Hortus Camdensis. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ a b c Stuart Max Walters (1986). The European Garden Flora: Pteridophyta, Gymnospermae, Angiospermae. Cambridge University Press. tr. 294. ISBN 978-0-521-24859-4.
  8. ^ a b Rita Buchanan & Roger Holmes (2001). Taylor's Master Guide to Gardening. Houghton Mifflin Harcourt. tr. 521. ISBN 978-0-618-15907-9.
  9. ^ a b David W. Nellis (1997). Poisonous plants and animals of Florida and the Caribbean. Pineapple Press Inc. tr. 7. ISBN 978-1-56164-111-6.
  10. ^ Zephyranthes rosea Lindley, Bot. Reg. 10: plate 821. 1824”. Flora of North America, eFloras.org. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  11. ^ Zephyranthes rosea (Spreng.) Lindl., Bot. Reg. 10: t. 821 (1824)”. Flora of Australia Online, Australian Biological Resources Study. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2012. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  12. ^ Pascal Vigneron. “Hippeastreae”. Amaryllidaceae.org. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2008. Truy cập 9 tháng 8 năm 2011.
  13. ^ a b Zephyranthes rosea Lindl”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  14. ^ Zephyranthes rosea. College of Micronesia – FSM. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  15. ^ “The Rain Lily”. Types of Lilies. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  16. ^ a b c d e Gary W. Knox (2005). “Rainlily, Zephyranthes and Habranthus spp.: Low Maintenance Flowering Bulbs for Florida Gardens” (PDF). ENH1151. Institute of Food and Agricultural Sciences Extension, University of Florida. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2012. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  17. ^ a b Edward F. Gilman (1999). “Rainlily, Zephyranthes spp” (PDF). Fact Sheet FPS-621. IFAS Extension, University of Florida. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  18. ^ Bobby J. Ward. “Flowers of the West Wind: Rain Lilies”. www.bobbyjward.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2012. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  19. ^ Zephyranthes grandiflora. Gay Gardener. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2011.
  20. ^ William Lanier Hunt (1992). Southern Gardens, Southern Gardening. Duke University Press. tr. 57. ISBN 978-0-8223-1223-9.
  21. ^ Zephyranthes grandiflora Lindl”. Zanthan Plant Profile. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  22. ^ Zephyranthes grandiflora Lindl”. Hortus Camdenensis. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2011.
  23. ^ Puangpaga Soontornchainaksang & Kanyarat Chaiyasut (1996). “Cytogenetic study of Some Thai Species of Flowering Plants” (PDF). Thai For. Bull. (Bot.). 24: 50–61. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2012. Truy cập 7 tháng 8 năm 2011.
  24. ^ Zephyranthes rosea Lindl”. Discover Life. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2011.
  25. ^ Lucie Cahlíková, Irena Valterová, Kateřina Macáková, & Lubomír Opletal (2010). “Analysis of Amaryllidaceae alkaloids from Zephyranthes grandiflora by GC/MS and their cholinesterase activity” (PDF). Brazilian Journal of Pharmacognosy (Revista Brasileira de Farmacognosia). Sociedade Brasileira de Farmacognosia. 5 (8): 1201–1204. ISSN 0102-695X. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  26. ^ Julia F. Morton (1962). “Ornamental Plants With Toxic And/Or Irritant Properties. II” (PDF). Proceedings of the Florida State Horticultural Society. Florida State Horticultural Society. 75: 484–491. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2011.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]