Đường Lê Lợi, Thành phố Hồ Chí Minh

Đường Lê Lợi
Đại lộ Lê Lợi
Đường Lê Lợi nhìn về hướng Nhà hát Thành phố vào đầu năm 2023
Tên trước đâyĐại lộ Bonard
Vị tríPhường Bến NghéBến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Ga tàu điện ngầm gần nhấtGa Nhà hát Thành phố
Đầu Đông BắcCông trường Lam Sơn
Nút giao
chính
Đầu Tây NamCông trường Quách Thị Trang
Xây dựng
Hoàn thiện1914; 110 năm trước (1914)
Công viên Lam Sơn và Nhà hát Thành phố vào đầu năm 2023
Một lễ hội đường phố được tổ chức trên Đường Lê Lợi.
Một lễ hội đường phố được tổ chức ngay trên đường Lê Lợi vào năm 2023.

Đường Lê Lợi hay Đại lộ Lê Lợi là một tuyến đường tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ chợ Bến Thành đến Nhà hát thành phố.[1]

Tuyến đường này bắt đầu từ công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, giao cắt với các tuyến đường Phan Bội Châu, Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Nguyễn Huệ và kết thúc tại đường Đồng Khởi trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu đường này là một con kênh do thực dân Pháp đào sau khi chiếm được Sài Gòn.[2][3] Kênh dài khoảng 0,8 km, được đào thẳng góc với Kinh Lớn (nay là đường Nguyễn Huệ), một đầu đổ ra sông Sài Gòn chỗ gần doanh trại Hải quân, đầu còn lại nối với kênh Olivier (nay là đường Pasteur) thông ra rạch Bến Nghé để tiêu thoát nước. Hai con đường cặp theo kênh cũng được người Pháp cho làm và đặt thành đường số 13, đến năm 1865 được đặt tên là đường Bonard.[4][5]

Khoảng những năm 1870, kênh bị lấp hoàn toàn để xây dựng thành đại lộ Bonard. Ban đầu đại lộ Bonard kết thúc tại đường Mac Mahon (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), sau khi chợ Bến Thành mới hoàn thành xây dựng vào năm 1914 thì đại lộ mới được nối dài thêm một đoạn đến trước chợ.[4][5]

Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên đại lộ Bonard thành đại lộ Lê Lợi, tên gọi này được giữ nguyên đến hiện tại.[5][6][7]

Tình trạng tuyến đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh rào một đoạn đường Lê Lợi từ đường Pasteur đến đường Đồng Khởi để thi công ga Nhà hát Thành phố của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên[8]. Đến năm 2016, đoạn đường còn lại từ chợ Bến Thành cũng bị rào chắn một nửa để thi công đoạn đi ngầm của tuyến metro này[9]. Năm 2020, sau khi ga ngầm Nhà hát Thành phố được thi công hoàn tất, đoạn đường Lê Lợi từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ đã được trả lại mặt bằng và cùng năm thành phố cũng đã cho khôi phục công viên Lam Sơn tại địa điểm này[10][11]. Riêng mặt bằng các đoạn còn lại từ đường Nguyễn Huệ đến đường Pasteur và từ đường Pasteur đến chợ Bến Thành đến năm 2022 mới lần lượt được tái lập.[12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa”. Báo điện tử VnExpress. 19 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ “Đường nước xưa làm nên 5 đại lộ sang trọng giữa Sài Gòn”. Tuổi Trẻ Online. 20 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ a b Baudrit, André (1943). Guide historique des rues de Saigon. Saigon: S.I.L.I. tr. 116.
  5. ^ a b c Trần Hữu Quang (2012). Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 39–40. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ Sài Gòn xưa & nay. Tạp chí xưa & nay. 2007. tr. 184. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ Xavier et Marie-Christine Guillaume (2004). La Terre du Dragon – Tome I. Paris: Publibook. tr. 59. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “TP HCM xây ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1”. Báo điện tử VnExpress. 21 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ “TP HCM rào đường Lê Lợi xây ga ngầm metro Bến Thành”. Báo điện tử VnExpress. 30 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ “Trả lại mặt bằng công viên Lam Sơn trước Nhà hát TP.HCM”. Báo Giao thông. 14 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ “Khánh thành công viên trước Nhà hát TP.HCM, khai mạc ảnh mừng Quốc khánh”. Báo Giao thông. 26 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ “Gỡ rào hoàn toàn, thông xe đường Lê Lợi đến chợ Bến Thành”. Tuổi Trẻ Online. 31 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Sau khi Guy thả Yuuki chạy về Đế Quốc không lâu thì anh Yuuki lên làm trưởng quan của một trong ba quân đoàn của Đế Quốc
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
5 lọ kem chống nắng trẻ hóa làn da tốt nhất
5 lọ kem chống nắng trẻ hóa làn da tốt nhất
Nếu da đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lão hóa, bạn nên tham khảo 5 lọ kem chống nắng sau
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Dù không phải là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam nhưng khi nhắc đến Shopee, ai cũng hiểu ngay đó là nơi mua sắm trực tuyến đầy đủ mặt hàng và tiện lợi nhất.