Bến Nhà Rồng | |
---|---|
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh | |
Thông tin chung | |
Tên cũ | Sở Ông Năm Sở Canh tuần tàu biển |
Dạng | Bảo tàng |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh |
Địa chỉ | 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4 |
Tọa độ | 10°46′06″B 106°42′24″Đ / 10,76824°B 106,706799°Đ |
Sử dụng | Tham quan du lịch |
Xây dựng | |
Khởi công | 1863 |
Khánh thành | 1864 |
Chú thích | Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước |
Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes[1] tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955 (sau một quá trình dài sáp nhập và mua lại, hãng vận tải này hiện tại có tên viết tắt là "CMA CGM" - thường thấy sơn trên các thùng container ở Việt Nam). Ngày nay, địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche-Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng của mình. Do đó, từ 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành Khu lưu niệm Hồ Chí Minh, và ngày 5 tháng 6 được chọn là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Bến Nhà Rồng vào danh sách danh thắng biểu trưng của thành phố.[2]
Có nhiều thuyết khác nhau về tên gọi Nhà Rồng:
Một số tên gọi khác của Nhà Rồng cũng được ghi nhận lại như:
Tuy nhiên, tên gọi Bến Nhà Rồng vẫn là tên gọi phổ biến nhất.
Sau khi chiếm được Nam Kỳ, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn (Port de Commerce de Saigon) để làm đầu mối thông thương với quốc tế. Việc xây dựng cảng được giao cho hãng vận tải biển Messageries impériales.[6] Các bến cảng đầu tiên được xây dựng tại Bến Thành, gần hải quân công xưởng Sài Gòn (arsenal de Saigon), trong thời gian gần 1 năm.
Để tiện việc quản lý thương cảng, ngày 4 tháng 3 năm 1863, tòa nhà trụ sở của hãng Messageries maritimes cũng được xây dựng để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Việc xây dựng do một viên quan năm tên Domergue phụ trách.
Tháng 10 năm 1865, hãng cho dựng thêm một cột cờ hiệu (mât des signaus) bằng thép cao 40m tại vị trí nền đồn dinh quan Thủ ngữ[7] trước đây để làm hiệu cho các tàu bè ra vào cảng. Dân gian gọi là Cột cờ Thủ Ngữ.
Năm 1893, tòa nhà hãng Messageries maritimes được lắp đèn điện, dùng bóng đèn 16 nến, sáng leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắp thử ở đường Catina (nay là đường Đồng Khởi).
Gần cuối năm 1899, hãng được phép xây cất bến cho tàu cập vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cập vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây 2 bến rồi xây thêm bến thứ 3.[8]
Năm 1919, hãng được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài tới 430 mét.[8]
Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế 2 con rồng cũ bằng 2 con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, tòa nhà được quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ.
Sau năm 1975, tòa nhà - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc quyền quản lý của Cục đường biển Việt Nam.
Nhà Rồng, ban đầu gọi là Trụ sở Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành trong 1 năm. Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn 2 con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam.[9] Phía 2 đầu hồi tòa nhà có biểu tượng ký tự M.I. (viết tắt của Messageries Impériales) có thể nhìn thấy từ hướng sông Sài Gòn hoặc từ hướng đường Khánh Hội ra.[10]
Năm 1871, do ảnh hưởng của nền Cộng hòa, hãng đổi tên lại thành Messageries maritimes. Chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu tượng của hãng vương miện, mỏ neo và đầu ngựa. Phù hiệu "Đầu ngựa" hàm chỉ thời trước bên Pháp, hãng chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn "Mỏ neo" tượng trưng cho tàu thuyền. Do đó dân gian còn gọi là hãng Đầu Ngựa.[9]
Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế 2 con rồng cũ bằng 2 con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Từ đó, kiến trúc Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.