Sân vận động Quân khu 7

Sân vận động Quân khu 7
Sân vận động vào năm 2021
Sân vận động Quân khu 7 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Sân vận động Quân khu 7
Sân vận động Quân khu 7
Vị trí nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tên cũSân vận động Quân đội
Sân bóng Pershing
Vị trí2A Phan Đình Giót, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°48′6″B 106°40′2″Đ / 10,80167°B 106,66722°Đ / 10.80167; 106.66722
Giao thông công cộngTuyến xe buýt TP.HCM số 4, 7, 8, 51, 64, 104, 152
Chủ sở hữuChính phủ Việt Nam
Nhà điều hànhTrung tâm Thể dục Thể thao Quốc phòng 2
Sức chứa25.000
18.000 (buổi hòa nhạc)[1]
Mặt sânCỏ lá gừng
Công trình xây dựng
Sửa chữa lại2003
Bên thuê sân
Câu lạc bộ bóng đá Tổng Tham Mưu (1952–1975)
Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 7 (2000–2008)
Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn (2007)
Công an Hà Nội (2020)

Sân vận động Quân khu 7 là một sân vận độngQuận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sân nằm trên đường Phan Đình Giót, Quận Tân Bình, cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 10 phút đi xe. Sân hiện đang được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Đây là một trong những sân vận động chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Sân vận động Thống NhấtSân vận động Thành Long. Sân vận động có sức chứa khoảng 25.000 người.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, sân vận động này được gọi là "Sân vận động Quân lực Việt Nam Cộng hòa" hay ngắn gọn là "Sân vận động Quân đội". Lính Mỹ cũng gọi sân vận động này là "Sân bóng Pershing", theo tên của Pershing FieldNew Jersey, Hoa Kỳ.[2][3] Nơi đây từng xảy ra vụ đánh bom vào ngày 9 tháng 2 năm 1964, khiến 2 người thiệt mạng và 20 người bị thương.[4] Sân được xây dựng lại hoàn toàn vào năm 2003.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Tổng Tham Mưu QLVNCH từ năm 1952 đến năm 1975.[2] Đây cũng là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 7 từ năm 2000 đến năm 2008, trước khi câu lạc bộ bị giải thể vào năm 2009. Tại V-League 2007, đây là sân nhà của Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn (nay là Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi được nâng cấp vào năm 2003, sân vận động đã tổ chức một trận đấu môn bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Sân cũng đã tổ chức một trận đấu bảng B tại Cúp bóng đá châu Á 2007, giải đấu được tổ chức tại bốn quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Thái LanViệt Nam.

Dưới đây là một số trận đấu bóng đá quốc tế được tổ chức tại Sân vận động Quân khu 7:

Ngày Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Giải đấu
6 tháng 9 năm 2003  Campuchia 1–5  Singapore Vòng bảng Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003
16 tháng 7 năm 2007  Qatar 1–2  UAE Vòng bảng Cúp bóng đá châu Á 2007

Giải trí

[sửa | sửa mã nguồn]
HEC K-Pop Festival tại sân vận động vào năm 2014

Sân vận động Quân khu 7 là một trong những địa điểm được ưa chuộng cho các sự kiện giải trí quy mô lớn trong thành phố nhờ thiết kế của sân. Khán đài A của sân vận động có mái che và có sức chứa 6.700 người, lớn hơn cả sức chứa của nhà thi đấu lớn nhất thành phố là Nhà thi đấu Phú Thọ và tương đương với sức chứa của khán đài A tại Sân vận động Thống Nhất cũ trước khi được cải tạo. Tại các buổi hòa nhạc lớn, sân có sức chứa lên đến 18.000 người.[1]

Nghệ sĩ Rain của Hàn Quốc đã biểu diễn hai buổi hòa nhạc tại sân vận động này vào năm 2006 và năm 2007. Năm 2008, ban nhạc alternative rock My Chemical Romance của Mỹ đã biểu diễn tại đây, nằm trong khuôn khổ chuyến lưu diễn Tiger's United 08 Concert. Năm 2010, The Click Five đã biểu diễn buổi hòa nhạc tại đây trong khuôn khổ các buổi hòa nhạc của MTV EXIT được tổ chức tại một số thành phố của Việt Nam. Năm 2011, Backstreet BoysDavid Archuleta đã tổ chức các buổi hòa nhạc riêng tại đây, trong khuôn khổ các chuyến lưu diễn châu Á. Ariana Grande dự kiến sẽ biểu diễn buổi hòa nhạc đầu tiên của cô tại Việt Nam tại sân vận động này vào ngày 23 tháng 8 năm 2017,[5] nhưng sau đó phải hủy bỏ vì lý do sức khỏe.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Thư, Anh (ngày 18 tháng 11 năm 2014). “Lãnh đạo Sân vận động Quân khu 7 chỉ đóng dấu 18.000 vé cho liveshow Mỹ Tâm”. Thanh Niên Online. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ a b “Sân túc cầu Việt Nam trước 1975”. Mai Tran. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019.
  3. ^ Doling, Tim (ngày 26 tháng 4 năm 2015). “In Search of Saigon's American War Vestiges”. Historic Vietnam. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019.
  4. ^ “2 AMERICANS DEAD IN SAIGON BOMBING; Stadium Blasts Laid to Reds Injure 20, All From U.S.—More Attacks Feared”. New York Times (bằng tiếng Anh). ngày 10 tháng 2 năm 1964. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “ARIANA GRANDE Dangerous Woman Tour - International”. VIP Nation. VIP NATION, Inc. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan