Đường cong bậc ba

Một số đường cong bậc 3. Nhấn vào ảnh để xem rõ hơn

Trong toán học, đường cong bậc 3đường cong đại số C định nghĩa bởi hàm số bậc ba

áp dụng với hệ tọa độ đồng nhất cho mặt phẳng xạ ảnh; hoặc hệ tọa độ không đồng nhất với không gian afin bằng cách đặt z = 1. Ở đây, F là tổ hợp tuyến tính khác không của các đơn thức

Có 10 phần tử để ghép tổ hợp từ, do đó các đường con bậc ba tạo thành không gian xạ ảnh với chiều bằng 9 trên bất cứ trường K. Mỗi điểm P là một điều kiện tuyến tính trên F khi ta cần xét xem C có qua P không. Do đó, ta có thể tìm đường cong bậc ba qua 9 điểm tùy ý nhưng đường cong đó có thể không phải duy nhất hoặc bị suy biến, nhưng độc nhất và không suy biến khi các điểm là các điểm thường;

Đường cong bậc ba kỳ dị y2 = x2 ⋅ (x + 1). Tham số được cho bởi t ↦ (t2 – 1, t ⋅ (t2 – 1)).

Đường cong bậc ba có thể có điểm kỳ dị, trong trường hợp đó nó có tham số nằm trong đường xạ ảnh. Nếu không thì đường cong bậc ba không kỳ dị thường có 9 điểm uốn trên các trường đóng đại số ví dụ như trường số phức. Ta có thể chứng minh bằng xét phiên bản đồng nhất của ma trận Hesse rồi giao nó với C và tính số giao điểm bằng định lý Bézout. Tuy nhiên, chỉ có 3 điểm có thể thực và số còn lại thì không thể thấy được trong mặt phảng xạ ảnh thực bằng việc vẽ đường cong. Chín điểm uốn của đường cong bậc ba không kỳ dị còn có tính chất mỗi đường qua hai trong số những điểm đó chứa chính xác ba điểm uốn.

Các đường thực của đường cong bậc ba được nghên cứu bởi Isaac Newton. Các điểm thực của đường cong bậc ba thường nằm trong 1 hoặc 2 'oval'. Một trong số đường oval này cắt qua mọi đường xạ ảnh thực, do đó không bao giờ bị chặn khi đường cong được vẽ trong mặt phẳng Euclid;

Đường cong bậc ba trong mặt phẳng tam giác

[sửa | sửa mã nguồn]

Xét tam giác ABC với các cạnh a = | BC |, b = | CA |, c = | AB |. Liên quan tới ABC, nhiều đường cong đi qua các điểm nổi bật. Các ví dụ dưới sử dụng hai hệ tọa đô đồng nhất: tam tuyến tínhtọa độ tỉ cự.

Để đổi từ hệ tam tuyến tính sang hệ tọa độ cực tỉ trong hàm số bậc ba, ta thay như sau:

xbcx, ycay, zabz;

Để đổi từ hệ tọa độ cực tỉ sang tam tuyến tính, thì dùng

xax, yby, zcz.

Các đường cong bên dưới định nghĩa bằng cách dùng liên hợp đẳng giác, ký hiệu bằng điểm X* của điểm X không nằm trên cạnh của ABC. Cách xây X* thực hiện như sau. Gọi LA là phản xạ của XA bởi đường phân giác của góc A, rồi định nghĩa LBLC tương tự như vậy. 3 đường đó đồng quy tại X*. Trong hệ tọa độ tam tuyến tính, nếu X = x:y:z, thì X* = 1/x:1/y:1/z.

Đường cong Neuberg

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường cong Neuberg của tam giác ABC: Quỹ tích của X sao cho nếu là phản xạ của A, B, C qua các đường BC, CA, AB thì các đường đồng quy

Phương trình tam tuyến tính:

Phương trình tọa độ tỉ cự:

Đường cong bậc ba Neuberg (được đặt theo tên Joseph Jean Baptiste Neuberg) là quỹ tích của điểm X sao cho X* nằm trên đường EX, với E là điểm vô cực của đường Euler (X(30) trong Bách khoa toàn thư về các tâm của tam giác).

Đường cong Thomson

[sửa | sửa mã nguồn]
Ví dụ của đường cong Thomson (đường đen). X nằm trên đường con sao cho liên hợp đẳng giác của X (X′) nằm trên đường X(2) – X.

Phương trình tam tuyến tính :

Phương trình tọa độ tỉ cự:

Đường cong Thomson là quỹ tích của điểm X sao cho X* nằm trên đường GX, với G là trọng tâm.

Đường cong Thomson đi qua các điểm sau: tâm đường tròn nội tiếp, trọng tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm, điểm đối trung, 3 điểm A, B, C, một số tâm trong và ngoài tam giác, trung điểm BC, CA, AB, và trung điểm của các đường cao của ABC.

Đường cong Darboux

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cong Napoleon-Feuerbach

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cong Lucas

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cong Brocard thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cong Brocard thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bix, Robert (1998), Conics and Cubics: A Concrete Introduction to Algebraic Curves, New York: Springer, ISBN 0-387-98401-1.
  • Cerin, Zvonko (1998), “Locus properties of the Neuberg cubic”, Journal of Geometry, 63 (1–2): 39–56, doi:10.1007/BF01221237, S2CID 116778499.
  • Cerin, Zvonko (1999), “On the cubic of Napoleon”, Journal of Geometry, 66 (1–2): 55–71, doi:10.1007/BF01225672, S2CID 120174967.
  • Cundy, H. M. & Parry, Cyril F. (1995), “Some cubic curves associated with a triangle”, Journal of Geometry, 53 (1–2): 41–66, doi:10.1007/BF01224039, S2CID 122633134.
  • Cundy, H. M. & Parry, Cyril F. (1999), “Geometrical properties of some Euler and circular cubics (part 1)”, Journal of Geometry, 66 (1–2): 72–103, doi:10.1007/BF01225673, S2CID 119886462.
  • Cundy, H. M. & Parry, Cyril F. (2000), “Geometrical properties of some Euler and circular cubics (part 2)”, Journal of Geometry, 68 (1–2): 58–75, doi:10.1007/BF01221061, S2CID 126542269.
  • Ehrmann, Jean-Pierre & Gibert, Bernard (2001), “A Morley configuration”, Forum Geometricorum, 1: 51–58.
  • Ehrmann, Jean-Pierre & Gibert, Bernard (2001), “The Simson cubic”, Forum Geometricorum, 1: 107–114.
  • Gibert, Bernard (2003), “Orthocorrespondence and orthopivotal cubics”, Forum Geometricorum, 3: 1–27.
  • Kimberling, Clark (1998), “Triangle Centers and Central Triangles”, Congressus Numerantium, 129: 1–295. See Chapter 8 for cubics.
  • Kimberling, Clark (2001), “Cubics associated with triangles of equal areas”, Forum Geometricorum, 1: 161–171.
  • Lang, Fred (2002), “Geometry and group structures of some cubics”, Forum Geometricorum, 2: 135–146.
  • Pinkernell, Guido M. (1996), “Cubic curves in the triangle plane”, Journal of Geometry, 55 (1–2): 142–161, doi:10.1007/BF01223040, S2CID 123411561.
  • Salmon, George (1879), Higher Plane Curves (ấn bản thứ 3), New York: Chelea.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pokemon Ubound
Pokemon Ubound
Many years ago the Borrius region fought a brutal war with the Kalos region
Pink Pub ♡ Take me back to the night we met ♡
Pink Pub ♡ Take me back to the night we met ♡
Đã bao giờ bạn say mà còn ra gió trong tình trạng kiệt sức nhưng lại được dựa vào bờ vai thật an toàn mà thật thơm chưa?
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )