Số phức (tiếng Anh: Complex number) là số có thể viết dưới dạng , trong đó a và b là các số thực, là đơn vị ảo, với hay .[1] Trong biểu thức này, số a gọi là phần thực, b gọi là phần ảo của số phức. Số phức có thể được biểu diễn trên mặt phẳng phức với trục hoành là trục số thực và trục tung là trục số ảo, do đó một số phức được xác định bằng một điểm có tọa độ (a,b). Một số phức nếu có phần thực bằng không thì gọi là số thuần ảo (số ảo), nếu có phần ảo bằng không thì trở thành số thực R. Việc mở rộng trường số phức để giải những bài toán mà không thể giải trong trường số thực.
Số phức cho phép giải một phương trình nhất định mà không giải được trong trường số thực. Ví dụ, phương trình
không có nghiệm thực, vì bình phương của một số thực không thể âm. Các số phức cho phép giải phương trình này. Ý tưởng là mở rộng trường số thực sang đơn vị ảo với , vì vậy phương trình trên được giải. Trong trường hợp này các nghiệm là −1 + 3i và −1 − 3i, có thể kiểm tra lại nghiệm khi thế vào phương trình và với :
Số phức được biểu diễn dưới dạng , với a và b là các số thực và là đơn vị ảo, thỏa mãn điều kiện . Ví dụ là một số phức.
Số thực a được gọi là phần thực của ; số thực b được gọi là phần ảo của . Theo đó, phần ảo không có chứa đơn vị ảo: do đó b, không phải bi, là phần ảo.[3][4] Phần thực của số phức z được ký hiệu là Re(z) hay ℜ(z); phần ảo của phức z được ký hiệu là Im(z) hay ℑ(z). Ví dụ:
Do đó, nếu xét theo phần thực và phần ảo, một số phức z sẽ được viết là . Biểu thức này đôi khi được gọi là dạng Cartesi của z.
Một số thực a có thể được biểu diễn ở dạng phức là với phần ảo là 0. Số thuần ảo là một số phức được viết là với phần thực bằng 0. Ngoài ra, khi phần ảo âm, nó được viết là với thay vì , ví dụ thay vì .
Tập hợp tất cả các số phức hay trường số phức được ký hiệu là ℂ, hay . Có nhiều phương pháp xây dựng trường số phức một cách chặt chẽ bằng phương pháp tiên đề.
Gọi là trường số thực. Ký hiệu là tập hợp các cặp (a,b) với .
Ta có thể lập một đơn ánh từ tập số thực vào bằng cách cho mỗi số thực a ứng với cặp . Khi đó ... Nhờ phép nhúng, ta đồng nhất tập các số thực với tập con các số phức dạng , khi đó tập các số thực là tập con của tập các số phức và được xem là một mở rộng của .
Ký hiệu là cặp (0,1) . Ta có
.
Tất cả các số phức dạng được gọi là các số thuần ảo.
Trong trường số phức, tính chất của đơn vị ảo đặc trưng bởi biểu thức
Mỗi số phức z đều được biểu diễn duy nhất dưới dạng:
trong đó a, b là các số thực. Dạng biểu diễn này được gọi là dạng đại số của số phức z.
Với cách biểu diễn dưới dạng đại số, phép cộng và nhân các số phức được thực hiện như phép cộng và nhân các nhị thức bậc nhất với lưu ý rằng . Như vậy, ta có:
Ứng dụng của số phức trong hình học phẳng: phép quay 90 độ có bình phương bằng -1. Quay hai lần 90 độ thì bằng quay 180 độ, mà quay 180 độ có nghĩa là lấy điểm ngược lại, cũng có nghĩa là nhân với -1. Vậy ta có thể nói rằng số ảo đại diện cho sự quay, sự chuyển hướng 90 độ. Chính vì " chẳng qua là quay 90 độ" nên số phức rất hiệu nghiệm trong hình học phẳng và trong lượng giác. Nhiều vấn đề của hình học phẳng rất phức tạp, hay nhiều công thức lượng giác phức tạp, trở nên đơn giản hơn hẳn khi sử dụng số phức để giải quyết.
Tìm dạng chuẩn và phân loại các cấu trúc toán học.
Trong vật lý ngày nay, số phức xuất hiện rất nhiều. Bởi vì vật lý liên quan đến hình học, có nhiều đại lượng không chỉ có độ lớn mà còn có hướng. Mà đã nói đến hướng là dễ đụng đến số phức, vì số ảo thể hiện sự quay 90 độ. Ví dụ như để mô tả dòng điện xoay chiều (là thứ điện ta dùng chủ yếu ngày nay) hay một số thứ trong mạng điện nói chung, người ta có thể dùng số phức.
^Complex Variables (2nd Edition), M.R. Spiegel, S. Lipschutz, J.J. Schiller, D. Spellman, Schaum's Outline Series, Mc Graw Hill (USA), ISBN 978-0-07-161569-3